Các nguyên nhân có thể xảy ra - Do salnhic bị mòn nhiều.
- Do áp lực của dung dịch làm kín thấp.
- Độ đảo của các bề mặt làm kín của bộ phận làm kín kiểu mặt đầu quá lớn - Bề mặt ống lót bảo vệ trục chưa đạt đủ độ bóng cần thiết.
Biện pháp khắc phục + Thay salnhic mới.
+ Tăng áp suất chất lỏng làm kín bằng cách điều chỉnh bộ điều áp Visai. + Loại trừ độ đảo.
+ Đánh bóng lại bề mặt ống lót. Ghi chú
+ Trường hợp này ở dạng làm kín kiểu salnhic dây quấn.
3.6. Nguyên tắc chung,kiểm tra khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa(đại tu) 3.6.1. Nguyên tắc chung của việc đưa bơm vào sửa chữa (đại tu)
Khi bơm bị hư hỏng không thể làm việc được hoặc quá thời hạn sử dụng, dẫn đến hiệu suất làm việc kém, phải đưa vào xưởng sửa chữa, cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau :
1. Tiến hành lập biên bản về tình trạng kỹ thuật của bơm và đơn đặt hàng sửa chữa chúng.
2. Bơm đưa vào sửa chữa, đại tu phải được lắp ráp đầy đủ các bộ phận và phải được lau chùi sạch sẽ, không dính bẩn, chất công tác ở trong bơm phải được xả và rửa sạch, các bề mặt công tác của bơm phải có nắp bịt bảo vệ cẩn thận. Bơm phải được đóng hòm bảo quản chắc chắn, an toàn trong quá trình vận chuyển.
3.6.2. Kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa(đại tu)
Tất cả các máy bơm ly tâm NPS 65/35-500 được đưa vào xưởng để đại tu đều phải tuân theo các quy phạm kỹ thuật nhất định. Ở XNLD "VIETSOVPETRO", người ta thường vận dụng "Các quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm NPS 65/35-500" do Trung tâm liên hiệp sản xuất dầu khí KUBƯSEB biên soạn. Trong quy phạm này, việc kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng và việc sửa chữa các chi tiết cần phải tuân theo những yêu cầu sau:
- Đối với việc kiểm tra khảo sát sự hư hỏng của các chi tiết, yêu cầu :
1.Tháo, rửa và chuẩn bị bơm để kiểm tra khảo sát sự hư hỏng và sửa chữa cần được tiến hành trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải tiến hành từng bước theo đúng quy trình công nghệ.
2.Các chi tiết, các bộ phận (đơn vị) lắp ráp của bơm được đưa vào kiểm tra phải được làm sạch gỉ sét, bẩn.
3.Việc kiểm tra khuyết tật, hư hỏng của các chi tiết và các đơn vị lắp ráp cần phải được tiến hành phù hợp với các yêu cầu của phần "Các yêu cầu đặc biệt dành cho các mối ghép" trong "Quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm NPS 65/35 - 500" .
4.Khi tiến hành kiểm tra, khảo sát sự hư hỏng của bơm, xưởng sửa chữa cần phải lập bảng thống kê các chi tiết và đơn vị lắp ráp còn có thể sử dụng được (đúng
quy cách) hoặc cần phải sửa chữa hoặc phải loại bỏ, có chữ ký xác nhận của người kiểm tra, khảo sát.
- Những yêu cầu trong việc sửa chữa các chi tiết và các mối lắp ghép cố định : 1.Việc sửa chữa phải được tiến hành trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải phù hợp với quy trình công nghệ đã được duyệt.
2.Các chi tiết của bơm mà trước đây đã tận dụng, khi sửa chữa lại thì không nên phục hồi, còn tất cả các chi tiết mới và các chi tiết phục hồi (sửa chữa lại) phải đúng quy cách của "Quy phạm kỹ thuật dành cho việc sửa chữa các máy bơm NPS 65/35 - 500".
3.Sai lệch giới hạn về kích thước của các bề mặt được chế tạo bằng cách cắt, hàn, uốn phải phù hợp với tiêu chuẩn CЭB 144 - 75.
4.Sai lệch giới hạn về kích thước của các bề mặt được gia công bằng cơ khí mà không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn dung sai nào thì cần phải phù hợp với tiêu chuẩn CЭB 144 - 75.
5.Dung sai vị trí đường tâm lỗ của các chi tiết kẹp chặt phải phù hợp với ΓOCT 4140 - 69.
6.Các chi tiết kẹp chặt được chế tạo từ vật liệu không gỉ phải có lớp phủ bảo vệ theo ΓOCT 14007 - 68.
7.Các mối hàn sửa chữa chi tiết phải ngấu, không rỗ khí, không bị nứt, bị uốn, không ngậm xỉ và những khuyết tật khác làm giảm độ bền, độ kín của mối ghép ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã hàng hoá của bơm. Chỗ chuyển tiếp từ phần kim loại cơ bản của chi tiết đến phần đắp của mối hàn phải đều, trơn không có vết cắt (gẫy), không bị chảy tràn.
8.Các chi tiết hàn nối phải phù hợp với ΓOCT 5264-69, ΓOCT 871-71, ΓOCT 70-75
9.Tất cả các chi tiết mới và chi tiết phục hồi phải có sự nghiệm thu của bộ phận OTK. Lúc này cần phải kiểm tra :
- Vật liệu chế tạo chi tiết, thông qua việc kiểm tra giấy chứng nhận của nó (CERTIFICAT) hoặc thông qua kết quả phân tích, thử nghiệm tính chất lý, hoá của nó.
- Kiểm tra hình dạng bên ngoài bằng mắt
- Kiểm tra kích thước và độ sai lệch về hình dáng bằng các thiết bị đo chuyên dụng.
- Kiểm tra độ nhám của các bề mặt gia công bằng các thước đo biên dạng theo ΓOCT 2789 - 73 hoặc bằng cách so sánh với độ nhám của các căn mẫu theo OCT 9378 - 75.
10. Khi sửa chữa các chi tiết, cho phép sử dụng nguồn dự trữ lưu động các chi tiết thông dụng và các đơn vị lắp ráp hiện có ở xưởng sau khi đã kiểm tra và đảm bảo đúng quy cách.
CHƯƠNG IV
QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY BƠM NPS 65/35 - 500 TRÊN GIÀN MSP - 5
4.1. Quy trình lắp đặt máy bơm NPS 65/35 - 500
- Sau khi đã sửa chữa, phục hồi các chi tiết bị hư hỏng hoặc thay mới chúng, việc lắp ráp bơm được tiến hành phù hợp với những yêu cầu sau :
1.Việc lắp ráp bơm phải được tiến hành ở trong xưởng sửa chữa chuyên dụng và phải tuân thủ trình tự quy trình công nghệ lắp ráp đã được phê duyệt.
2.Tất cả các chi tiết và bộ phận (đơn vị) lắp ráp phải được làm sạch sẽ cẩn thận và phải có sự giám sát và nghiệm thu của bộ phận OTK của xí nghiệp sửa chữa.
3.Bơm đã qua sửa chữa phải đảm bảo đúng kết cấu yêu cầu và các điều kiện kỹ thuật của "Quy phạm kỹ thuật về việc sửa chữa máy bơm NPS 65/35 - 500", cũng như phải đảm bảo đúng các đặc tính kỹ thuật đã nêu ở phần 2.
- Quy trình lắp ráp bơm như sau :
1.Việc lắp ráp bơm được tiến hành theo trình tự ngược lại với khi tháo.
2.Các chi tiết để tiến hành việc lắp ráp không được có khuyết tật, bavia hoặc bị gỉ sét. Trước khi lắp ráp phải tiến hành làm sạch và rửa chúng trong dung dịch dầu Xola hoặc dầu hoả, sau đó phủ bằng mỡ bôi trơn. Phải đặc biệt chú ý kiểm tra cẩn thận chi tiết trục. Các vòng đệm, gioăng làm kín bị mòn hỏng cần phải được thay thế.
3.Khi lắp ráp Rôto với các chi tiết mới, cần phải tiến hành kiểm tra độ đảo của các bề mặt làm kín, bề mặt lắp ghép và sự cân bằng động của Rôto. Rôtô được lắp ráp để cân bằng động không có các khoang ngăn giữa các phân đoạn (các cấp). Sau khi cân bằng động, vị trí tương ứng của các chi tiết được đánh dấu bằng các vạch chuẩn, sau đó Rôto được tháo ra và được đưa vào lắp ráp cùng với các khoang ngăn nói trên.
4.Khi lắp ráp máy bơm với các cụm hoặc các chi tiết (thay thế) mới, cần phải kiểm tra khe hở của Rôtô và điều chỉnh chúng bằng cách điều chỉnh độ dày của các vòng đệm sao cho phù hợp với sai số tính toán cho phép.
5.Việc lắp ghép nửa thân vỏ trên và dưới được định vị chính xác nhờ các chốt côn. Sau khi lắp vòng đệm vào dưới các đai ốc mũ rồi tiến hành xiết sơ bộ chúng một cách đều đặn từ vị trí giữa rồi đến vị trí trên các đường chéo từ cả hai phía. Khi đặt Rôtô cùng các cụm chi tiết vào thân vỏ dưới cũng như khi hạ phần nửa thân vỏ
trên vào vị trí phải đặc biệt cẩn thận chú ý để tránh làm hỏng các gioăng cao su của các vòng đệm làm kín.
6.Vị trí tương ứng của Rôto đối với phần thân vỏ của bơm được định vị bởi các chốt côn bố trí ở nửa dưới của vỏ bơm và vỏ của khoang chứa các ổ bi. Khi lắp ráp Rôto cần phải đảm bảo độ đồng tâm tương ứng của bộ phận làm kín khe hở (giữa các khoang công tác) và các khoang chứa Salnhic sao cho có thể quay Rôtô được dễ dàng bằng tay. Trong trường hợp ngược lại, cần phải điều chỉnh lại vị trí của nó bằng các vít điều chỉnh, sau đó chốt lại. Nếu việc quay Rôto bằng tay vẫn còn gặp khó khăn, tức là các gối đỡ vòng bi bị siết quá chặt theo phương dọc trục, hoặc các bánh công tác, hoặc các vành làm kín bị cọ sát vào thành của các khoang ngăn, hoặc có sự ma sát ở chỗ các bề mặt làm kín tiếp xúc.
7.Sau khi lắp bơm xong, tiến hành quay thử trục bằng bộ khoá chuyên dụng sao cho mômen xoắn đạt được không lớn hơn 3kg lực/1m.
8.Chú ý khi tháo cũng như khi lắp ráp bơm tuyệt đối không được dùng búa hoặc các vật kim loại đập trực tiếp lên các chi tiết của máy bơm.
4..2. Công tác vận hành
Việc bố trí lắp đặt các máy bơm dầu và đề ra các chế độ làm việc của chúng tùy thuộc vào sản lượng dầu khai thác và vị trí công nghệ của mỗi giàn mà có những đặc điểm riêng. Ở MSP -5, với sản lượng dầu khai thác qua từng thời kỳ, dao động ở trong khoảng từ 400 ÷ 700 tấn/ngày đêm nên tại БМ -3 được lắp đặt 3 bơm dầu loại NPS 65/35 - 500: No 1, 2, 3 như trong sơ đồ công nghệ kèm theo. Các bơm dầu được làm mát phần gối đỡ và bộ phận làm kín trục bằng nước kỹ thuật tuần hoàn với áp lực từ 1,5 ÷ 3 kG/cm2 được tạo ra bởi các bơm nước làm mát kiểu ЦΒС -10/40, K - 20/30, hoặc НЦΒ - 20/30 đặt ở БМ - 5, chế độ làm việc của các bơm dầu này được quy định bởi phòng công nghệ (ΠΤΟ) của Xí nghiệp Khai thác Dầu Khí và có sự thay đổi tùy theo kế hoạch vận chuyển dầu trên tuyền đường chung giữa các giàn MSP -5, MSP -8, MSP – 10... Như hiện nay, các bơm dầu của MSP - 5, được phép bắt đầu các chu kỳ làm việc (bơm) vào các giờ chẵn và phải khống chế áp suất đầu ra của bơm sao cho áp lực trên tuyến đường ống vận chuyển dầu chung không vượt quá 35kG/cm2.
Thông thường mỗi chu kỳ vận hành bơm trên MSP - 5, được thực hiện bởi các thợ khai thác, diễn ra như sau: Đầu các giờ chẵn (0, 2, 4, 6 giờ…), lúc này mực chất lỏng (dầu) ở trong bình 100m3 vào khoảng 0,7 ÷ 0,8, người bơm dầu (thợ khai thác) tiến hành các thao tác như sau:
2.Kiểm tra áp suất nước làm mát đi qua gối đỡ và bộ phận làm kín trục (thường được điều chỉnh ở vào khoảng 1,0 ÷ 2,0 kG/cm2). Nếu có sự sai lệch thì điều chỉnh lại bằng các van chặn trên đường ra của nước làm mát qua bộ phận làm kín ở máy bơm làm việc.
3.Kiểm tra mức dầu bôi trơn vòng bi ở các gối đỡ trục. Nếu thiếu, bổ sung thêm bằng loại dầu trơn VITREA -32
4.Mở hoàn toàn van chặn đường hút của bơm sau đó kiểm tra mức độ rò rỉ của chất lỏng công tác (dầu thô) qua bộ phận kín trục. Lúc này các van chặn ở đầu ra (đường ép) của bơm ở trạng thái đóng (các van chặn ở đường hút và đường ép đều được đóng lại sau khi dừng bơm).
5.Kiểm tra tình trạng làm việc của van chặn đường ra xem có thể đóng mở dễ dàng không, có bị rò rỉ dầu qua bộ phận làm kín ty van hay không. Kiểm tra tình trạng hoàn hảo các nắp chắn bảo hiểm ở khớp nối trục, ở hai đầu khoang gom dầu rò rỉ, thông các salăng dẫn dầu rò rỉ từ 2 đầu khoang gom vào các thùng chứa. Đóng nhẹ van chặn đầu ra lại.
6.Khởi động động cơ, sau khi đã tin chắc rằng các điều kiện vận hành bơm được đảm bảo. Mở từ từ van chặn đường ra để tránh sự quá tải cho động cơ điện. Theo dõi áp suất trên đường vận chuyển dầu để điều chỉnh van đường ra của bơm sao cho áp suất này không vượt quá mức quy định (35át - theo qui định hiện nay của phòng ΠΤΟ - Xí nghiệp khai thác dầu khí).
7.Kiểm tra mức độ rò rỉ ở các bộ phận làm kính trục bơm, ở bộ phận làm kín ty van. Đối với các máy bơm có bộ phận làm kín kiểu Sanhic dây quấn thì phải kiểm tra để tin chắc rằng ống ép sanhic không bị cọ sát sinh nhiệt với ống lót bảo vệ trục.
8.Sau khi máy bơm đã làm việc ổn định, người vận hành (thợ khai thác) về vị trí ngồi trực gần đó hoặc làm một số công việc ngay tại khu vực đặt bơm.
9.Sau khoảng thời gian từ 40 ÷ 45 phút (có khi đến 50 ÷ 60 phút) khi mực chất lỏng trong bình hạ xuống khoảng 0,4 ÷ 0,45 thì cơ cấu bảo vệ mức của máy bơm tác động, cắt điện động cơ và dừng bơm. Thợ khai thác tiến hành đóng van đường ra sau đó là đường hút, thu gom dầu rò rỉ, sau cùng là tắt máy bơm nước làm mát, kết thúc một chu kỳ bơm dầu.
Nhận xét :
1.Các buớc thao tác vận hành một chu kỳ bơm dầu như vậy cơ bản là đúng với qui tắc vận hành do các nhà chế tao bơm đề ra trong tài liệu "Hướng dẫn vận hành tổ hợp bơm điện NPS 65/35 - 500". Riêng trong thao tác dừng bơm như trong thực tế đã mô tả, là không đúng với qui định. Điều này, việc dừng đột ngột động cơ điện
do tác động của cơ cấu bảo vệ, tạo nên một xung thủy lực lớn, gây nên sự va đập mạnh ở van một chiều trên đường ra, gây nên sự giật, rung mạnh trên đường bơm dầu. Nếu các giá đỡ kẹp chặt đường ống không đảm bảo đủ độ cứng vững, sẽ gây nên sự gẫy vỡ ở bất kỳ bộ phận nào có sự liên kết với đường bơm dầu.
2.Trong quá trình trực (theo dõi, giám sát việc bơm dầu), người thợ khai thác (vận hành bơm) không thể chăm chú quan sát liên tục các đồng hồ chỉ báo các thông số làm việc của bơm trong suốt cả chu kỳ từ 40 ÷ 60 phút được. Do vậy, đã xảy ra một dài trường hợp bó kẹt Roto máy bơm, gây nên sự quá tải của động cơ điện, hoặc có khi do một nguyên nhân nào đó, áp suất trên đường dẫn dầu giảm đột ngột xuống quá thấp mà người vận hành không nhận biết kịp thời để điều chỉnh van chặn trên đường ra của bơm, cũng gây nên sự quá tải của động cơ. Hoặc có trường hợp đã xảy ra hiện tượng xâm thực khí gây nên những xung động thủy lực dữ dội ở trong máy bơm đang làm việc. Máy bơm bị rung giật, có những tiếng động bất thường, lưu lượng cột áp, hiệu suất bị giảm sút đột ngột và trong phần lớn trường hợp, hậu quả tiếp theo là sự bó kẹt Roto.Thông thường những sự cố máy bơm do hiện tượng xâm thực khí xảy ra là rất nguy hiểm bởi chúng xảy ra rất nhanh. Người vận hành từ lúc nghe tiếng động bất thường đến lúc phán đoán, nhận biết được tình hình để đề ra biện pháp xử lý thì có thể không còn kịp thời nữa.
4..3. Công tác bảo dưỡng máy bơm dầu NPS 65/35 - 500
1.Hàng ngày: Công việc kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày các máy bơm dầu NPS 65/35 - 500 được những người vận hành (thợ khai thác) tiến hành, gồm những công việc sau :
- Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của tổ hợp, các cơ cấu bảo vệ, các van chặn, các đường ống dẫn dầu, các bơm nước làm mát và đường ống dẫn cùng các van khóa trên hệ thống làm mát.