1.3 Vai trò và đặc điểm của biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
1.3.2.1 Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên
Đường BGTĐL giữa Việt Nam và Trung Quốc chạy qua một khu vực địa hình rất phức tạp và có độ cắt xẻ địa hình lớn, thấp dần từ Tây sang Đơng. Bảy tỉnh biên giới phía Bắc thường được chia làm hai khu vực là Đông Bắc gồm Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh; Tây Bắc gồm Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Địa hình khu vực Đông Bắc chủ yếu là núi cao trung bình, núi thấp và đồi, đặc biệt từ sơng Chảy về phía Đơng. Địa hình khu vực Tây Bắc là miền núi hiểm trở bậc nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trải rộng từ thượng nguồn sông Mã đến thung lũng sông Hồng, lan sang một phần cho đến thung lũng sông Chảy. Ở Điện Biên và Lai Châu, vùng biên giới có độ cao từ 2500 – 3076 m, núi cao trên 1000 m chiếm tới 50% diện tích tự nhiên. Xen kẽ giữa các núi cao là thung lũng sâu và hẹp do vậy quá trình bào mòn, xâm thực diễn ra mạnh mẽ. Ở Lào Cai thì biên giới ở độ cao là 1200 – 1600 m, địa hình có độ dốc lớn, phân bậc và chia cắt mạnh. Ở Hà Giang từ 1500 – 2250 m, phần lớn diện tích tự nhiên là núi cao. Địa hình của Cao Bằng có địa hình phức tạp, hiểm trở với núi có độ cao trung bình 700 – 1000 m đã chiếm khoảng 50% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình tỉnh Lạng Sơn giống như ngọn núi khổng lồ án ngữ cửa ngõ khu vực Đơng Bắc với độ cao trung bình 252 m so với mực nước biển. Cuối cùng là Quảng Ninh với đồi núi xen kẽ thung lũng và đồng bằng. Chạy dọc đường biên giới thuộc tỉnh là dãy núi Đơng Triều – Bình Liêu với độ cao trung bình 500 m so với mực nước biển25
. Địa hình nơi đây có nơi thuận lợi, có nơi khó khăn cho việc phát triển kinh tế; qua lại, lưu thông giữa hai bên biên giới nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới nước ta. Điều kiện địa hình hiểm
25. GS. Vũ Dương Ninh (Ch.b), Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Nxb. Công an nhân dân, 2010, tr. 12-20.
21
trở đồng thời cũng là thách thức lớn cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là BĐBP khi thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới.
Sông, suối tại KVBG phía Bắc này chiếm một vị trí quan trọng đối với đường BGTĐL giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đường BGTĐL Việt – Trung dài 1449,566 km thì đường biên giới trên sơng suối là 383,914 km, chiếm xấp xỉ 26,5% chiều dài đường biên giới. Đoạn biên giới trên chạy qua 33 sông, suối26. Hệ thống sơng ngịi ở đây có độ dốc lớn, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; đa phần là sông, suối nhỏ, khe lạch, nhiều ghềnh thác ít có giá trị về giao thơng đường thủy; có một đoạn sơng Hồng, một đoạn sông Ka long và một đoạn sơng Bắc Ln là có thể sử dụng vào mục đích giao thơng đường thuỷ cho tàu, thuyền có trọng tải nhỏ nhưng cũng phải cải tạo cho thơng thống mới sử dụng được27. Chế độ lưu lượng nước lớn tuy nhiên lượng nước dao động theo mùa rõ rệt, mùa mưa lũ do mưa lớn, địa hình dốc khiến tốc độ dịng chảy tăng nhanh, mực nước sơng dâng cao, chảy xiết, lịng sơng mở rộng, gây ra lũ lụt, lũ quét có sức tàn phá lớn. Về mùa khơ ít nước, lịng sơng thu hẹp lại, nhiều sơng có thể lội qua được. Sông, suối biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong điều kiện tự nhiên khi nước dâng cao và chảy mạnh có thể gây xói lở bờ, đổi dịng, biến đổi địa hình lịng sơng, dẫn đến thay đổi hướng đi của đường biên giới. Nhìn chung, sơng, suối biên giới tại KVBG phía Bắc có giá trị sử dụng vào mục đích giao thơng đường thủy thấp; các hiện tượng xói lở, đổi dịng gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý biên giới.
Tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này cũng có nhiều đặc điểm riêng biệt. Về khoáng sản ở vùng biên giới phía Bắc có số lượng lớn các loại khoáng sản nhưng phân bố rất phân tán, trữ lượng ít. Hiện nay có một số mỏ Apatit ở Lào Cai, mỏ thiếc, kẽm ở Cao Bằng và mỏ than có trữ lượng lớn ở Quảng Ninh đang được đưa vào khai
26. Hệ thống sơng, suối biên giới gồm có Nậm Náp, sơng Đà, Nậm Là, Nậm Lé, Nậm La, Nậm Cúm, Phin Ho, Lũng Pô, sông Hồng, Nậm Thi, Bát Kết, sông Xanh, sông Chảy, Hà Pổ, Suối Đỏ, Nậm Cư, Nà La, Nho Quế, suối cửa Sóc Giang, Quậy Sơn, suối Bản Kiềng, sông Bắc Vọng, suối Mo, suối Thâm Coỏng, suối Bản Có, suối Khuổi Lạn, sông Kỳ Cùng, Tài Vằn, Nà Sa, Đồng Mô, Bỉ Lao, Ka Long, Bắc Luân. Trong đó đoạn biên giới ngắn nhất là đoạn chảy qua sông Nậm Na với chiều dài 0.138km, đoạn dài nhất chảy qua sông Ka Long với chiều dài 48.73 km (theo Trương Như Vương - Hoàng Ngọc Sơn - Trịnh Xuân Hạnh, Lịch sử biên
giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng, Nxb. Công an nhân dân, 2007).
28. Trương Như Vương - Hoàng Ngọc Sơn - Trịnh Xuân Hạnh, Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt
22
thác. Động thực vật ở KVBG phía Bắc rất phong phú, đa dạng cả về hệ địa – sinh thái, về thành phần lồi và về cơng dụng. Về động vật, Sách đỏ Việt Nam ghi nhận 365 lồi. Về thực vật, có các loại cây gỗ quý như trám đen ở Mường Nhé (Điện Biên), đẳng sâm, hà thủ ô đỏ, pơ-mu28… Núi rừng biên giới phía Bắc từ lâu đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân các dân tộc vùng này sinh tồn, phục vụ cuộc sống hàng ngày đồng thời phát triển kinh tế rừng. Không những thế, rừng biên giới cịn có vai trị tránh sạt lở, giữ gìn hiện trạng đất đai của nước ta tại khu vực này.