Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM (Trang 41 - 45)

3.1.1. Ưu điểm

- Cơ cấu bộ máy kế toán nhìn chung được tổ chức phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung là hợp lý, nó đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán. Từ đó đảm bảo thông tin kế toán được cung cấp một cách kịp thời phản ánh chính xác tình hình hoạt động của công ty. Bộ máy kế tốn tổ chức tập trung cũng tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế tốn trưởng cũng như sự liên hệ chặt chẽ giữa các phần hành kế toán trong công ty.

- Ngoài ra, bộ máy kế tốn cũng phối hợp chặt chẽ tạo sự thống nhất với các phòng ban khác trong cơng ty để công tác kế toán được tiến hành một cách thông suốt, hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, tổ chức bộ máy kế toán của công ty cũng có nhược điểm cần khắc phục như: một số nhân viên kế toán trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi xử lý công việc còn chậm, xảy ra những sai sót nhỏ. Vì vậy, kế toán trưởng và những nhân viên kế toán có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn

cao cần hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên trẻ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn góp phần tăng hiệu quả công việc.

3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam

3.2.1. Ưu điểm

- Hình thức kế toán công ty áp dụng theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ”, hình thức này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động hiện nay của công ty. Hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán mà công ty sử dụng rõ ràng, đúng với chế độ kế toán. Phương pháp tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách khoa học, thuận tiện giúp cho bộ phận kế toán cung cấp đầy đủ các hỉa đơn, chứng từ hợp lý khi cú yâu cầu kiểm tra của cấp trờn.

- Trong quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy công tác hạch toán kế toán NVL có những ưu điểm sau:

+ Công tác quản lý NVL của công ty được liên kết chặt chẽ từ 3 khâu: thu mua, bảo quản dự trữ, sử dụng và có sự quản lý chặt chẽ về mặt giá trị và hiện vật. Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng, kho, vật tư và kế toán.

+ Công tác tổng hợp kế toán vật liệu: Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán NVL là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, đã đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên liên tục tình hình biến động NVL. Để hạch toán chi tiết NVL, kế toán công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để đối chiếu là rất thuận tiện về ghi chép, tinh toán đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu không chỉ giữa thủ kho mà còn trong nội bộ phòng kế toán.

3.2.2. Nhược điểm:

Thủ tục nhập, xuất vật liệu tại công ty được thực hiện chặt chẽ theo đúng trình tự thời gian do kế toán vật liệu thực hiện. Vì vậy, để thực hiện nhập một lô hàng, kế toán vật liệu phải tập hợp được tất cả các chứng từ liên quan sau đó mới tính được giá nhập. Trong khi đó hàng đã được các bộ phận chức năng kiểm nhận nhập thực tế vào kho. Khi có yêu cầu sản xuất đột xuất, bộ phận vật tư viết lệnh xuất kho, phân xưởng nhận vật liệu xuống thẳng kho nhận vật liệu trước sau đó thủ kho mới chuyển chứng từ này cho kế toán vật liệu. Do đó, công tác luân

chuyển chứng từ cho kế toán vật liệu để tính toán lập phiếu nhập, in phiếu xuất chưa kịp thời, làm mất thời gian vì phải đi xin lại các chữ ký liên quan. Mặt khác, trên thực tế có tình trạng số liệu ở sổ sách kế toán xảy ra trường hợp âm lượng và tiền nhưng thực tế trong kho vẫn đủ hàng phục vụ cho sản xuất. Điều này làm cho việc đối chiếu số liệu, theo dõi thực tế giữa thủ kho và sổ chi tiết của kế toán vật liệu dễ nhầm lẫn.

Hoàn thiện thủ tục nhập – xuất khoNVL:

- Công ty quy định rõ trách nhiệm của cán bộ thu mua vật liệu. Khi mua vật liệu về cần phải bàn giao chứng từ một cách kịp thời và đầy đủ cho kế toán để hạch toán kịp thời, chính xác số lượng giá trị NVL nhập kho và theo dõi, giám sát tình hình biến động của vật liệu đó.

- NVL mua về cần phải làm thủ tục nhập kho trước khi xuất kho cho các phân xưởng sản xuất, có như vậy kế toán mới thực hiện tốt chức năng giám sát của mình trong việc sử dụng NVL. Đồng thời kế toán hạch toán được chính xác chi phí NVL trong giá thành sản phẩm.

- Khi xuất kho, nhất thiết bộ phận vật tư phải làm thủ tục xuất kho, kế toán vật liệu in ngay phiếu xuất, các bộ phận liên quan ký nhận rồi bộ phận sử dụng cầm phiếu xuất xuống kho nhận, khi nhận đủ số lượng người nhận và thủ kho ký đồng thời, cuối ngày thủ kho vào thẻ kho và chuyển trả phiếu xuất cho kế toán vật liệu. Trường hợp nhập trong ngày, lượng hàng trên thẻ kho của thủ kho đã hết nhưng thực tế hàng vừa nhập chưa kịp làm thủ tục viết phiếu nhập, có lệnh xuất phục vụ cho yêu cầu sản xuất thì thủ kho cần thông báo cho kế toán vật liệu điều chỉnh ngày lập phiếu theo đúng ngày nhập thực tế hoặc ngày xuất để tránh tình trạng số liệu trên sổ kế toán và thẻ kho có số tồn âm.

KẾT LUẬN

Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế cơ chế quản lý của Nhà nước có nhiều đổi mới với chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp nghiên cứu các biên pháp tăng cường công tác quản lý trên các phương diện kinh tế. Với các chức năng quản lý hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy kế toán càng khẳng định được vai trò quản lý quan trọng là công cụ quản lý của mình. Việc hoàn thiện công tác kế toán trong đơn vị sẽ đem lại nguồn thông tin có chất lượng cung cấp cho nhà quản trị để họ có thể đưa ra các quyết định phù hợp giúp đơn vị phát triển đúng hướng.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH dệt Hà Nam, em đã tìm tòi học hỏi được những kiến thức thực tế về chuyên nghành kế toán đồng thời cũng tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán tại công ty.

Tuy vậy, do thời gian có hạn, trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo thực tập tổng hợp này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nam, ngày 15 tháng 01 năm 2012

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM (Trang 41 - 45)