PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù (Trang 68 - 82)

phê duyệt triển khai dự án “tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện”, triển khai thực hiện chính sách “giúp đỡ pháp lý theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2010 - 2015”, đề án về tái hoà nhập cộng đồng.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh cần triển khai sớm kế hoạch quán triệt

chủ trương giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù về địa phương cho các doanh nghiệp, coi đó là trách nhiệm xã hội quan trọng của doanh nghiệp, hướng dẫn các doanh nghiệp về việc tuyển dụng lao động, giao chỉ tiêu về tuyển lao động về công ăn việc làm cho Ban quản lý các khu công nghiệp. Đồng thời, có biện pháp khuyến khích và hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền địa phương như ưu tiên vay vốn phát triển sản xuất; ưu tiên trong xét duyệt dự án đối với các doanh nghiệp tuyển chọn, số sử dụng lao động thuộc đối tượng người chấp hành xong án phạt tù và áp dụng một số chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp này.

Ba là, trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các cấp chính

quyền địa phương phải xây dựng đề án như tổ chức dạy nghề, đưa chương trình tạo việc làm cho những người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương thành một nội dung cụ thể. Trong đó, cần quy định trách nhiệm cho các ngành, các tổ chức, nhất là các tổ chức kinh tế, quan tâm tới việc thu nhận, bố trí việc làm phù hợp với nhu cầu kinh doanh của cơ sở sản xuất và phù hợp với sức khỏe tay nghề và năng lực của họ. Ngoài ra, cần vận động các cá nhân, tổ chức cho vay vốn hoặc trích vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo cho họ vay để sản xuất, kinh doanh nhằm ổn định cuộc sống.

2.3.3. Tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo các ngành, các cấp, Mặt trận, đồn thể quần chúng vận động gia đình và xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù tái hồ nhập cộng đồng

Thực tiễn cho thấy, đa số những đối tượng được tha tù, hết hạn tù có lịch sử gia đình, bản thân rất phức tạp, trình độ văn hóa thấp, khơng có trình độ chun mơn và nghề nghiệp ổn định, tâm lý sau khi trở về cộng đồng hết sức nặng nề, mặc cảm. Vì vậy, để thực hiện cơng tác quản lý, giáo dục, giúp

đỡ và tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho họ là không hề đơn giảm. Trong khi đó, sự biến động nhanh chóng của cuộc sống với các yếu tố thị trường là điều kiện dẫn tới tình trạng tái phạm tội của nhiều đối tượng.

Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2012 của Bộ Công an tại 63 tỉnh, thành trong tổng số 275.274 người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương thì có 226.274 (82,26%) người có việc làm, trong đó: cơng chức 1.486 (0,69%); công nhân 14.625 (6,77%); kinh doanh dịch vụ 18.477 (8,56%); trồng trọt, chăn nuôi 43.094 (19,96%); ngư nghiệp 5.990 (2,77%); lao động phổ thơng 97.603 (45,4%); nghề khác 16,04%. Ngun nhân có việc làm gồm cơ quan tổ chức giúp 6.723 (2,76%); được vay vốn và liên kết sản xuất 14.367 (5,9%); gia đình giúp: 93.358 (38,35%); nghề trong trại giam 4.063 (1,67%), tự bản thân: 51,32% 63

.

Thực tiễn cho thấy, ở cơ sở nào, chính quyền, Mặt trận và các đồn thể có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ và quan tâm tới công tác quản lý, giáo dục và giúp đỡ những người trở về tái hòa nhập cộng đồng thì kết quả đem lại rất tốt.

Vì vậy:

Một là, Ủy ban nhân dân tỉnh cần tăng cường công tác phối hợp, chỉ

đạo Công an tỉnh phối hợp với sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã kiên trì và nhiệt tâm trong cơng tác vận động gia đình và tồn thể hàng xóm tham gia vào cảm hóa, giáo dục người chấp hành xong hình phạt tù tại địa phương. Thực tế qua nghiên cứu về cơng tác vận động gia đình và tồn

thể hàng xóm tham gia vào cảm hóa, giáo dục người chấp hành xong hình phạt tù tại địa phương cũng thực hiện, nhưng khi thực hiện thiếu quyết tâm, thiếu cụ thể, chưa thể hiện sự nhiệt huyết của mình nên hiệu quả chưa cao, nhiều người dân còn thành kiến, sợ liên lụy nên né tránh, xa lánh và cho rằng việc quản lý, cảm hóa người lầm lỗi là việc của cơ quan Cơng an và chính quyền địa phương. Do vậy, vận động gia đình và tồn thể hàng xóm tham gia vào cảm hóa, giáo dục người chấp hành xong hình phạt tù, chính quyền địa phương phải tác động làm sao cho họ nhận thức được hình thức tuyên truyền

63 Bộ Công an (2013), tlđd (15).

với phương thức “mưa dầm thấm lâu”, vận động tuyên truyền không chỉ với những người lầm lỗi nhận thức được cái sai, cái đúng mà còn vận động cả từng gia đình, họ tộc có người lầm lỗi cần phải quan tâm đến con cháu, giúp đỡ cho con cháu ngày một nên người hơn.

Hai là, Ủy ban nhân dân tỉnh cần quan tâm hơn nữa công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể (Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên v.v…) triển khai phát động các phong trào, các cuộc vận động như xây dựng gia đình có văn hóa; xây dựng quỹ tình thương, thành lập mơ hình tái hịa nhập cộng đồng khơng chỉ cho người chưa thành niên phạm tội, người sau cai nghiện mà cả người chấp hành xong hình phạt tù. Thực tế, qua triển khai

mơ hình cho người chưa thành niên phạm tội, người sau cai nghiện, nhìn chung đã thay đổi cách nhìn của một số người về người chưa thành niên phạm tội, người nghiện ma túy mà trước đây họ rất ngại tiếp xúc với họ, xem họ là những trẻ hư hỏng, khó giáo dục. Hiện nay, người dân có nhìn tích cực hơn và xem họ là những đối tượng cần giúp đỡ và nhiều người tham gia vào mơ hình này đã trở thành người tốt, tham gia tích cực vào các hoạt động tại địa phương được chính quyền đánh giá tốt. Xét thấy, cần nhân rộng mơ hình này cho cả người chấp hành xong hình phạt tù. Khi triển khai mơ hình này các chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cần quan tâm chỉ đạo, duy trì thường xuyên, phát triển và nhân rộng trở thành phong trào thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều gia đình có người chấp hành xong hình phạt tù và của cộng đồng xã hội.

Ba là, Ủy ban nhân dân tỉnh cần phối hợp, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng. Hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng được thực hiện thơng qua

những chính sách, quy định của Nhà nước, Mặt trận và các đồn thể; thơng qua những tài liệu như những bài viết liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và vai trị của cơng dân trong việc giáo dục và giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù, văn bản pháp luật v.v… trên tất cả các cấp độ. Ở cấp độ cá nhân hàng xóm, bạn bè, thơng qua những phương pháp mang tính tuyên truyền, giáo dục vận động thuyết phục tác động đến hàng xóm, bạn bè, làm sao có thể

chuyển đổi thái độ của cộng đồng từ thờ ơ đến quan tâm, từ định kiến đến không định kiến hoặc chuyển đổi nhận thức từ không hiểu đến hiểu, từ chưa nhận thức đến nhận thức rất rõ v.v… Ở cấp độ cộng đồng thường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để định hướng, trực tiếp đến các nhóm đối tượng khác nhau.

2.3.4. Ban hành Đề án tái hòa nhập cộng đồng

Cơng tác tái hịa nhập là vấn đề lớn, trách nhiệm chung của tồn xã hội. Hiện nay chỉ có một số tỉnh ban hành Đề án tái hịa nhập cộng đồng. Chính vì vậy, để thực hiện thống nhất trong phạm vi tồn quốc, đề nghị Chính phủ ban hành Đề án “Tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù và người chấp hành xong hình phạt khác ngồi hình phạt tù”. Nhằm thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 18, Điều 21 Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành thông tư quy định về việc dạy nghề, cho vay vốn, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù, vì hiện nay các tỉnh làm theo cơ chế, quy định của địa phương, chưa có hướng dẫn quy định cụ thể nào để thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP nên hiệu quả đạt được chưa cao.

Kết luận Chƣơng 2

Chương 2 xem xét thực trạng trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Các biện pháp này được quy định trong Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ - văn bản pháp lý quan trọng khẳng định nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Trong quá trình thực hiện đã khẳng định vai trị, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh là quan trọng trong thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng, chủ yếu là các biện pháp:

1) Xây dựng chương trình, kế hoạch và phân công thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù và giải pháp hoàn thiện;

2) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về cư trú ở địa phương;

3) Thành lập các quỹ xã hội, quỹ từ thiện do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân tài trợ để hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù học nghề, tổ chức sản xuất, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống;

4) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và giới thiệu mơ hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù;

5) Bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng.

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành tỉnh, huyện, tổ chức giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về thủ tục pháp lý, tìm kiếm việc làm, cho vay vốn. Nhiều tỉnh đã có cách làm sáng tạo, đã xuất hiện nhiều mơ hình giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù. Kết quả tỷ lệ

người chấp hành xong án phạt tù tái phạm từ khi có Nghị định 80/2011/NĐ- CP của Chính phủ đã giảm. Những kết quả đã đạt được tác động tích cực trong việc ngăn chặn sự phát sinh phát triển của tội phạm đã góp phần làm chuyển biến tình hình trật tự an tồn xã hội, kiềm chế sự gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác này vẫn cịn những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là chưa có văn bản có hiệu lực pháp lý cao là Luật điều chỉnh lĩnh vực này. Để khắc phục, trong Luận văn Tác giả đã mạnh dạn đưa ra các đề xuất giải pháp hoàn thiện.

PHẦN KẾT LUẬN

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác tái hịa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trong đó làm rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với cơng tác này, tác giả đã cố gắng phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, nêu lên thực trạng các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng từ năm 2002 đến 2015.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù đã được quy định trong Nghị định 80/2011/NĐ-CP. Đây là chính sách lớn của Nhà nước là cơng tác mang tính đặc thù, có ý nghĩa nhân văn và xã hội sâu sắc. Thực hiện có hiệu quả cơng tác này góp phần vào q trình đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ vững trật tự kỷ cương, ổn định trật tự an toàn xã hội.

Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù khơng chỉ có Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm sâu sắc vì nó có liên quan đến việc bảo đảm quyền con người. Mặt khác, đối tượng ở đây bị xem là gánh nặng cho xã hội nhưng nếu làm và đạt hiệu quả tốt từ công tác tái hịa nhập cộng đồng cho đối tượng này thì họ là một nguồn lực khơng nhỏ tham gia đóng góp cho sự phát triển của xã hội, cịn nếu khơng làm tốt công tác tái hịa nhập cộng đồng thì nguy cơ sẽ tái phạm tội rất cao từ chính những đối tượng này.

Nhân đạo, khoan hồng đối với người phạm tội thành khẩn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải và tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ cải tạo, sửa chữa sai lầm, tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, đồng thời xử lý nghiêm khắc đối tượng chủ mưu, cầm đầu, ngoan cố chống đối, tái phạm nguy hiểm là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Điều này được thể hiện rõ

trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 80/2011/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Như vậy, một lần nữa chính sách pháp luật của Nhà nước ta khẳng định cơng tác tái hịa nhập cộng đồng là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.

Do đặc thù và yêu cầu của thực tiễn nên việc nghiên cứu gặp khơng ít khó khăn, việc xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh là một nhiệm vụ không hề đơn giản, đặc biệt là trong bối cảnh đang thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân như hiện nay. Để cơng tác này đạt được hiệu quả như mong muốn thì vấn đề quan trọng khơng chỉ là hồn thiện về mặt pháp luật, mà cịn phải có sự đồng thuận và tham gia của toàn xã hội, sự quyết tâm làm lại cuộc đời của người chấp hành xong án phạt tù.

Từ góc nhìn trên, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu, cố gắng phân tích đánh giá tồn diện, đầy đủ thực trạng việc tổ chức thực hiện cũng như những quy định của pháp luật trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh nói chung và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long nói riêng từ năm 2002 đến 2015.

Với phạm vi và đối tượng nghiên cứu, cũng như trình độ nhận thức của tác giả, luận văn cũng chỉ xin đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và tồn tại như đã trình bày, qua đó góp phần hồn thiện pháp luật nói chung và cơng tác thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành án phạt tù thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Văn bản của Đảng, của lãnh tụ

1. Tun ngơn độc lập 1945 của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù (Trang 68 - 82)