Quá trình “Mƣờng hóa” trong văn hóa Bản ngƣời Thái

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và đặc trưng văn hóa bản người thái ở huyện mai châu tỉnh hòa bình giai đoạn 1986-2010 (Trang 68 - 121)

Hòa Bình là một tỉnh miền núi có khá đông các dân tộc anh em cùng sinh sống trong một không gian địa lý, xã hội, văn hóa. Trong số đó ngƣời Mƣờng có số dân đông đảo nhất. Chính vì lẽ đó, văn hóa Mƣờng đã có những ảnh hƣởng qua lại đậm nét trong mối giao lƣu văn hóa với một số dân tộc xung quanh, trong đó có dân tộc Thái.

Lịch sử cƣ trú gần 7 thế kỷ ở vùng Mai Châu và tiếp xúc với ngƣời Mƣờng Bi trong cùng một điều kiện cƣ trú đã tạo cho ngƣời Thái có mối giao lƣu gần gũi với ngƣời Mƣờng, đồng thời đã tạo nên những ảnh hƣởng khá sâu sắc từ văn hóa Mƣờng tới văn hóa Thái ở khu vực này. Mặc dù ngƣời Mƣờng ở Mai Châu chiếm số lƣợng rất ít so với ngƣời Thái. Sự ảnh hƣởng này tồn tại từ lâu đời, qua hàng ngàn năm lịch sử, biểu hiện khá rõ ở các khía cạnh trong đời sống của ngƣời Thái ở Mai Châu.

Đây là một hiện tƣợng khá đặc biệt của văn hóa Mƣờng ở Tây Bắc, vì đây là khu vực tập trung đông ngƣời Thái, họ thƣờng có ảnh hƣởng tới các tộc ngƣời khác sống trong cùng khu vực. Có thể kể đến ngƣời Thái ở huyện Văn Chấn (Yên Bái), dù không phải là thành phần dân tộc chính trong huyện nhƣng dân tộc Thái đã có ảnh hƣởng khá sâu sắc trong cộng đồng các dân tộc xung quanh, cụ thể là dân tộc Giáy. Ngƣời Giáy đến Văn Chấn (Yên Bái) cách đây khoảng hai trăm năm, do quá trình sinh sống có nhiều điều kiện giao lƣu tiếp xúc với các dân tộc khác, đặc biệt là với dân tộc Thái, ngƣời Giáy đã chịu ảnh hƣởng nhiều phong tục, tập quán của ngƣời Thái. Đặc biệt rất nhiều ngƣời Giáy có con cái kết hôn với ngƣời Thái, từ đó đi theo phong tục của ngƣời Thái, do vậy có thể nói ngƣời Giáy đã dần bị “Thái hóa”. Hiện nay khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến vùng ngƣời Giáy ở Yên Bái ta thấy hầu hết ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày đều là tiếng Thái, cùng đó trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, các phong tục, tập quán của ngƣời Giáy cũng rất giống với ngƣời Thái, chỉ một bộ phận rất nhỏ trong cộng đồng ngƣời Giáy nơi đây là còn lƣu giữ đƣợc các khẩu ngữ tiếng Giáy, cách diễn xƣớng dân gian, các lễ hội truyền thống, kinh nghiệm về y học dân gian, về ẩm thực, về trang phục truyền thống... bằng hình thức truyền miệng.

Tƣơng tự nhƣ vậy, ở vùng Nghệ An, 21 vạn cƣ dân Thái là bộ phận dân cƣ lớn nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt miền núi Nghệ An trong lịch sử cũng nhƣ hiện nay. Đây là nhóm Thái có số dân sống tập trung lớn vào loại thứ hai của cả nƣớc (sau Sơn La trên 22 vạn). Với hai nhóm dân cƣ: ngƣời Hàng Tống, cƣ trú dọc đƣờng 7A có nguồn gốc từ Mƣờng Muỗi (Thuận Châu - Sơn La) và ngƣời Man Thanh cƣ trú chủ yếu dọc đƣờng 48 có nguồn gốc từ Mƣờng Thanh (Điện Biên, Lai Châu) là thành phần chủ yếu của cƣ dân Thái ở Nghệ An [7]. Với thành phần và vai trò quan trọng trong đời sống các cƣ dân trong tỉnh Nghệ An, ngƣời Thái đã tác động nhiều tới các dân tộc xung quanh, dần “Thái hóa” các nét văn hóa của các dân tộc đó. Xu hƣớng “Thái hoá” đã diễn ra đối với nhiều tộc ngƣời, nhất là đối với cƣ dân Ơ Đu, một bộ phận cƣ dân Khơ- mú sống xen kẽ cƣ dân Thái và ở một bộ phận ngƣời Tày (nhóm Tày Poọng). Cƣ dân Khơ - mú ở Nghệ An do di cƣ tới muộn hơn và số lƣợng ít hơn, đồng thời lại cƣ trú trên vùng đất Thái, do vậy họ cũng sớm bị “Thái hóa” về văn hóa. Hiện nay, ngƣời Khơ- mú chỉ còn lƣu giữ đƣợc một số phong tục truyền thống và trang phục truyền thống, còn hầu hết là tƣơng tự nhƣ ngƣời Thái, kể cả ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Cũng nhƣ ngƣời Khơ-mú, bộ phận ngƣời Tày ở Nghệ An cũng di cƣ tới đây khá muộn, cách đây trên dƣới 1 thế kỉ, do đó, họ nhanh chóng bị choáng ngợp bởi một nền văn hóa đã phát triển mạnh từ trƣớc đó khá lâu, văn hóa Thái. Do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vậy, quá trình “Thái hóa” diễn ra trong bộ phận ngƣời Tày ở Nghệ An (nhóm Tày Pọong) khá rõ nét [35, tr20].

Nhƣ vậy, ở các vùng dân tộc khác, hầu nhƣ rất ít nói tới sự chịu ảnh hƣởng của văn hóa Thái. Riêng đối với Mai Châu văn hóa Mƣờng tác động tới hầu hết các lĩnh vực đời sống của ngƣời Thái Trắng. Ta có thể xem xét vấn đề này ở một số yếu tố sau.

3.1.1. Yếu tố Mƣờng hóa trong văn hóa vật chất

3.1.1.1. Trang phục

Sự ảnh hƣởng của văn hóa Mƣờng trong trang phục ngƣời Thái Mai Châu thể hiện rõ nét nhất trong trang phục của ngƣời phụ nữ Thái. Cách ăn mặc của ngƣời Thái Mai Châu và ngƣời Mƣờng Tân Lạc cũng có nhiều nét tƣơng đồng với nhau. Đó là những đƣờng nét trong cách may thổ cẩm, là cách chít khăn đầu của các cô gái, là hình dáng của chiếc áo cóm....Trang phục của phụ nữ

gồm có áo (áo ngắn và áo dài); váy; khăn chít đầu và đồ trang sức.

Áo và váy của phụ nữ Thái Mai Châu có rất nhiều điểm khác với trang

phục của phụ nữ Thái Trắng các nơi khác và đặc biệt có nhiều điểm giống với trang phục của ngƣời Mƣờng Hòa Bình. Đây đƣợc coi là nhân tố đầu tiên biểu hiện cho sự tác động của văn hóa Mƣờng tới văn hóa Thái. Áo ngắn có cổ tròn viền nhỏ xẻ hai bên vai để chui đầu khi mặc áo. Tay áo may bó sát lấy cánh tay. Thân áo dài khoảng 20 - 30 cm. Khi mặc, áo bỏ vào phía trong cạp váy. áo thƣờng có màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu tím, thƣờng dùng cho các phụ nữ cao niên. Áo dài đƣợc may dài quá đầu gối, xẻ ngực, không cài khuy, không xẻ tà, màu đen hoặc màu xanh chàm. Áo dài thƣờng đƣợc mặc ra bên ngoài cho ấm. Thƣờng ngày, phụ nữ Thái ở Mai Châu thắt một dải khăn trắng ngang thắt lƣng rộng khoảng 20 cm, đầu khăn buông xuống bên hông trái.

Khăn chít đầu: Đây là điểm khác dễ nhận thấy nhất trong bản ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phụ nữ Thái ở Sơn La, họ dùng chiếc khăn chít đầu. Khăn chít đầu của phụ nữ Thái ở Mai Châu cũng giống nhƣ khăn chít đầu của phụ nữ Mƣờng, có màu trắng. Khi chít khăn, gập đôi hoặc ba và chít quanh một vòng đầu. Một số thiếu nữ thƣờng gấp khăn phía trƣớc có hình quả núi. Khăn chít đầu vừa là vật trang điểm vừa là vật giữ sạch đầu tóc đã trở thành quy tắc sống hàng ngày của ngƣời Thái ở Mai Châu. Do vậy, khi ra khỏi nhà, chị em phụ nữ nhất thiết phải có khăn đội đầu, ai để đầu trần đƣợc coi là vi phạm quy tắc sống.

Đồ trang sức: Phụ nữ Thái rất thích dùng những đồ trang sức nhƣ: xà

tích, vòng bạc đeo cổ và đeo cổ tay (giống nhƣ phụ nữ Mƣờng nhƣng thƣờng đeo tới 2 – 3 vòng cả hai cổ tay), nhẫn bạc, khuyên tai bạc hoặc vàng.

Ngƣời phụ nữ Thái ở Mai Châu cũng có búi tóc sau gáy, cài trâm bạc hoặc trâm bằng xƣơng thú. Tuy vậy, phụ nữ Thái Mai Châu không có những quy định trong việc búi tóc trong chu trình đời ngƣời của họ nhƣ ngƣời phụ nữ Thái vùng Sơn La, Lai Châu, Lào Cai… thay vào đó, họ sử dụng khăn chít đầu giống với các quy tắc nhƣ ngƣời Mƣờng. Khi còn trẻ chƣa lấy chồng, họ thả tóc sau lƣng, buộc chỉ màu thay cặp tóc, khăn đội đầu màu trắng, để răng trắng. Khi lấy chồng có con, họ nhuộm răng đen. Đối với các cụ bà, chiếc áo xanh chàm luôn luôn mặc theo ngƣời, khi không mặc thì bỏ gọn trong giỏ đựng trầu cau đeo ở lƣng. Dù nhà giàu hay nghèo, các cụ cũng chọn vừa ý mình một đôi khuyên tai bạc và một chiếc vòng bạc (trơn) đeo cổ tay coi nhƣ kỷ vật bất khả xâm phạm. Khi qua đời, những vật trang sức đó cũng đƣợc chôn theo ngƣời.

3.1.1.2. Nhà ở.

Trong các Bản ngƣời Thái, ta thấy ngôi nhà sàn của ngƣời Thái có rất nhiều điểm tƣơng đồng với nhà sàn của ngƣời Mƣờng ở Tân Lạc. Do cách cấu trúc ngôi nhà truyền thống của ngƣời Thái khá phức tạp và trong quá trình giao lƣu văn hóa lâu dài với ngƣời Mƣờng nơi đây, họ đã học theo cách làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà của ngƣời Mƣờng. Mặc dù vậy những chi tiết mang tính bắt buộc và tâm linh truyền thống nhƣ cột sau tau, vị trí đặt cửa ra vào, cửa sổ ...của ngƣời Thái vẫn còn đƣợc lƣu giữ trong các ngôi nhà sàn mới hiện nay.

Nhìn chung, nhà sàn Thái ở Mai Châu gần giống với kiểu dáng nhà sàn của ngƣời Mƣờng ở Mƣờng Bi, có khác chăng là sàn nhà Thái thoáng hơn, chân cột thanh hơn, cầu thang có lan can vịn, vách dùng ván nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể ghi nhận ở đây nét tƣơng đồng về nhà của ngƣời Thái và ngƣời Mƣờng:

Thứ nhất, nếp nhà truyền thống của ngƣời Thái ở Sơn La, Điện Biên, có

mái vuông, mái đầu hồi lợp tròn, không để hở đòn tay ở đầu hồi nhƣ nhà của ngƣời Mƣờng. Đầu hồi dài, không ngắn nhƣ nhà sàn hiện nay. Ngày nay, nhà sàn của ngƣời Thái ở Mai Châu là kiểu nhà sàn bốn mái, hai mái chính và hai mái đầu hồi vuông góc, tƣơng tự nhƣ nhà sàn của ngƣời Mƣờng.

Thứ hai, nhà sàn Thái Mai Châu ngày nay có hai cầu thang đi lên, một

cầu thang phải qua đƣờng hiên để vào cửa, khách nam lên nhà bằng cầu thang ngoài, khách nữ lên nhà theo đƣờng cầu thang trong. Nhà thƣờng có hai cửa chính và từ ba đến bốn cửa sổ, số cửa sổ không có quy định nhƣ đối với nhà sàn của ngƣời Thái Tây Bắc. Đây cũng là một biến đổi trong cách xây dựng nhà của ngƣời Thái Mai Châu so với cách dựng nhà truyền thống của ngƣời Thái nói chung. Nhà ngƣời Thái vùng Sơn La thƣờng có hai cầu thang đặt ở hai đầu của căn nhà, một cầu thang gần gian ngoài giành cho khách, nam giới đi vào nhà, cầu thang ở gần gian trong giành cho phụ nữ và trẻ nhỏ hoặc khi ngƣời nhà đi làm đồng về thấy có khách mà không muốn để khách thấy bẩn thỉu thì “lẻn” đi bằng cầu thang trong, tắm rửa sạch sẽ rồi mới ra tiếp khách. Cùng hệ thống cầu thang là những quy định về cửa, nhà ngƣời Thái thƣờng làm hai cửa sổ, nhà rộng của quý tộc thì có thể làm nhiều hơn, nhƣng nhất thiết phải có một cửa ở gian chính, theo phong tục nơi đây thì ngƣời phụ nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không đƣợc phép ngồi ở cửa sổ này, nhất là con dâu nếu khách đến mà thấy có ngƣời phụ nữ ngôi đó thì gia đình đó bị coi là không có “gia phong”. Sự thay đổi của ngƣời Thái trong cách bố trí cầu thang và cửa sổ ngày nay là do ảnh hƣởng những quan niệm tâm linh của ngƣời Mƣờng nhƣ việc chuyển một cầu thang ra ngoài hiên không đi qua cửa nhà nữa là vì ngƣời Mƣờng quan niệm nếu làm cầu thang ở hai đầu hồi nhà là sự xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ đƣợc trong nhà “vào đầu này ra đầu kia”.

Thứ ba, Nhà sàn của cả ngƣời Thái và ngƣời Mƣờng ở Hòa Bình thƣờng

có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nƣớng thức ăn và để phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sƣởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sƣởi vào mùa đông và đun nƣớc uống hàng ngày hoặc tiếp khách (bếp này ngƣời Thái thƣờng gọi là hoong cuộng. Bếp này ngƣời phụ nữ trong gia đình ít khi đƣợc ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi nhƣ bà, cụ hay con gái út đƣợc yêu quý nhất. Ngày nay, các gia đình Thái thƣờng làm nhà sàn kép hay nhà đôi nên phần gian hoong cuộng không còn nữa, khách muốn xem gian bếp phải vòng qua lan can sang một nhà sàn bên cạnh. Tuy vậy, ở nhiều nhà vết tích của chiếc bếp cũ vẫn còn ở chỗ xƣa trên nhà chính.

Thứ tư, công việc làm nhà tiến hành trong một thời gian ngắn thì kết thúc

tùy vào độ rộng của gian nhà. Trong thời gian làm nhà, gia chủ thƣờng nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm. Khi hoàn thành thƣờng gia chủ sẽ cảm ơn những ngƣời tới làm hộ một mâm cỗ và một hũ rƣợu cần. Vào ngày lợp mái, gia chủ tổ cúng tổ tiên, thổ công cai quản nơi mình ở. Lễ cúng gồm xôi nếp và thủ lợn bày ở khoảng đất trống chọn làm sàn. Nhà làm xong, gia đình lại tổ chức cúng tổ tiên, thổ công, ma rừng, ma cây, ma bến nƣớc, ma đồi gò… thông báo rằng gia đình đã có một ngôi nhà mới, mời tổ tiên về chung vui với con cháu phù hộ gia đình may mắn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.1.3. Nhạc cụ

Do quá trình giao lƣu, tiếp xúc lâu dài với văn hóa Mƣờng, ngƣời Thái ở Mai Châu đã học tập ở ngƣời Mƣờng nhiều loại nhạc cụ nhƣ dùng chiếc Sáo, Trống, Cồng, Chiêng. Bên cạnh đó là việc cải biến nhạc cụ đặc trƣng nhất của ngƣời Thái, cây Khèn bè. Khèn bè của ngƣời Thái ở Mai Châu ngày nay đã có nhiều cải tiến cả về hình thức và tính năng so với khèn bè ở những nơi khác. Nó bao gồm 14 ống sáo nhỏ, cỡ đều nhau, có độ ngắn dài khác nhau, các lƣỡi sáo đƣợc làm bằng đồng hay bạc mỏng, cả cây khèn đƣợc chia làm 2 bè, mỗi bè có 7 sáo, lƣỡi sáo của hai bè cùng hƣớng vào nhau, thông với miệng khèn, bên ngoài trục thổi đƣợc bịt kín bằng sáp ong đá. Đàn ông lớn tuổi thổi thƣờng dùng loại khèn dài 1,2m, tiếng trầm, nam thanh niên thƣờng dùng loại khèn tiếng thanh hơn, dài 60cm tới 1m để có thể dễ dàng mang đi chơi. Cùng với thời gian, tới nay, các nghệ nhận khèn Mai Châu đã có sáng kiến thêm một lỗ bấm ở ống sáo thứ 7 của bè bên phải. Vì thế khèn bè của ngƣời Thái Mai Châu có thể đệm đƣợc cho cả những bài hát mới sáng tác về sau này.

3.1.2. Yếu tố Mƣờng hóa trong văn hóa tinh thần

3.1.2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Yếu tố đầu tiên biểu hiện cho sự ảnh hƣởng của văn hóa Mƣờng tới tín ngƣỡng của ngƣời Thái Mai Châu là cách bài trí và đặt bàn thờ trong gia đình của ngƣời Thái. Phần lớn bàn thờ trong các gia đình Thái Mai Châu giống nhƣ bàn thờ của ngƣời Mƣờng Tân Lạc. Theo truyền thống, bàn thờ của ngƣời Thái là một ngôi nhà sàn nhỏ (tƣợng trƣng) bằng tre nứa có vách ngăn, sàn đan hình đuôi cá, bàn thờ này thờ tổ tiên ba đời của chủ nhà. Ngƣời Thái quan niệm, ma nhà luôn ở bên cạnh con cháu, chăm sóc đến mọi mặt của đời sống gia đình. Những ma tổ tiên ở trên Mƣờng trời hay ngoài rừng không có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của con cháu thì chỉ có dịp lễ, tết đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bào mới cúng mời về. Ngoài ra, trong gian thờ của ngƣời Thái Mai Châu thƣờng có 2 đến 3 mô hình ngôi nhà không sàn, đây là nơi thờ tổ tiên của ngƣời vợ chủ nhà. Ngày nay, vào trong nhà sàn của ngƣời Thái Mai Châu, rất nhiều nhà chỉ có một gian thờ đƣợc đặt trên cao, có thể ở trên tƣờng nhà hoặc

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và đặc trưng văn hóa bản người thái ở huyện mai châu tỉnh hòa bình giai đoạn 1986-2010 (Trang 68 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)