Khái quát về ngƣời Thái ở huyện Mai Châu

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và đặc trưng văn hóa bản người thái ở huyện mai châu tỉnh hòa bình giai đoạn 1986-2010 (Trang 25 - 121)

1.3.1. Nguồn gốc tộc người

Ngƣời Thái có tên tự gọi là Táy. Ở Việt Nam có hai nhóm chính là Táy Đăm (Thái Đen) và Táy Khao (Thái Trắng). Nhóm Thái Đen cƣ trú nhiều ở Sơn La và một số nơi khác nhƣ Điện Biên, Tuần Giáo (Lai Châu), Than Uyên (Lào Cai). Nhóm Thái Trắng tập trung nhiều ở Lai Châu và một số huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên của tỉnh Sơn La. Ngoài ra còn có Táy Chiềng hay Táy Mƣơng (Hàng Tổng), Táy Thanh (Man Thanh), Táy Mƣời, Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Táy Mộc Châu (Táy Đeng) phân bố ở các địa phƣơng khác nhƣ Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình.

Ngƣời Thái nằm trong cộng đồng ngôn ngữ dòng Nam Á, ngành Tày- Thái. Về mặt cội nguồn, hiện cũng có nhiều ý kiến chƣa thống nhất về các dân tộc ở Tây Bắc nói chung cũng nhƣ ngƣời Thái nói riêng. Mặc dù vậy, ngƣời Thái vẫn là một dân tộc lâu đời ở Việt Nam, ngành Thái của nƣớc ta có quan hệ với nhóm Thái ở Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Mianma. Nhóm Thái Trắng ở Lai Châu đến nƣớc ta sớm hơn, khoảng đầu thế ký thứ II sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công nguyên. Sau đó, họ dần dần định cƣ trên vùng dọc sông Hồng, tỉnh Lai Châu và làm chủ Mƣờng Lay. Đầu thế kỷ XIV, nhóm ngƣời Thái Trắng khác từ Bắc Hà ( Lào Cai) sang ở Mộc Châu và trở thành nhóm Thái Trắng Mộc Châu. Nhóm Thái Đen ở Mộc Châu đến nƣớc ta vào khoảng thế kỷ thứ XIV. Hiện nay, ngƣời Thái sinh sống tập trung đông nhất ở vùng Tây Bắc, thuộc địa phận các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hòa Bình (huyện Mai Châu) và cả một số huyện miền núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An[17].

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Thái ở Việt Nam có

dân số gần 1.551.253 ngƣời, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, ngƣời Thái cƣ trú tập trung tại các tỉnh: Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Bảng 1.3- Tỷ lệ phân bố ngƣời Thái trong các tỉnh chủ yếu ở Việt Nam Tỉnh Số dân (ngƣời) Tỷ lệ so với DS ngƣời

Thái cả nƣớc (%) Tổng số 1.510.920 97,40 Sơn La 572.441 36,90 Nghệ An 295.132 19,02 Thanh Hóa 225.336 14,53 Điện Biên 186.270 12,01 Lai Châu 119.805 7,72 Yên Bái 53.104 3,42 Hòa Bình 31.386 2,02 Đắk Lắk 17.135 1,10 Đắk Nông 10.311 0,66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ trên đã phân tích, dân tộc Thái là thành phần chiếm đa số trong tổng số dân cƣ của huyện Mai Châu. Với số lƣợng 29.855 ngƣời (năm 2010), ngƣời Thái ở Mai Châu chiếm 59,9% dân số toàn huyện, trên 95% tổng số ngƣời Thái trên toàn tỉnh và 2,02% ngƣời Thái trên cả nƣớc. Ngƣời Thái ở Mai Châu – Hòa Bình thuộc bộ phận ngƣời Thái Trắng.

Cùng trong cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt Nam, song ngƣời Thái Mai Châu có nhiều điểm khác so với cƣ dân Thái nơi đây. Trong lịch sử phát triển, ngƣời Thái ở Mai Châu thuộc ngành Thái Trắng, song lại có sự tách biệt với nhóm ngƣời Thái Trắng Tây Bắc nói chung do giai đoạn thành lập Mƣờng Thái tự trị (Sip Song Chu Tai) ngƣời Thái Trắng Mai Châu không nằm trong cộng đồng này, cùng với lịch sử phát triển, địa vực cƣ trú lâu dài và đặc điểm địa hình cũng tạo nên những nét riêng biệt của ngƣời Thái ở Mai Châu (Hòa Bình). Tuy nhiên, cƣ dân nơi đây cũng mang nhiều nét chung của ngƣời Thái Việt Nam.

Về nguồn gốc lịch sử di cƣ của ngƣời Thái Trắng ở Mai Châu, theo GS.Đặng Nghiêm Vạn trong tác phẩm Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người

Thái Mai Châu, họ có nguồn gốc từ bộ phận ngƣời Thái Trắng ở nơi đầu

nguồn sông Hồng, vùng đất Mƣờng Hƣớc Pƣớc Khà thuộc tỉnh Lào Cai ngày nay. Tổ tiên của họ là bộ phận ngƣời Thái ở phía Nam Trung Hoa (vùng đất Xixoong Bana cổ) di cƣ xuống vào thời kỳ biến động. Tổ tiên ngƣời Thái đến Mai Châu còn đƣợc thể hiện thông qua câu chuyện sau: Nhà tạo nọ có ba anh em trai, khi xưa ở vùng Bắc Hà vì thiếu đất và do đất có nhiều cỏ gianh quá, không trồng được cây gì nên họ đã rủ nhau xuôi theo sông Hồng đi tìm đất lập mường mới. Ba người đi dọc theo bờ sông thì thấy toàn người Mường sinh sống, xuống vùng đồng bằng thì thấy người Kinh đã định cư ở đó, họ bèn ngược lên thác Bờ. Tới đây, người anh cả chia tay hai em lấy thuyền độc mộc đi tìm đất. Hai người em tới bãi Xang, chỗ suối Rút rẽ vào thì thấy một đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáo bay từ hướng Mường Mùn ra, cho là điềm lành nên họ rẽ vào Mường Mùn, đến Bó Luông, hai người thấy một nguồn nước có thể đắp phai, xẻ mương làm ruộng được, nhưng thấy ruộng hẹp quá, họ đi tiếp. Đến Chiềng Châu thấy có đất rộng, người em thứ hai dừng chân và khấn xin tổ tiên ở lại. Người em út vẫn chưa vừa ý nên xin anh cho đi xa hơn. Tiếp tục xuôi xuống chỗ có đồng ruộng thì dừng lại và đặt tên đất đó là Mường Lầu, Mường

Khoòng [30,tr.160]. Tiếng Thái “lầu” là “ta”, “khoòng” là “luật lệ”, Mƣờng

Lầu và Mƣờng Khoòng có nghĩa là mƣờng của chúng ta, chúng ta cùng theo một luật lệ với Mƣờng Mùn. Điều đó cũng cho thấy, giống nhƣ các nhóm Thái khác, các chúa đất Thái Mai Châu từ khi lập nghiệp đến nay đều tuân thủ các luật tục Thái nói riêng và luật lệ chung của cả nƣớc.

Trƣớc đây Mai Châu còn đƣợc gọi là Mƣờng Mai, Mƣờng Mùn. Trải qua hơn sáu thế kỷ xây dựng và phát triển, cộng đồng ngƣời Thái ở Mai Châu đã có nhiều bƣớc tiến trong lịch sử phát triển của dân tộc mình. Khi mới lập nghiệp trên đất Mai Châu, tổ tiên ngƣời Thái đã ý thức rõ ràng cội nguồn của mình để từ đó gìn giữ và phát huy những nét văn hóa đặc trƣng vốn có của dân tộc, họ cũng tạo lập cho mình một cộng đồng, xã hội riêng biệt đầy đủ trên cơ sở tôn trọng luật lệ của Mƣờng Mùn, Mƣờng gốc của ngƣời Thái Mai Châu. Với vai trò là cửa ngõ lên vùng Tây Bắc đất nƣớc, nằm ở vị trí nối thông hai vùng đất của sông Mã và sông Đà, huyện Mai Châu không ngừng giao lƣu kinh tế, văn hóa với các huyện trong tỉnh và với các vùng lân cận. Do đó, bên cạnh bản sắc truyền thồng, ở Mai Châu nói chung và trong cộng đồng ngƣời Thái Mai Châu nói riêng đã có nhiều thay đổi trong quan niệm và cả trong đời sống thực tế.

Trong thời kỳ đổi mới, các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc góp phần quan trọng ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc ở Mai Châu. Là thành phần chủ yếu trong cơ cấu dân số của huyện, ngƣời Thái ở Mai Châu luôn là dân tộc đi đầu trong việc thực hiện các chính sách và đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc thành tích đáng kể. Năm 2010, các hộ ngƣời Thái trong tổng số 23 xã, thị trấn của Mai Châu đều đã có nhà ở đầy đủ, đƣờng điện đã tới đƣợc từng hộ. Tỷ lệ hộ nghèo trong các xã ngƣời Thái giảm xuống đáng kể từ 34%(năm 2006) còn 22%(năm 2010)[32].

1.3.2. Hoạt động kinh tế - xã hội

Ngƣời Thái ở Mai Châu chủ yếu là cƣ dân nông nghiệp làm ruộng nƣớc ở miền thung lũng, nằm giữa những dãy núi đá cao. Bằng cách khai thác các thung lũng, tận dụng phù sa các con sông trong vùng, đồng bào ở đây đã tạo nên những cánh đồng màu mỡ nhƣ Mƣờng Pa, Mai Thƣợng, Mai Hạ. Cũng nhƣ ngƣời Thái Việt Nam, họ rất giỏi thiết lập các hệ thống thủy lợi nhỏ để ruộng có nƣớc với bốn biện pháp cơ bản là mƣơng (đào mƣơng), phai (đắp phai), lái (nắn dòng và lập hệ thống thủy lợi nhỏ), lín ( đặt máng). Ngƣời Thái Trắng ở Mai Châu đã tích lũy đƣợc kỹ thuật canh tác từ khi tới đây xây dựng bản mƣờng với việc sử dụng sức kéo của trâu, bò trong cày, bừa đất làm ruộng. Ngày nay, nhờ tiếp thu và kết hợp sử dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong các khâu: giống, phân bón, kỹ thuật canh tác... nên năng suất lúa của ngƣời dân ở các bản Thái ngày càng đƣợc nâng cao, tính đến năm 2001, sản xuất lƣơng thực của huyện đạt 32,93 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng trung bình năm là 6,09% [32].

Ngoài ra, sống ở những thung lũng và nơi rừng núi hiểm trở, nƣơng rẫy là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống sản xuất của ngƣời Thái Trắng ở Mai Châu. Trên các nƣơng rẫy, ngƣời Thái có thể canh tác rau, quả, cây lƣơng thực và các sản phẩm cây công nghiệp nhƣ bông, chàm phục vụ cho ngành thủ công dệt thổ cẩm nổi tiếng của cƣ dân Thái nơi đây. Với tập quán sản xuất của cƣ dân làm ruộng nƣớc, làm nƣơng, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công, xã hội ngƣời Thái Trắng ở Mai Châu đã sớm hình thành nền kinh tế tự cấp, tự túc mang đậm tính chất tự nhiên. Hiện tƣợng này hiện nay vẫn còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tồn tại và phổ biến trong một số xã, bản vùng sâu, vùng xa của huyện nhƣ ở Lọng Xắng, Phày, Pùng (Bao La),Tân Dân, Tấu Mà (Cun Pheo), Pu, Sun, Te..(Xăm Khèo), Tân Mai... ở những xã này, do điều kiện địa hình, ngƣời dân chủ yếu tự canh tác phục vụ đời sống, những yếu tố kinh tế mới chỉ mới bắt đầu du nhập từ việc thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy vậy cũng do vị trí địa lý của mình, cƣ dân Thái ở Mai Châu lại có điều kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa sang Lào, nhƣ trong một số bài ca dao hay dân ca Thái Mai Châu có đề cập đến việc các chàng trai Thái có mang trâu, bò, vải vóc đi trao đổi buôn bán ở những nơi này:

“...Làm nhà ông, người Chiềng Cồng nộp dui và dát Người Mường Lát nộp xà ngang, xà dọc, Người Chiềng Đè nộp xà dọc với đòn tay,

Người Dan Bẩu về dâng thuốc phiện...” [39,tr.148].

Ngƣời Thái cũng là dân tộc biết chăn nuôi gia súc, gia cầm và đây cũng là một hình thức kinh tế quan trọng của ngƣời Thái ở Mai Châu. Ngoài chăn nuôi gia súc truyền thống nhƣ trâu, bò, gà, lợn, hình thức nuôi các trong các ao hồ cũng rất phổ biến và là nguồn thức ăn cho đời sống của họ.

Trong sản xuất kinh tế- xã hội ngƣời Thái ở Mai Châu hiện nay vẫn còn bảo lƣu nhiều hình thức kinh tế chiếm đoạt tự nhiên nhƣ hái lƣợm, săn bắt, đánh bắt cá trên sông, ao, hồ. Công việc hái lƣợm thƣờng đƣợc phụ nữ và trẻ em thực hiện, trƣớc đây sản phẩm hái lƣợm thƣờng là nguồn cung cấp thức ăn khá quan trọng trong đời sống của ngƣời Thái nơi đây, họ thƣờng hái các loại rau, củ, quả, măng, nấm rừng... hay các loại lá, củ, rêu, tảo, tôm, cua, ốc ở ven các con suối, sông... họ thƣờng hái lƣợm quanh năm; đối với ngƣời Thái, nếu nam giới không đi săn đƣợc thì cũng không mấy ảnh hƣởng tới bữa ăn hàng ngày của gia đình, nhƣng nếu phụ nữ không đi hái lƣợm đƣợc sẽ không có rau xanh, bữa ăn sẽ trở nên thiếu thốn hơn. Ngày nay, do cuộc sống hội nhập, việc canh tác đƣợc mở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rộng với nhiều hình thức, cung cấp đầy đủ lƣơng thực cho gia đình, việc hái lƣợm của ngƣời phụ nữ và trẻ em dù vẫn đƣợc duy trì, nhƣng không còn là nguồn cung cấp thức ăn chính trong gia đình nữa. Sản phẩm của họ không còn phong phú nhƣ trƣớc, giờ đây các sản phẩm hái lƣợm thƣờng là các loại thảo dƣợc, hoa quả, nấm, măng... để bán góp phần phục vụ cho kinh tế gia đình, sản phẩm hái lƣợm nổi tiếng hiện nay của ngƣời Thái ở Mai Châu là cây thuốc Giảo

Cổ Lam, vị thuốc đem lại nguồn thu nhập khá cho ngƣời dân nơi đây.

Bên cạnh hái lƣợm, đánh bắt cá và săn bắt cũng là những loại hình kinh tế phổ biến của ngƣời Thái Mai Châu. Ngƣời Thái ở đây sống gắn bó chặt chẽ với các con sông, suối nên việc đánh bắt cá ở các con sông, suối đƣợc coi nhƣ một nguồn sống của họ. Hàng năm, ngƣời Thái còn có hình thức đánh bắt cá tập thể, gọi là tục phai, theo ông Khà Văn Dấng, ngƣời nghiên cứu về dân tộc Thái ở Mai Châu hiện nay, đây tức là ở các đoạn sông, suối lớn, sâu bị Bản hay Mƣờng cấm đánh bắt trong một thời gian có thể là một đến 2 năm, hết thời gian cấm thì cả Bản, Mƣờng cùng nhau tới đó đánh bắt, chia nhau cùng ăn, đây đƣợc xem nhƣ một ngày hội của ngƣời Thái mỗi năm. Trƣớc kia, săn bắn cũng là một hình thức kinh tế phổ biến của ngƣời Thái ở Mai Châu. Đi săn và đánh bẫy đƣợc xem là niềm vui của nam giới với hình thức săn tập thể phổ biến ở bản làng ngƣời Thái. Hiện nay, việc bảo tồn muông thú quý hiếm trở thành ý thức chung trong mỗi công dân thái, do đó, ngƣời Thái trở lại với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo nguồn lƣơng thực và thực phẩm phục vụ cho đời sống, đồng thời cũng góp phần phát triển kinh tế gia đình thông qua hoạt động trao đổi buôn bán.

Trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, nghề dệt vải đƣợc coi là ngành quan trọng của ngƣời Thái. Ngƣời Thái ở Mai Châu từ lâu đã biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. truyền thống này đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là một nghề thủ công cổ truyền có tính tiêu biểu và đặc thù trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh hoạt văn hóa của ngƣời Thái. Nghề dệt cổ truyền ngoài đóng vai trò phản ánh tiêu biểu những đặc trƣng kinh tế, xã hội và văn hóa của ngƣời Thái. Từ những chất liệu vải tự dệt ra, họ tự tay may lấy những bộ quần áo, thêu thùa trang trí hoa văn cho những bộ trang phục đƣợc đặc sắc và phù hợp với các lứa tuổi, tầng lớp và các hoạt động sinh hoạt, lao động xã hội. Những sản phẩm dệt thủ công của ngƣời Thái ở Mai Châu nói riêng cũng nhƣ các mặt hàng thổ cẩm của các dân tộc thiểu số nói chung đã trở thành những mặt hàng nổi tiếng trong cả nƣớc và đƣợc tiêu thụ khá mạnh. Nhờ đó, nghề dệt thủ công đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể bên cạnh nguồn thu từ nông nghiệp ở các gia đình Thái ở Mai Châu.

Ngoài nghề dệt là nghề chủ yếu, thủ công nghiệp của ngƣời Thái ở Mai Châu cũng khá đa dạng, các nghề đan lát, rèn, làm mộc và nghề kim hoàn là những nghề thủ không thể thiếu trong đời sống của ngƣời Thái ở Mai Châu. Nhìn chung, nghề thủ công nghiệp của ngƣời Thái ở Mai Châu hiện nay vẫn còn mang tính gia đình là chỉ yếu, do đó chất lƣợng và số lƣợng của sản phẩm thƣờng chƣa đƣợc đều đặn. Đa phần, các hộ gia đình ngƣời Thái ở các xã khó khăn của huyện con trong tình trạng thiếu thốn khá nhiều, do đó cơ sở vật chất cho việc sản xuất thủ công nghiệp còn nghèo, chƣa thực sự có sự đầu tƣ theo hình thức kinh doanh, sản xuất hàng hóa[30,tr.150].

Ngoài những nghề thủ công nghiệp truyền thống, trong khoảng gần hai thập kỷ nay, đặc biệt là từ khi đất nƣớc bắt đầu hội nhập, đời sống kinh tế ngƣời dân đƣợc nâng cao, trong các Bản ngƣời Thái ở Mai Châu bắt đầu du nhập một hình thức kinh doanh mới, là ngành dịch vụ du lịch. Ban đầu, việc

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và đặc trưng văn hóa bản người thái ở huyện mai châu tỉnh hòa bình giai đoạn 1986-2010 (Trang 25 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)