người và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, nhằm giúp cho họ sau khi trở về địa phương dễ tìm kiếm cơng ăn việc làm.
2.3. Các giải pháp chung
Bên cạnh những giải pháp cụ thể được nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp chung có tính chất nhằm bảo đảm tính đồng bộ, tạo điều kiện, tiền đề để thực hiện các giải pháp cụ thể đã nêu trên. Đó là:
2.3.1. Ban hành Luật tái hoà nhập cộng đồng
Kinh nghiệm của các nước về chủ trương, chính sách, giải pháp hữu hiệu để bảo đảm cho những người mãn hạn tù nhanh chóng tái hồ nhập vào đời sống xã hội thì đều phải có một cơ quan điều phối vấn đề này, cụ thể: Malaixia thành lập “Ủy ban trợ cấp xã hội những phạm nhân chấp hành xong án phạt tù” v.v… Ở Cộng hoà Pháp, mỗi trại giam đều thành lập Phòng xã hội - giáo dục; cơ quan Tồ án có “Ủy ban án treo và giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù”. Nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Australia, Trung Quốc, v.v… đều có những tổ chức tương tự với mục đích nhằm giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thời gian bị phạt tù.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay chưa có một Luật riêng quy định về lĩnh vực này và cũng chưa có một cơ quan chuyên trách riêng về cơng tác tái hồ nhập cộng đồng mới chỉ có 01 văn bản pháp quy là Nghị định số 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù (có hiệu lực từ ngày 16/9/2011). Do vậy, cơng tác tái hồ nhập cộng đồng ở Việt Nam chưa có khung pháp lý chặt chẽ, kết quả thực hiện công tác này chưa đạt được kết quả cao, mới chỉ mang tính hình thức.
Để cơng tác tái hồ nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù đạt hiệu quả cao thì cần phải có văn bản Luật để triển khai công tác này.
Tác giả đề nghị Nhà nước cần ban hành Luật về tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù thay cho Nghị định của Chính phủ theo
hướng quy định rõ ràng, rành mạch về: phạm vi, đối tượng điều chỉnh, nội
dung, yêu cầu quản lý, giáo dục của Luật tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; cơ quan chuyên trách quản lý và thực thi các biện pháp tái hoà nhập cộng đồng; địa vị pháp lý của người được giao nhiệm vụ tái hoà nhập cộng đồng; trách nhiệm và quyền hạn của những người là cơng tác tái hồ nhập cộng đồng, gia đình và xã hội; nghĩa vụ và quyền hạn của người chấp hành xong án phạt tù; quy định về xố án tích đối với người chấp hành xong án phạt tù; kiểm sát việc thực hiện v.v…
2.3.2. Ban hành và thực hiện các chính sách, kế hoạch, biện pháp hướng dẫn, ưu tiên các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động, tập trung giải quyết tốt vấn đề việc làm giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh
Theo kết quả khảo sát năm 2012 của Bộ Cơng an thì cả nước có khoảng 18,1% số người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương khơng có việc làm do thiếu vốn; 5,43% số người này khơng được chính quyền quan tâm; 3,55% bị kỳ thị; số người không được các doanh nghiệp, tổ chức chưa quan tâm là 12,7% 62. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả cơng tác này tác giả đề nghị:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh cần coi việc giải quyết việc làm cho
người chấp hành xong án phạt tù về địa phương là giải pháp mang tính quyết định trong các giải pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp
hành xong án phạt tù, cả cho người nghiện sau cai. Đây không chỉ là giải pháp quan trọng mà còn là mục tiêu của cơng tác phịng ngừa tội phạm và tái phạm tội của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an, để người chấp hành xong án phạt tù không tái phạm và ổn định cuộc sống cùng với cộng đồng. Ở trong trại giam người chấp hành xong án phạt tù đã được học nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của trại giam, nhưng chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị sản xuất còn e ngại đối với người từng ở tù, còn né tránh, ngại nhận họ vào làm việc. Để giải quyết tốt vấn đề này, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh phải sớm