Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường EU sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 51)

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tuy các quốc gia thành viên EU áp dụng cùng một chính sách ngoại thương với các quốc gia ngoài khối nhưng do mỗi quốc gia lại có một nền văn hóa riêng cho nên cách giải quyết các tình huống trong thực tế của họ là không giống nhau. Bởi vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi đưa các sản phẩm thủy sản vào một quốc gia là thành viên của EU cần phải hiểu rõ được văn hóa của mỗi nước để có các phương thức bán hàng và marketing cho phù hợp.

Thứ hai, do EU bao gồm các quốc gia là thành viên của tổ chức WTO nên các chế độ quản lý nhập khẩu của khu vực này cũng phải phù hợp với nguyên tắc của WTO. Các mặt hàng được quản lí bằng hạn ngạch có xu hướng giảm nhưng lại được thay thế bằng các biện pháp phi thuế quan và một trong số đó là hàng rào các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hàng thủy sản của Việt Nam muốn xâm nhập vào thị trường EU phải vược qua được hàng rào các tiêu chuẩn kĩ thuật đó (gồm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về vệ sinh, tiêu chuẩn về lao động, tiêu chuẩn an toàn cho người lao động và tiêu chuẩn về môi trường ). Hàng thủy sản Việt Nam trong thời buổi hiện nay chưa thể đáp ứng được hết các tiêu chuẩn hết sức khắt khe đó cho nên sản lượng xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU chưa thể hiện rõ được tiềm lực thủy sản của Việt Nam.

Thứ ba, EU đang có xu hướng nới lỏng cơ chế quản lí xuất nhập khẩu, cải cách về chính sách do đó trong những năm tới thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với sản phẩm thủy sản của các nước khác trên thị trường EU. Trong đó điển hình là Trung Quốc, điều đó buộc các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm, thay đổi cung cách phục vụ một cách tốt hơn.

Thứ tư, EU có một hệ thống kênh phân phối phức tạp do các siêu thị, các công ty bán lẻ hay các cửa hàng ở thị trường EU không mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn của EU hay các công ty xuyên quốc gia do đó các mặt hàng muốn vào thị trường EU phải thông qua các công ty này. Điều này hạn chế khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU của Việt Nam.

Thứ năm, các chính sách chủ yếu của EU là với các thị trường lớn, mang tính chất chiến lược như Mỹ, Nhật Bản, …Do vậy hàng thủy sản của Việt Nam khi vào EU dù đã đươci hưởng những chế độ ưu đãi nhưng vẫn có sự phân biệt so với các sản phẩm từ các thị trường trên.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, ngành sản xuất thủy sản của Việt Nam chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ thêm vào đó các doanh nghiệp Việt Nam ít có sự liên kết với nhau. Điều này khiến cho các doanh nghiệp hầu như đơn độc trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài trước thị trường rộng lớn. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, về nhu cầu sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng.

Thứ hai, nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh mua nguyên liệu giảm giá bán để tranh khách hàng, lạm

dụng hóa chất để tăng trọng, vi phạm các quy định ghi nhãn mác sản phẩm. Những điều này đã bị đối thủ nước ngoài lợi dụng, gây hại đến uy tín và quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hưởng không tốt đến khả năng cạnh tranh hàng hóa thủy sản xuất khẩu. Điều này tạo ra cung cầu ảo, gây ra sự sai lệch lớn về giá cả.

Thứ ba, số nhà máy chế biến thủy sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước còn hạn chế, cạnh tranh trở nên gay gắt. Đội ngũ cán bộ quản lí và lực lượng chưa có trình độ làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất.

Thứ tư, con giống để nuôi trồng thủy sản còn ít chưa đa dạng và không đảm bảo, chất lượng còn thấp. Thực trạng nhiều năm qua, con giống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản cho thấy còn quá nhiều bất cập. Việc giải quyết con giống tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như chất lượng chưa kiểm soát chặt chẽ. Trên thực tế con cá, con tôm thương phẩm phụ thuộc vào ba yếu tố: chất lượng con giống, môi trường sống và mầm bệnh trong đó chất lượng con giống quyết định 50% hiệu quả sản xuất. Nhiều năm qua, tình trạng con giống kém chất lượng vẫn còn xảy ra khá phổ biến, đây chính là nguyên nhân làm cho người nuôi trồng thủy sản luôn phải đối mặt với tình trạng thủy sản nuôi trồng chết liên miên, năng suất thấp .

Thứ năm, có thể thấy công tác nghiên cứu phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường tìm hiểu sâu về khách hàng còn chưa hiệu quả. Chưa thông báo kịp thời thay đổi môi trường kinh doanh, những quy định pháp luật để doanh nghiệp chủ động đối phó, chưa có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

TRƢỜNG EU

3.1 Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU

3.1.1 Cơ hội

EU hiện là một thị trường rộng lớn và đâỳ tiềm năng đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam hàng chục năm qua và có nhiều triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới. Điều này được minh chứng qua các nhân tố sau:

Thứ nhất : Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Châu Âu từ năm 1990. Hiệp định hợp tác với EU ngày 17 – 7 19995, tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mối qua hệ hợp tác với các quốc gia thành viên và cả cộng đồng trên mọi lĩnh vực hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, văn hoá xã họi, đầu tư kinh tế thương mại và đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Thứ hai : Việc ngành thuỷ sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu cao của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang EU không những ngày càng tăng mà còn có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường đòi hỏi khắt khe khác như Mỹ, Nhật Bản và Canada.

Thứ ba : Do sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên EU ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu. Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ của EU, giúp các nước phát triển hiểu rõ

hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật. Ngành thuỷ sản Việt Nam có thể được lợi rất lớn do EU ưu tiên hổ trợ trong lĩnh vực kiểm dịch động vật. Ngoài ra EU còn dành quỹ hổ trợ thông qua quỹ tín thác Châu Á, Quỹ đầu tư Châu Á. Việt Nam là một trong 178 nước dược hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập( GSP) với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mức thúe thông thường. Được hưởng GSP, thuế xuất khẩu thuỷ sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét mức thuế sẽ được thực hiện sau 3- 5 năm chứ không phải hàng năm như trước đây với số lượng mặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thuỷ sản được hưởng GSP lên tới 80%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU, hằng năm Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn hàng thuỷ sản gồm tôm, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều mặt hàng cá đông lạnh các loại.

Thứ tư : Nếu trước đây rất khó thực thi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm vì giữa các nước khác nhau có những quy định khác nhau, thì bây giờ EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là cục quản lý ATTPEU, một khuôn khổ luật pháp duy nhất và một cơ chế duy nhất là luật chung về thực phẩm để có thể đảm bảo nếu xảy ra rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm thì chỉ trong vòng 1 giờ đã được đệ trình lên cục quản lý an toàn thực phẩm EU. Nếu biện pháp đề xuất được đa số thành viên cục quản lý an toàn thực phẩm EU ủng hộ, thì sản phẩm có mới nguy cơ đó sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường. Với những quy định mới này là hoàn toàn có lợi, thứ nhất nó dễ áp dụng, không phải nghiên cứu quá nhiều văn bản; thứ hai là mọi vấn đề rõ ràng hơn, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; thứ ba là không một nước thành viên nào được quyền đặt ra thêm quy định riêng đối với hàng nhập khẩu.

Như vậy với các nhân tố nêu trên cùng với nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản có xu hướng tăng mạnh ở các nước châu Âu, hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu và được phép xuất khẩu vào thị trường EU sẽ tạo mọi nhiều cơ hội hơn để tăng cường xuất khẩu sang khối thị trường này. Hiện EU là thị trường có mức tăng trưởng mạnh của thuỷ sản Việt Nam. Trong tương lai, mức tăng trưởng này có khả năng tiếp tục tăng mạnh. Sự cạnh tranh với mức giá rẻ của các mặt hàng đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phảm là yếu tố qyết định giữ vững thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU. Có thể khẳng định triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này là rất tốt và ổn định trong các năm tới.

3.1.2 Thách thức

Thứ nhất,mặc dù số lượng thống kê của Tổng cục Thủy sản về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sảncủa cả nước trong 5 tháng đầu 2012 vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu ngày càng tăng như mấy năm trước. Nguyên nhân do sản lượng 2 loài thủy sản nuôi chính không ổn định, dịch bệnh trên tôm làm giảm sản lượng, nhất là với tôm sú, diện tích nuôi cá tra cũng giảm do nông dân thiếu vốn đầu tư nuôi và do giá cá bất ổn làm ảnh hưởng tâm lý người nuôi.

Sản lượng các loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, mực, bạch tuộc vẫn thấp, trong khi sản lượng tăng lại tập trung chủ yếu vào các loài cá có giá trị thấp, cá tạp… Người nuôi và ngư dân thiếu vốn để sản xuất, đầu tư trở lại khi tôm hoặc cá tra bị rớt giá, dịch bệnh. Các doanh nghiệp khó thu mua nguyên liệu vì nông dân không bán chịu, trong khi vòng quay vốn chậm do thị trường tiêu thụ khó khăn về tài chính.

Thứ hai,với mức lãi suất quá cao cả nông, ngư dân và doanh nghiệp đều thực sự khó khăn để duy trì sản xuất và chế biến khi mà các chi phí đầu vào khác đang tăng mạnh. Vốn vay định mức thấp, cùng với việc siết chặt tín dụng của các ngân hàng đối với ngành thủy sản sau vụ vỡ nợ của một số doanh nghiệp khiến cho nhiều doanh nghiệp không còn vốn để duy trì sản xuất.

Đặc biệt đối với ngành sản xuất cá tra, thiếu vốn trở nên nghiêm trọng. Theo khảo sát của Vasep, có đến hơn 90% số doanh nghiệp mong muốn được tăng hạn mức vay vốn, từ 10-1.400 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn lưu động cho chế biến, cho nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi. 53,85% số doanh nghiệp tôm có nhu cầu vay vốn đầu tư cho hoạt động phát triển để bổ sung đầu tư nuôi tôm chân trắng, trang bị máy móc, sửa chữa, bổ sung năng lực cấp đông, vốn trung hạn cho hoạt động xuất khẩu, xây nhà máy thức ăn, phát triển vùng nuôi, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng, thiết bị. Đối với ngư dân, vấn đề tiếp cận vốn cũng rất khó khăn vì họ cần vốn cho cả việc mua sắm tàu cá và thiết bị để bảo quản cá sau thu hoạch.

Thứ ba,nguồn nguyên liệu nhập khẩu ngày càng hạn chế do chính sách cấm khai thác ở 1 số nước vào mùa sinh sản cũng như ảnh hưởng của sóng thần tại Nhật Bản, nguyên liệu nhập về phải kiểm phóng xạ. Thêm vào đó, việc cạnh tranh mua nguyên liệu với các nước trong khu vực (Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia ...) ngày càng gia tăng ở các mặt hàng chính: cá ngừ, mực, bạch tuộc và tôm.

Và tới đây nữa nếu qui định của Bộ Tài chính về việc có bảo lãnh ngân hàng mới được hưởng ân hạn thuế 275 ngày được thông qua thì càng khó khăn hơn cho DN trong thủ tục nhập khẩu, ảnh hưởng tới việc tăng cường nhập khẩu, nhập khẩu với lượng lớn..

Thứ tư,thị trường châu Âu bị suy giảm do khủng hoảng nợ công cũng là một khó khăn lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Là thị trường lớn nhất

trong số 129 thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam, nhưng trong quý I năm nay, xuất khẩu sang EU đã sụt giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do khủng hoảng nợ công ở khu vực này khiến tình hình kinh tế tài chính khó khăn, nhu cầu nhập khẩu không ổn định và khả năng thanh toán chậm.

Tỷ trọng của thị trường EU cũng bị giảm dần gần 5% (từ 24,2% xuống còn 19,7%). Xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra đều giảm mạnh (giảm từ 21,8% và 12,4%). Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn khả quan (cá ngừ tăng 29%, mực, bạch tuộc tăng trên 10,7%).( Nguồn: Vasep )

Xuất khẩu tôm sú giảm, khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam cũng giảm. Đối với Việt Nam, với diện tích nuôi trên 600.000 ha, sản lượng tôm sú mỗi năm đạt trên 300.000 tấn tạo cho Việt Nam thế mạnh hơn so với nhiều nước khác. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát trên tôm sú thâm canh đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và giá trị mặt hàng này.

Thứ năm, năm 2011, trong hơn 97.000 ha tôm bị thiệt hại, có tới trên 82.000 ha là tôm sú nuôi thâm canh bị chết, đã ảnh hưởng lớn tới mặt hàng chủ lực này của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng năm 2011 của Việt Nam đạt 704 triệu USD, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu tôm, tăng 70% so với năm 2010. Trong khi đó, giá trị tôm sú lại giảm 0,6% xuống còn 1,43 tỷ USD, chiếm 59% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Quý I /2012, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm 4,7% chỉ còn 235 triệu USD. Giá tôm trên thị trường thế giới giảm tác động không nhỏ tới giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong quý I/2012. Mức tăng chỉ đạt 9%(so với trên 35% trong 3 tháng đầu năm 2011). Ngoài ra giá tôm giảm tạo thêm áp lực cho các doanh nghiệp tôm đang phải đối mặt với chi phí đầu vào như xăng, dầu, điện, lương nhân công… đều tăng. Đây là vấn đề báo động đối với tôm Việt Nam, vì khả năng cạnh tranh đang bị sụt giảm do giá thành sản xuất cao, dẫn đến giá chào bán cao hơn các nước.( Nguồn: Vasep )

Thứ sáu,năm 2011, Việt Nam nhập 541 triệu USD thủy sản từ 74 nước (trong đó khoảng hơn 30 triệu USD là hàng trả về). Ba tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập 157 triệu USD thủy sản từ 72 thị trường. Trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định, giá nguyên liệu cao, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản việt nam sang thị trường EU sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)