Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu hành vi khách quan của tội công nhiên chiến đoạt tài sản

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 34 - 42)

- Vụ án thứ tư

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu hành vi khách quan của tội công nhiên chiến đoạt tài sản

quan của tội công nhiên chiến đoạt tài sản

Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không làm gì được (khơng có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của

người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng khơng đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai). Do vậy, người phạm tội khơng cần và khơng có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản. Người phạm tội khơng dùng vũ lực uy hiếp tinh thần hay nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh, người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản bất chấp sự có mặt, ngăn cản của người khác. Tính chất cơng khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm, che giấu hành vi phạm tội của mình, ý thức bất chấp người khác chứ khơng dựa vào số đông để uy hiếp tinh thần người coi giữ tài sản, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản, người bị hại biết ngay người lấy tài sản của mình (biết mà khơng thể giữ được).

Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, bị bệnh, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản…. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng khơng thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản của mình mà khơng làm gì được.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, khi xác định người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng đã “bỏ sót”, khơng chứng minh dấu hiệu “chiếm đoạt tài sản diễn ra trong hoàn cảnh lợi dụng người quản lý tài sản khơng có điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản”. Điều này có khả năng dẫn đến sự nhầm lẫn giữa Tội công nhiên chiếm

đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) với các tội xâm phạm sở hữu khác trong quá trình định tội danh.

* Nguyên nhân của vướng mắc nêu trên xuất phát từ các lý do sau: - Thứ nhất, do quy định tại khoản 1 Điều 172 BLHS quy định hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới dạng quy định giản đơn, dẫn đến trên thực tế những người áp dụng pháp luật không chú ý đầy đủ các dấu hiệu của hành vi khách quan này.

- Thứ hai, do năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của người tiến hành tố tụng khác nhau nên có thể hiểu chưa chính xác về hành vi khách quan

của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.

Trên cơ sở nguyên nhân của các vướng mắc nêu trên, tác giả xin đề xuất giải pháp cụ thể nhằm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản theo các hướng như sau:

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015

Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;

Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào lợi dụng hồn cảnh chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn cản công khai chiếm đoạt tài sản của họ trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà cịn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Cơ sở để hướng dẫn nêu trên xuất phát từ khái niệm hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản đã được định thống nhất trong các tài liệu khoa học về luật hình sự 2 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Việc mô tả hành vi khách quan của tội này ngay trong Bộ luật hình sự là cách tốt nhất để các cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải kiểm tra, minh chứng dấu hiệu hành vi khách quan của tội công nhiêm chiếm đoạt, chẳng hạn, dấu hiệu “chủ tài sản

khơng có điều kiện ngăn cản” trong vụ án được thể hiện ở tình tiết nào?

chứng cứ nào?

Nếu trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 172 BLHS như đã nêu trên thì tác giả kiến nghị TAND tối cao ra văn bản hướng dẫn về hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn cản cơng khai chiếm đoạt tài sản của họ.

Hoàn cảnh làm cho chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản là hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, bị bệnh nặng, đang có chiến sự ... Những hồn cảnh cụ thể này không do người chủ tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng khơng thể bảo vệ được tài sản của mình, chứng kiến người phạm

2 Xem: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự - Phần các tội phạm, Quyển 1, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.189; hoặc Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình 1, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.189; hoặc Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hình sự - Phần các tội phạm, Quyển 1, tr. 206, ...

tội chiếm đoạt tài sản của mình nhưng khơng thể ngăn cản được do vướng mắc khách quan.

Hướng dẫn về hành vi khách quan nêu trên là cách thức nhanh nhất để đảm bảo áp dụng thống nhất về hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong thời điểm chưa có điều kiện sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS năm 2015, trong đó có Điều 142 BLHS.

Kết luận Chương 2

Kết quả nghiên cứu Chương 2 của Luận văn được thể hiện qua các nội dung sau:

1. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản khơng có điều kiện ngăn cản cơng khai chiếm đoạt tài sản của họ.

2. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật khi xác định người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, các cơ quan tiến hành tố tụng đã “bỏ sót”, khơng chứng minh dấu hiệu “chiếm đoạt tài sản diễn ra trong hoàn cảnh lợi dụng người quản lý tài sản khơng có điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản”. Điều này có khả năng dẫn đến sự nhầm lẫn giữa Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS) với các tội xâm phạm sở hữu khác trong quá trình định tội danh.

3. Chương 1 cũng đã chỉ ra các nguyên nhân của vướng mắc nêu trên xuất phát từ các lý do sau: Thứ nhất, do quy định tại khoản 1 Điều 172 BLHS; Thứ hai, do năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ của người tiến hành tố tụng .

4. Trên cơ sở nguyên nhân của các vướng mắc nêu trên, luận văn đề xuất giải pháp cụ thể nhằm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự về hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản.

KẾT LUẬN

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là một tội phạm độc lập, có cấu thành vật chất, được quy định trong Bộ luật hình sự trong chương các tội xâm phạm sở hữu, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ là quyền sở hữu tài sản của người khác. Tội phạm này được thực hiện bằng hành vi đặc trưng trong mặt khách quan là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đó là hành vi lợi dụng chủ tài sản ở trong hồn cảnh đặc biệt nên khơng có điều kiện để bảo vệ tài sản hoặc ngăn cản hành vi phạm tội để công khai chiếm đoạt tài sản của họ. Nói cách khác, bằng hành vi công nhiên, người phạm tội đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ tài sản.

Để công tác điều tra, truy tố, xét xử tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đạt hiệu quả, tránh sự nhầm lẫn trong việc định danh tội phạm, cần đặt tội phạm này trong mối quan hệ với các tội khác trong Bộ luật hình sự, nhất là các tội có cùng tính chất chiếm đoạt để có cái nhìn tổng quát. Do tính chất phức tạp của tội phạm này nên trong từng điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhà lập pháp đề ra những đường lối xử lý khác nhau để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, pháp luật hình sự quy định về tội phạm này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, thiếu quy định chi tiết nên đã dẫn đến những nhận thức, cách hiểu không thống nhất trong khi định tội danh và áp dụng pháp luật hình sự để tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm này và không phải lúc nào các cán bộ làm cơng tác thực tiễn cũng có thể định vị được một hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không. Cả về phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự địi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện hệ thống pháp luật về hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội phạm này nói riêng, đồng thời đề xuất các giải pháp để qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm đối với tội cơng nhiên chiếm đoạt tài sản.

Tồn bộ 2 chương của luận văn này là những phân tích, nhận định, đánh giá cơ bản nhất đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tập trung vào đối tượng tác động của tội phạm và dấu hiệu hành vi khách quan, trên cơ sở nghiên cứu này tác giả luận văn mong muốn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn về tội phạm này. Dựa trên những đặc điểm của tội phạm này cùng với tình hình kinh tế, xã hội văn hố, chính trị của đất nước để có các biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm được hiệu quả, tuy nhiên, do đây là vấn đề phức tạp nên hạn chế là không tránh khỏi. Đặc biệt, trong phần thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả luận văn mới chỉ tập trung phân tích, đánh giá thơng qua hoạt động xét xử sơ thẩm mà chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác điều tra, truy tố trong tương quan với công tác xét xử (cả sơ thẩm và phúc thẩm); luận văn cũng chưa có điều kiện đi sâu phân tích thực trạng tội phạm này từ góc độ tội phạm học; phân tích và chỉ ra nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm để từ đó có những dự báo chính xác xu hướng, diễn biến của tình hình tội phạm làm cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này. Tác giả luận văn hy vọng đây sẽ là những ý tưởng ban đầu cho một quá trình nghiên cứu sâu sắc hơn và toàn diện hơn về tội phạm này trong thời gian tới cũng như vận dụng sáng tạo các tri thức có được vào thực tiễn công tác của bản thân.

Một phần của tài liệu Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)