2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012Chỉ tiêu
5.2.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là hoạt động rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh ngân hàng huyện Tam Bình nói riêng. Cho vay ngắn hạn vừa là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính vừa có tác động khơng nhỏ đến các hoạt động khác của ngân hàng. Mặt khác, hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đối với bản thân ngân hàng mà nó cịn ảnh hưởng đến nhiều chủ thể khác trong nền kinh tế. Cho vay ngắn hạn giúp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các thành phần kinh tế được diễn ra liên tục không bị gián đoạn. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn không chỉ nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng mà còn đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển thuận lợi. Qua phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh Agribank – Tam Bình em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn cũng như nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng như sau:
+ Qua phân tích doanh số cho vay ngắn hạn cũng như dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh nhìn chung qua 3 năm có sự tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, chi nhánh cần bám sát các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Xây dựng các phương án, dự án đầu tư có hiệu quả thiết thực góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị của huyện nhà. Điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở địa phương. Kiên quyết từ chối cho vay các dự án, phương án xét thấy hiệu quả không chắc chắn.
+ Ban lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng của ngân hàng phải thường xuyên theo dõi và phân loại nợ để tìm hiểu nguyên nhân và đề ra phương hướng xử lý kịp thời.
+ Đối với từng khoản nợ xấu tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà ngân hàng áp dụng các biện pháp khác nhau. Nếu ngân hàng xét thấy khoản nợ có khả năng thu hồi và khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng hiện tại chưa có khả năng trả khi đó
ngân hàng có thể cho họ vay thêm vốn để tạo điều kiện cho khách hàng có được nguồn thu nhập thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
+ Đảm bảo nghiêm ngặt quy trình, quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay, cơng tác thẩm định, kiểm tra hồ sơ vay vốn cũng như phương án kinh doanh của khách hàng. Không giảm bớt điều kiện cho vay, tránh đầu tư thừa hoặc thiếu vốn, làm tốt hơn việc xác định kỳ hạn trả nợ, thường xuyên kiểm tra giám sát món vay, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc lãi đúng hạn khơng để nợ chuyển nhóm cao hơn, kiên quyết xử lý những khoản vay sử dụng vốn sai mục đích.
+ Tiếp tục giữ vững và phát triển thị phần ở khu vực nông nghiệp nông thôn thông qua việc đầu tư cho vay mơ hình kinh tế tổng hợp để người vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đồng thời đẩy mạnh cho vay thu mua lương thực, đầu tư cho vay mua máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, cho vay phát triển ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư nông thôn.
+ Ngân hàng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn.
+ Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơng tác tín dụng. Đặc biệt là tuân thủ các quy định về hoạt động cho vay, cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và các tỷ lệ an toàn vốn.
CHƯƠNG 6