Hậu quả pháplý khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Một phần của tài liệu Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản (Trang 30)

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, tài sản được bảo hiểm có khả năng bị tổn thất. Do đó, lúc này các bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm phải nhanh chóng khắc phục những tổn thất do sự kiện bảo hiểm gây ra đối với tài sản đang được bảo hiểm.

Mặt khác, như đã trình bày ở phần trên, sự kiện bảo hiểm là một sự kiện pháp lý. Do đó, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra sẽ làm phát sinh các trách nhiệm pháp lý của các bên. Chẳng hạn, khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất thì các bên cần phải xác định nguyên nhân gây ra tổn thất, mức độ của tổn thất, để kịp thời khắc phục sự cố gây ra tổn thất....

Như vậy, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, mỗi bên tham gia vào quan hệ bảo hiểm sẽ có những trách nhiệm pháp lý khác nhau cần phải thực hiện để giải quyết những hậu quả do sự kiện bảo hiểm gây ra.

1.5.1. Đối với bên nhận bảo hiểm

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên nhận bảo hiểm là người có trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại do sự kiện này gây ra đối với tài sản đang được bảo hiểm, theo đúng như hợp đồng bảo hiểm mà các bên đã thỏa thuận. Do đó, để thực hiện được điều này, đòi hỏi bên bảo hiểm phải kịp thời xác định được nguyên nhân của tổn thất và mức độ của tổn thất như thế nào. Tuy nhiên, để nhanh chóng xác định được điều này thì bên được bảo hiểm phải thực hiện một số quyền và nghĩa vụ nhất định

1.5.1.1. Quyền của bên nhận bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản xảy ra

Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, vấn đề bảo vệ tài sản khỏi những nguồn nguy hiểm là đều hết sức quan trọng. Do đó, sau khi hợp đồng bảo hiểm tài sản đã được giao kết, các bên đều phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản tránh những tình huống, những nguồn nguy hiểm có khả năng gây ra thiệt hại cho tài sản đó. Chính vì đặc điểm này mà trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản, pháp luật bảo hiểm cho phép doanh nghiệp bảo hiểm quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro. Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an tồn vẫn khơng thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có

quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.12

Như vậy, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho bên bảo hiểm quyền được đơn phương đình chỉ hợp đồng trong trường hợp này. Tuy nhiên, luật kinh doanh bảo hiểm lại không quy định thời điểm hợp đồng được xem là chấm dứt. Nếu trong thời gian này mà sự kiện bảo hiểm xảy ra thì trách nhiệm của các bên sẽ như thế nào? Theo Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm. Như vậy, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được tính từ thời điểm nào, thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm gửi thông báo hay thời điểm bên mua bảo hiểm nhận được thơng báo. Tìm hiểu các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì theo điều 426, thì thời điểm hợp đồng chấm dứt trong trường hợp này được tính từ thời điểm bên mua bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt. Vấn đề nữa là, khi có thiệt hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm trong thời gian này thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với tổn thất đó. Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 574 Bộ luật dân sự 2005, thì trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phịng ngừa đã khơng thực hiện.

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng được quyền áp dụng các biện pháp phịng ngừa để đảm bảo an tồn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, khi các vấn đề phòng ngừa, hạn chế rủi ro đã được đặt ra và được các bên nghiêm chỉnh thực hiện, nhưng sự kiện bảo hiểm vẫn xảy ra gây thiệt hại cho tài sản đang được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau đây để xử lý sự cố :

Thứ nhất, quyền được biết thông tin về sự kiện bảo hiểm đã xảy ra một cách nhanh chóngvà kịp thời.

Như đã phân tích, doanh nghiệp bảo hiểm là người có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Do đó, họ cần phải nhanh chóng biết tin sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, để từ đó họ có biện pháp khắc phục thiệt hại cũng như nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ra tổn thất. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải được biết chính xác những thơng tin về thiệt hại. Có như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm

mới có thể nhanh chóng cử người đến nơi có đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại để tiến hành các nghiệp vụ của mình ( như xác định nguyên nhân gây ra tổn thất, mức độ của thiệt hại….), tránh tình trạng bên được bảo hiểm phi tan chứng cứ để trục lợi.

Thứ hai, quyền được bồi hoàn:là quyền của doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu người thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm phải hoàn trả số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm13.

Quyền bồi hoàn phát sinh trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra mà tổn thất của người được bảo hiểm là do lỗi của người thứ ba gây nên. Nếu doanh nghiêp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm thì họ có quyền u cầu người thứ ba đó trả lại số tiền mà mình đã bồi thường.Để thực hiện quyền này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm cung cấp mọi tài liệu, bằng chứng cần thiết có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba gây ra thiệt hại. Trong mọi trường hợp, số tiền doanh nghiệp bảo hiểm nhận từ người thứ ba không vượt quá số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm. Quy định này nhằm tránh tình trạng bên được bảo hiểm nhận tiền bồi thường từ hai phía vượt q số tổn thất mà mình phải gánh chịu. Qua đó, tránh được tình trạng thu lợi bất chính từ việc tham gia vào quan hệ bảo hiểm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh,chị, em ruột của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.(K3 Điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000)

Thứ ba, quyền được nhận những thông tin cần thiết để yêu cầu người thứ ba có lỗi trong viêc gây ra thiệt hại trả cho mình số tiền mà mình đã bồi thường cho người được bảo hiểm.14

Tuy nhiên, quyền này chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm.

Thứ tư, quyền từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

13 K1 Điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000; K1 Điều 577 Bộ luật dân sự 2005

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, các bên đã thoả thuận rõ về vấn đề phạm vi bảo hiểm.Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm cho những trường hợp nằm trong phạm vi bảo hiểm, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho tài sản đang được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm khơng chịu trách nhiệm bồi thường. Song song với vấn đề thoả thuận về phạm vi bảo hiểm thì trong hợp đồng bảo hiểm, các bên cũng thoả thuận vấn đề loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Theo điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểmphải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.

Như vậy, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra nhưng không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường cho bên được bảo hiểm. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích lý do từ chối bồi thường bằng văn bản cho bên được bảo hiểm biết. Quy định này là hợp lý, bởi lẽ, khi khi mua bảo hiểm cho tài sản của mình, con người mong muốn nếu có rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho tài sản của họ, thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả tiền bồi thường để bù đắp tổn thất đó. Do đó, khi tổn thất xảy ra, bên được bảo hiểm không nhận được tiền bồi thường sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của họ. Vì vậy, khi rơi vào những trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả lời cho bên được bảo hiểm rõ ràng tránh tranh chấp xảy ra.

5.1.1.2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra

Thứ nhất, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại một cách kịp thời nhanh chóng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Khi nhận phí bảo hiểm của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đã cam kết sẽ bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra dẫn đến tổn thất cho người được bảo hiểm như đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải nhanh chóng bồi thường để giúp cho bên được bảo hiểm nhanh chóng khơi phục lại tình trạng tài sản của mình. Đây cũng là mục đích của bên mua bảo hiểm khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Khi rủi ro xảy ra, cái mà người được bảo hiểm quan tâm là làm sao có thể hạn chế được tổn thất cho mình, giảm đi gánh nặng tài chính do

rủi ro mang lại. Do đó, họ mong muốn doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng bồi thường.

Chính vì vậy, pháp luật cũng đưa ra thời hạn cho doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ của mình.Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm không đưa ra thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm.( Điều 29 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000) Trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền đó thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả. Tuy nhiên, có yếu tố chưa hợp lý trong quy định này là luật đưa ra ngày tính thời hạn là ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường. Nhưng luật không đưa ra quy định như thế nào là hồ sơ hợp lệ.Do đó, vấn đề này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp bảo hiểm, phụ thuôc vào sự thiện chí của từng doanh nghiệp bảo hiểm. Đây cũng là cơ sở cho doanh nghiệp bảo hiểm kéo dài thời gian bồi thường cho bên được bảo hiểm.

Viêc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường chính là thực hiện lời cam kết của mình. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, thể hiện chữ tín của doanh nghiệp bảo hiểm. Qua đó, tạo lịng tin đối với khách hàng đối với doanh nghiệp của mình.

Thứ hai, nghĩa vụ giải thích cho người được bảo hiểm rõ lý do từ chối bồi thường.15

Để tránh tranh chấp xảy ra, khi từ chối bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải giải thích rõ lý do từ chối cho bên được bảo hiểm rõ.

Thứ ba, nghĩa vụ hướng dẫn cho người được bảo hiểm những thủ tục cần thiết để hoàn thành hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Doanh nghiệp bảo hiểm là bên đưa ra nghiệp vụ bảo hiểm, là người phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Đồng thời, họ cũng là người am hiểu về lĩnh vực đó nhất.Do đó, họ có nghĩa vụ phải hướng dẫn cho người được bảo hiểm, để người được bảo hiểm nhanh chóng hồn tất hồ sơ u cầu bồi thường. Qua đó,

khắc phục được những tổn thật mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra đối với họ.

Thứ tư, nghĩa vụ thanh toán các chi phí cần thiết và hợp lý cho việc ngăn chặn và hạn chế thiệt hại.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 575 Bộ luật dân sự 2005 thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thanh tốn chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ ba đã bỏ ra để ngăn chặn hạn chế thiệt hại. Quy định này tương tự tại Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, theo đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm phải thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất thì chi phí giám định do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

1.5.2. Đối với bên đƣợc bảo hiểm

Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên được bảo hiểm là người phải gánh chịu tổn thất do sự kiện đó mang lại. Chính điều này, ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống và sản xuất của bên được bảo hiểm.Do đó, họ mong muốn nhanh chóng khắc phục sự cố này, và sẽ nhận được tiền bồi thường từ bên bảo hiểm. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì bên được bảo hiểm cũng phải thực hiện một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

1.5.2.1. Quyền của bên đƣợc bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra

Thứ nhất, quyền được nhận khoản tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm.

Người được bảo hiểm mua bảo hiểm cho tài sản của mình với mục đích là hốn chuyển một phần hoặc tồn bộ rủi ro của mình sang cho doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho tài sản của họ thì họ được quyền nhận tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm theo như sự thoả thuận của hai bên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình thì bên được bảo hiểm có quyền khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thứ hai, bên được bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp những thông tin, những điều kiện để được hưởng khoản tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm.

1.5.2.2. Nghĩa vụ của bên đƣợc bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra

Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm tài sản, bên được bảo hiểm phải thực hiện mọi biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho thiệt hại xảy ra. Theo đó, họ phải thực hiện các quy định về phịng cháy, chữa cháy, an tồn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an tồn cho đối tượng bảo hiểm (Khoản 1 Điều 50 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Ngoài ra, khi thiệt hại xảy ra, bên được bảo hiểm còn phải thực hiện các nghỉa vụ sau đây để nhận được tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm.

Thứ nhất, nghĩa vụ thông báo thiệt hại.16

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm dẫn đến phát sinh thiệt hại, người được bảo

Một phần của tài liệu Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)