Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản (Trang 25)

1.3. Các đặc trưng của sự kiện bảo hiểm

1.3.2.1. Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm theo đó,doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết chi trả phần trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm theo cách thức và trong phạm vi mức độ đã được hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

Như vậy, trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì đối tượng bảo hiểm chính là phần trách nhiệm dân sự - trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm cho người thứ ba. Tuy nhiên, theo Điều 53 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì: “ trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm”. Từ quy định của pháp luật, có thể thấy trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi:

- Có sự cố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với người thứ ba, theo như sự thoả thuận của doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm ( tức là có sự kiện bảo hiểm xảy ra).

- Có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ người bị thiệt hại đối với người được bảo hiểm.

Như vậy, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự phải có lỗi của người được bảo hiểm. Trong khi đó, đối với bảo hiểm tài sản, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra do lỗi cố ý của người được bảo hiểm thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phát sinh. Chẳng hạn, một người mua bảo hiểm tài sản cho lơ hàng của mình tại doanh nghiệp bảo hiểm A. Nếu chủ hàng đốt lơ hàng đó để nhận tiền bảo hiểm thì trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm A không phải bồi thường.

Trong bảo hiểm tài sản, sự kiện bảo hiểm được thể hiện rõ qua điều khoản về phạm vi bảo hiểm, thế nhưng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì khơng có sự quy định cụ thể.

1.3.2.2. Đối với bảo hiểm con ngƣời

Bảo hiểm con người là loại hình bảo hiểm có mục đích thanh tốn những khoản trợ cấp hoặc số tiền ấn định cho người được bảo hiểm hoặc người thụ

hưởng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm.

Như vậy, đối tượng trong bảo hiểm con người là tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động và tuổi thọ của con người. Khi có các sự kiện tác động đến chính bản thân người được bảo hiểm theo như thoả thuận trong hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả các khoản trợ cấp, số tiền bảo hiểm.

Tuy nhiên, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm con người có sự khác biệt so với sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản. Trong bảo hiểm tài sản sự kiện bảo hiểm tuy được doanh nghiệp bảo hiểm quy định cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và có thể thoả thuận thay đổi. Thế nhưng trong bảo hiểm con người thì sự kiện bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm quy định sẵn cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và khơng có sự thoả thuận thay đổi nội dung của sự kiện bảo hiểm cho nghiệp vụ bảo hiểm đó.

Ví dụ: trong bảo hiểm sinh kỳ - là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm – Như vậy, khi các chủ thể có nhu cầu mua bảo hiểm sinh kỳ thì phải chấp nhận điều khoản về sự kiện bảo hiểm như vậy mà khơng có sự thay đổi về sự kiện bảo hiểm cho nghiệp vụ bảo hiểm này.

Trong bảo hiểm tài sản, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ gây thiệt hại đối với tài sản đang được bảo hiểm. Qua đó, gây ra những tổn thất về mặt vật chất, đôi khi cả về tinh thần cho người được bảo hiểm. Còn trong bảo hiểm con người khi sự kiện bảo hiểm xảy ra phần lớn là tác động về măt tinh thần và cũng có trường hợp khi sự kiện bảo hiểm xảy ra lại khơng gây thiệt hại gì cho người được bảo hiểm cũng như người thụ hưởng.

Ví dụ: trong bảo hiểm sinh kỳ khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, tức là người được bảo hiểm vẫn còn sống cho tới thời điểm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng thì doanh nhiệp bảo hiểm sẽ chi trả số tiền mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Như vậy, trong trường hợp này, mặc dù sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng không gây thiệt hại cho người được bảo hiểm.

Trong bảo hiểm tài sản thiệt hại được bảo hiểm là những thiệt hại mang tính khách quan khơng bao gồm những thiệt hại do bản chất của tài sản gây ra, chẳng hạn những hao mòn tự nhiện của tài sản. Thế nhưng trong bảo hiểm con người thì khơng loại trừ những thiệt hại mang bản chất bên trong như trường hợp

một người mắc bệnh dẫn đến chết thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải có trách nhiệm nếu đó là sự kiện bảo hiểm.

1.4. Điều kiện để một sự kiện trở thành sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản sản

1.4.1. Về hình thức – phải đƣợc ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản

Trong hợp đồng, hình thức là phương tiện phản ánh và ghi nhận sự thoả thuận, cam kết giữa các bên chủ thể. Ý chí của các chủ thể trong hợp đồng thuộc về phạm trù nội dung, mà nội dung đó bao giờ cũng phải thể hiện ra bên ngồi bằng một hình thức nhất định.

Bên cạnh chức năng thể hiện ý chí của các bên trong hợp đồng, hình thức hợp đồng cịn có chức năng như là một bằng cứ thể hiện việc tham gia vào hợp đồng của các chủ thể. Đồng thời, là chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong việc tham gia vào quan hệ hợp đồng khi có những tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, đối với các giao dịch mà pháp luật đã quy định phải tn theo hình thức nhất định thì các bên khơng được quyền lựa chọn hình thức khác khi thiết lập quan hệ hợp đồng.

Trong quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng, hợp đồng bảo hiểm tài sản ln là hợp đồng theo mẫu có sẵn. Theo quy định tại điều

570 Bộ luật dân sự 2005 thì: “ Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản…”. Tương tự, tại điều 14 luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 “ hợp đồng bảo hiểm phải lập thành văn bản. bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định”.

Như vậy, trong quan hệ bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm luôn tuân theo những hình thức nhất định do pháp luật quy định. Đồng thời, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định trong hợp đồng bảo hiểm phải có điều khoản về phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm. Đây chính là nội dung cam kết của các bên, nó quy định trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất xảy ra.Mặt khác, như đã phân tích, sự kiện bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ bảo hiểm tài sản. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm các bên phải thoả thuận và được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm thì điều khoản đó mới có giá trị ràng buộc các bên trong quan hệ bảo hiểm. Khi một sự kiện xảy ra đúng với nội dung các bên đã thoả thuận thì trách nhiệm bảo hiểm sẽ phát sinh.

Ví dụ, theo như hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro tài sản do Công ty bảo hiểm AAA đưa ra, trong điều khoản phạm vi bảo hiểm thì: “ bảo hiểm mọi rủi ro đối với tài sản của người được bảo hiểm, ngoại trừ những rủi ro được liệt kê trong phần các điểm loại trừ của đơn bảo hiểm.” Như vậy, theo đó, khi tài sản được bảo hiểm bị rủi ro mà không thuộc các trường hợp được liệt kê trong phần các điểm loại trừ của đơn bảo hiểm thì trách nhiệm bảo hiểm của Cơng ty bảo hiểm AAA sẽ phát sinh.

Vì vậy, sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản luôn được thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm tài sản và nó trở thành điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm tài sản.11

1.4.2. Về nội dung

1.4.2.1. Có rủi ro trong phạm vi bảo hiểm

Như đã phân tích ở trên, rủi ro là những tình huống bất trắc xảy ra ngoài ý muốn của con người là nguyên nhân gây ra những tổn thất nhất định về mặt vật chất hoặc tinh thần. Với mỗi loại tình huống khác nhau thì rủi ro sẽ khác nhau, chẳng hạn, với tình huống tàu bị mắc cạn sẽ tìm ẩn nguy cơ tàu bị vỡ, nước tràn vào tàu gây thiệt hại cho tàu và hàng hóa trên tàu…Với tình huống kho chứa lơ hàng đang được bảo hiểm cháy sẽ tìm ẩn nguy cơ là hàng lơ hàng đó bị cháy…

Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những sự kiện mà theo thoả thuận, nếu những sự kiện đó xảy ra gây thiệt hại đối với đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, điều khoản phạm vi bảo hiểm thường liệt kê ra các rủi ro được bảo hiểm. Ví dụ, trong bảo hiểm thân tàu, các rủi ro được bảo hiểm có thể kể tới như mắc cạn, đâm va, chìm đắm…Như vậy, giới hạn những sự kiện mà các bên thỏa thuận chính là các rủi ro được nêu ra trong điều khoản phạm vi bảo hiểm.

Như vậy, trong bảo hiểm tài sản đối tượng bảo hiểm chính là tài sản mà người mua bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho tài sản đó. Khi rủi ro xảy ra, gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm và những thiệt hại này nằm trong phạm vi bảo hiểm thì bên bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm từ những thiệt hại đó gây ra cho đối tượng bảo hiểm. Ngược lại, nếu có rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm nhưng rủi ro đó lại khơng nằm trong phạm vi bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng sẽ không chịu trách nhiệm bảo hiểm cho những trường hợp đó. Cho

nên, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản các bên phải thoả thuận rõ ràng về phạm vi bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm.

1.4.2.2. Có thiệt hại

Thiệt hại trong bảo hiểm tài sản là những thiệt hại thực tế về vật chất hoặc đôi khi về tinh thần mà người được bảo hiểm phải gánh chịu do rủi ro mang lại.

Như đã nói, người mua bảo hiểm mua bảo hiểm cho tài sản của mình là muốn hoán chuyển một phần hoặc tồn bộ rủi ro mà mình có thể gánh chịu sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, nếu có rủi ro xảy ra mà không gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm thì trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phát sinh. Điều này xuất phát từ đặc trưng của bảo hiểm tài sản là bên mua bảo hiểm phải có lợi ích đối với tài sản và nguyên tắc bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường ngang giá.

Đối với bảo hiểm tài sản, quyền lợi bảo hiểm được giới hạn bởi giá trị của tài sản đem ra bảo hiểm. Người được bảo hiểm chỉ nhận được tiền bồi thường khơng lớn hơn giá trị tồn bộ của tài sản đó bị tổn thất và hợp đồng bảo hiểm đúng giá trị. Còn trong các trường hợp khác, mặc dù đối tượng bảo hiểm thực tế đã bị tổn thất, nhưng người được bảo hiểm chỉ nhận được số tiền nhỏ hơn giá trị thực tế bị tổn thất, tuỳ theo mức độ chênh lệch giữa giá trị tài sản được bảo hiểm với phần giá trị tài sản được bảo hiểm. Theo đó, nếu khơng có tổn thất – quyền lợi được bảo hiểm không bị xâm phạm – thì bên bảo hiểm khơng phải bồi thường. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, sẽ tác động đến quyền lợi bảo hiểm của bên được bảo hiểm. Sự tác động này có thể là tác động đến ba loại quyền năng của chủ sở hữu tài sản ( Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản). Do đo, nếu bên được bảo hiểm khơng cịn quyền lợi được bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm – tức là không phải gánh chịu thiệt hại do sự kiện bảo hiểm gây ra – thì sẽ khơng được bồi thường bảo hiểm.

Mặt khác, theo nguyên tắc bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường ngang giá. Theo đó, số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm nhận được trong mọi trường hợp không thể lớn hơn thiệt hại của người đó trong sự cố bảo hiểm. Mặt khác, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, luôn gây ra thiệt hại cho tài sản đang được bảo hiểm. Như vậy, nếu khơng có thiệt hại – tức là sự kiện bảo hiểm khơng xảy ra – thì người được bảo hiểm không thể nhận tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm.

Như vậy, thiệt hại trong bảo hiểm tài sản là một trong nhữngcăn cứ để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường hay khơng.

1.4.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và rủi ro xảy ra

Bất cứ một sự vật hiện tượng nào diễn ra đều có nguyên nhân và để lại những hậu quả nhất định. Trong quan hệ bảo hiểm cũng vậy, khi một sự kiện xảy ra, nó tiềm ẩn những rủi ro và các rủi ro này có thể gây ra những thiệt hại nhất định đối với tài sản đang được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, rủi ro đóng vai trị là ngun nhân trực tiếp cịn thiệt hại xảy ra đóng vai trị là kết quả tất yếu. Do đó, phải chứng minh giữa rủi ro và thiệt hại có mối quan hệ với nhau. Nếu khơng chứng minh được mối quan hệ này thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phát sinh.

Nếu trong bảo hiểm tài sản, khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra nhưng không gây thiệt hại cho tài sản bảo hiểm hoặc tài sản được bảo hiểm có tổn thất nhưng tổn thất đó khơng phát sinh từ rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng khơng phải có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm.

Như đã nói, một tài sản có thể chịu sự tác động của rất nhiều rủi ro. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho các rủi ro mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng, không thể buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm cho những rủi ro mà mình khơng bảo hiểm. Đồng thời, cũng không thể buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho những thiệt hại của tài sản được bảo hiểm mà không xuất phát từ rủi ro mình nhận bảo hiểm. Như vậy, sự ràng buộc này tránh được tình trạng thu lợi bất chính từ hoạt động bảo hiểm ( trục lợi bảo hiểm).

Tóm lại, để một sự kiện được xem là sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản thì trước tiên sự kiện đó phải mang đến các rủi ro được các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Đồng thời, sự kiện đó phải phải gây ra thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm.

1.5. Hậu quả pháp lý khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, tài sản được bảo hiểm có khả năng bị tổn thất. Do đó, lúc này các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm phải nhanh chóng khắc phục những tổn thất do sự kiện bảo hiểm gây ra đối với tài sản đang được bảo hiểm.

Mặt khác, như đã trình bày ở phần trên, sự kiện bảo hiểm là một sự kiện pháp lý. Do đó, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ làm phát sinh các trách nhiệm pháp lý của các bên. Chẳng hạn, khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất thì các bên cần phải xác định nguyên nhân gây ra tổn thất, mức độ của tổn thất, để kịp thời khắc phục sự cố gây ra tổn thất....

Một phần của tài liệu Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)