Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM (Trang 32 - 45)

Công ty xây dựng quy chế trả lương cho người lao động theo đơn giá sản phẩm từng bộ phận, khoán lương trên cơ sở hoàn thành công việc, có thưởng có phạt, đúng bảo hiểm xã hội cho nguồn lao động theo chế độ quy định của Nhà nước.

Chứng từ kế toán sử dụng:

- Bảng chấm công do người giao chấm công cho lao động ở từng bộ phận hàng ngày chấm..

- Bảng nhận xét mức độ hoàn thành công việc.

- Bảng thanh toán tiền lương: Do cán bộ thống kê phân xưởng và cán bộ tiền lương ở phòng tổ chức tiền lương tính và lập.

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

Tài khoản kế toán sử dụng: 334, 3382, 3383, 3384, 3389, 622, 627, 335 Quy trình hạch toán

Hiện nay Công ty đang áp dụng 02 hình thức trả lương cho người lao động:

- Hình thức trả lương theo thời gian (Áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên thuộc khối văn phòng).

- Hình thức trả lương theo sản phẩm (Áp dụng đối với công nhân sản xuất).

* Hình thức trả lương theo thời gian:

ĐGTL = TL min X

Hệ số lương

=

Lương cơ bản 26 26

Tiền lương tháng = ĐGTL x Ntt x Hệ số cơ bản x Hệ số kinh doanh.

Lương thực lĩnh = Tiền lương tháng + Các khoản phụ cấp - Các khoản giảm trừ Trong đó:

TL min: Là tiền lương tối thiểu theo quyết định của Nhà nước. Ntt: Số ngày làm việc thực tế của ngừời lao động.

Hệ số lương được dựa vào trình độ của nhân viên và quy định của doanh nghiệp.

Phụ cấp trách nhiệm 25%* Lương thực tế.

Phụ cấp khác: 40%* Lương thực tế (áp dụng cho TGĐ,PTGĐ, Kỹ sư). Lương học, họp, nghỉ phép được áp dụng theo chế độ của Nhà nước là nghỉ 12 ngày/năm.

Số ngày công theo chế độ là 26 ngày/tháng.Các chế độ khen thưởng (Áp dụng toàn Công ty).

Loại B: 105.000đ Loại C: Không thưởng

Các khoản giảm trừ bao gồm: BHXH, BHYT, BHTN BHXH: 6% x Tổng lương (trừ vào lương công nhân viên) BHYT: 1,5% x Tổng lương (trừ vào lương công nhân viên) BHTN: 1% x Tổng lương (trừ vào lương công nhân viên)

* Hình thức trả lương theo sản phẩm.

Tiền lương = ĐGTL x SL

SL: Sản lượng mà công nhân viên đó thực hiện được trong tháng

ĐGTL: Đơn giá tiền lương được xác định dựa trên đơn giá gốc và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công nhân so với định mức lao động.

Đối với sản phẩm đạt 100% kế hoạch thì: ĐGTL = Đơn giá gốc

Đối với sản lượng tăng từ 100 – 105% so với kế hoạch thì: ĐGTL = Đơn giá gốc x 1.5

Đối với sản lượng tăng từ 105% trở lên so với kế hoạch thì: ĐGTL = Đơn giá gốc x 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những công nhân hoàn thành kế hoạch ở mức dưới 95% thì: ĐGTL = Đơn giá gốc x tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

Tỷ lệ % hoàn Thành KH =

Tổng sản lượng của tháng Ngày công làm việc x Đm SL

Sơ đồ 2.6: Khái quát tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 334, 335, 338

Bảng cân đối tài khoản Sổ chi tiết chi phí,

thanh toán

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết chi phí, thanh

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Đối chiếu

2.3.5. Tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

2.3.5.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

* Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 621.

- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho.

Bảng phân bổ NVL, CCDC.

- Tiêu thức phân bổ chi phí NVL trực tiếp: phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về NVL chính như: bụng Mỹ 1- 1/8, Green card, Indian 1-1/8, Brazin 1-1/8, Tây Phi 1-1/8, Indian cotton, Polyeste,…là những loại dựng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Sau khi nhận được đơn đặt hàng (kế hoạch) sản xuất của phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật vật tư phối hợp cùng phòng thí nghiệm lên kế hoạch về việc cung ứng NVL cho sản xuất. Dựa vào kế hoạch sản xuất của phòng thí nghiệm đưa xuống, dưới phòng vật tư lên kế hoạch lập phiếu xin cấp vật tư cho sản xuất chuyển xuống cho thủ kho viết phiếu xuất kho, 1 liên giao cho người xin cấp vật tư (lưu tại phòng kế toán), 1 giữ lại lưu tại kho để làm căn cứ lập nên sổ kho. Tại kho thủ kho chỉ theo dõi được về mặt số lượng chi tiết cho từng NVL, phòng kế toán sẽ theo dõi cả về mặt giá trị lẫn hiện vật. Cuối kỳ, hai bộ phận đối chiếu với nhau về mặt số lượng.

Từ phiếu xuất kho kế toán nhập dữ liệu vào máy, chỉ nhập mã số máy tự động chuyển tên nhãn hiệu quy cách vật tư sản phẩm. Cột đơn giá và cột thành tiền đến cuối tháng sau khi hoàn tất công việc nhập chứng từ, phần mềm kế toán

sẽ tự động chạy phần tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Khi hoàn tất thủ tục nhập dữ liệu máy tự kết xuất số liệu sang sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết.

* Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.

- Tài khoản sử dụng: TK 622.

- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Chi phí NCTT là bộ phận quan trọng cấu thành sản phẩm. Do đó, việc tính toán chính xác và hạch toán đầy đủ chi phí NCTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành. Tại công ty TNHH dệt Hà Nam, chi phí NCTT chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giá trị sản phẩm nhưng nó lại rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm.

Chi phí NCTT bao gồm: các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp đứng máy, sản xuất (lương chính, lương phụ, thưởng, các khoản phụ cấp mang tính chất lương và các khoản trích theo lương) được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.

- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 627.

Tại nhà máy chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm, từng loại sợi theo tiêu thức phân bổ số lượng sản phẩm hoàn thành. Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung doanh nghiệp đang áp dụng là:

Mức phân bổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CPSXC cho mỗi =

Tổng số lượng loại sợi nhập kho Tổng SL tất cả các loại sợi nhập

kho.

2.3.5.1. Kế toán tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là các loại sợi mang chỉ số khác nhau như: Ne40/1 CVCM, Ne40/1 CMP,…

Hiện tại công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính. Cụ thể khi sản phẩm đã hoàn thành và vào cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết sản xuất kinh doanh và các sổ kế toán liên quan như chi phí SXC, chi phí NCTT để tính cho từng đối tượng. Kỳ tính giá thành tại công ty được thực hiện vào cuối mỗi tháng trong năm.

Giá thành sp hoàn thành = Chi phí sxdd đầu kỳ + Chi phí sx phát sinh trong kỳ _ Chi phí sxdd cuối kỳ

Sơ đô 2.7: Khái quát tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm SV: Hồng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 38 Bảng phân bổ: NVL, CCDC, tiền lương, BHXH, CPSX, KH Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 154, 621,622,627

Bảng cân đối tài khoản Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tính giá thành

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Đối chiếu

2.3.6. Tổ chức hạch toán kế toán bán hàng tại công ty TNHH dệt Hà Nam

2.3.6.1. Đặc điểm và phương thức bán hàng

- Sản phẩm bán hỏng là các sợi tổng hợp theo các chỉ số khác nhau từ Ne10 đến Ne45.

- Phương thức bán hàng: Công ty chủ yếu bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế theo phương thức trả ngay hoặc trả chậm.

- Hình thức thanh toán: Chuyển khoản.

2.3.6.2. Tài khoản, chứng từ kế toán sử dụng

- Tài khoản sử dụng: TK 111, 112, 131, 511, 3331 - Chứng từ kế toán sử dụng: * Hóa đơn GTGT * Phiếu thu * Giấy báo có 2.3.6.3. Trình tự kế toán bán hàng

Hàng ngày, căn cứ vào các hóa đơn GTGT, kế toán vào sổ chi tiết bán hàng, từ đó lập bảng tổng hợp tình hình bán hàng. Từ các hóa đơn GTGT, kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại sau đó lập chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản: 111, 112, 131, 511, 3331. Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ cái tài khoản 111, 112, 131, 511, 3331 lập bảng cân đối tài khoản, báo cáo tài chính.

Sơ đô 2.8: Khái quát tổ chức kế toán bán hàng SV: Hồng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 40 - Hóa đơn GTGT Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 111, 112, 131, 511, 3331

Bảng cân đối tài khoản Sổ chi tiết bán hàng Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp tình hinh bán hàng

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ

Đối chiếu

PHẦN III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM

3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam

3.1.1. Ưu điểm

- Cơ cấu bộ máy kế toán nhìn chung được tổ chức phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung là hợp lý, nó đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán. Từ đó đảm bảo thông tin kế toán được cung cấp một cách kịp thời phản ánh chính xác tình hình hoạt động của công ty. Bộ máy kế tốn tổ chức tập trung cũng tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế tốn trưởng cũng như sự liên hệ chặt chẽ giữa các phần hành kế toán trong công ty.

- Ngoài ra, bộ máy kế tốn cũng phối hợp chặt chẽ tạo sự thống nhất với các phòng ban khác trong cơng ty để công tác kế toán được tiến hành một cách thông suốt, hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, tổ chức bộ máy kế toán của công ty cũng có nhược điểm cần khắc phục như: một số nhân viên kế toán trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi xử lý công việc còn chậm, xảy ra những sai sót nhỏ. Vì vậy, kế toán trưởng và những nhân viên kế toán có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn

cao cần hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn góp phần tăng hiệu quả công việc.

3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam

3.2.1. Ưu điểm

- Hình thức kế toán công ty áp dụng theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ”, hình thức này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động hiện nay của công ty. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán mà công ty sử dụng rõ ràng, đúng với chế độ kế toán. Phương pháp tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách khoa học, thuận tiện giúp cho bộ phận kế toán cung cấp đầy đủ các hỉa đơn, chứng từ hợp lý khi cú yâu cầu kiểm tra của cấp trờn.

- Trong quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy công tác hạch toán kế toán NVL có những ưu điểm sau:

+ Công tác quản lý NVL của công ty được liên kết chặt chẽ từ 3 khâu: thu mua, bảo quản dự trữ, sử dụng và có sự quản lý chặt chẽ về mặt giá trị và hiện vật. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng, kho, vật tư và kế toán.

+ Công tác tổng hợp kế toán vật liệu: Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán NVL là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đã đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên liên tục tình hình biến động NVL. Để hạch toán chi tiết NVL, kế toán công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để đối chiếu là rất thuận tiện về ghi chép, tinh toán đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu không chỉ giữa thủ kho mà còn trong nội bộ phòng kế toán.

3.2.2. Nhược điểm:

Thủ tục nhập, xuất vật liệu tại công ty được thực hiện chặt chẽ theo đúng trình tự thời gian do kế toán vật liệu thực hiện. Vì vậy, để thực hiện nhập một lô hàng, kế toán vật liệu phải tập hợp được tất cả các chứng từ liên quan sau đó mới tính được giá nhập. Trong khi đó hàng đã được các bộ phận chức năng kiểm nhận nhập thực tế vào kho. Khi có yêu cầu sản xuất đột xuất, bộ phận vật tư viết lệnh xuất kho, phân xưởng nhận vật liệu xuống thẳng kho nhận vật liệu trước sau đó thủ kho mới chuyển chứng từ này cho kế toán vật liệu. Do đó, công tác luân

chuyển chứng từ cho kế toán vật liệu để tính toán lập phiếu nhập, in phiếu xuất chưa kịp thời, làm mất thời gian vì phải đi xin lại các chữ ký liên quan. Mặt khác, trên thực tế có tình trạng số liệu ở sổ sách kế toán xảy ra trường hợp âm lượng và tiền nhưng thực tế trong kho vẫn đủ hàng phục vụ cho sản xuất. Điều này làm cho việc đối chiếu số liệu, theo dõi thực tế giữa thủ kho và sổ chi tiết của kế toán vật liệu dễ nhầm lẫn.

Hoàn thiện thủ tục nhập – xuất khoNVL:

- Công ty quy định rõ trách nhiệm của cán bộ thu mua vật liệu. Khi mua vật liệu về cần phải bàn giao chứng từ một cách kịp thời và đầy đủ cho kế toán để hạch toán kịp thời, chính xác số lượng giá trị NVL nhập kho và theo dõi, giám sát tình hình biến động của vật liệu đó.

- NVL mua về cần phải làm thủ tục nhập kho trước khi xuất kho cho các phân xưởng sản xuất, có như vậy kế toán mới thực hiện tốt chức năng giám sát của mình trong việc sử dụng NVL. Đồng thời kế toán hạch toán được chính xác chi phí NVL trong giá thành sản phẩm.

- Khi xuất kho, nhất thiết bộ phận vật tư phải làm thủ tục xuất kho, kế toán vật liệu in ngay phiếu xuất, các bộ phận liên quan ký nhận rồi bộ phận sử dụng cầm phiếu xuất xuống kho nhận, khi nhận đủ số lượng người nhận và thủ kho ký đồng thời, cuối ngày thủ kho vào thẻ kho và chuyển trả phiếu xuất cho kế toán vật liệu. Trường hợp nhập trong ngày, lượng hàng trên thẻ kho của thủ kho đã hết nhưng thực tế hàng vừa nhập chưa kịp làm thủ tục viết phiếu nhập, có lệnh xuất phục vụ cho yêu cầu sản xuất thì thủ kho cần thông báo cho kế toán vật liệu điều chỉnh ngày lập phiếu theo đúng ngày nhập thực tế hoặc ngày xuất để tránh tình trạng số liệu trên sổ kế toán và thẻ kho có số tồn âm.

KẾT LUẬN

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế cơ chế quản lý của Nhà nước có nhiều đổi mới với chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp nghiên cứu các biên pháp tăng cường công tác quản lý trên các phương diện kinh tế. Với các chức năng quản lý hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến lược phát triển và hiệu quả

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM (Trang 32 - 45)