Đặc điểm điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Vấn đề quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền giữa việt nam và trung quốc (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 80)

1.3 Vai trò và đặc điểm của biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc

1.3.2.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Thứ nhất, về dân cư khu vực biên giới

Dân cư ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đại bộ phận là dân tộc thiểu số, gồm hơn 20 dân tộc như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa, Lơ Lơ, Dáy, Hà Nhì, Tu Dí, Phù Lá, Mường, U Nì, Sán Chỉ, Mãn, Cỏ Xung, Xạ Phong... Căn cứ vào đặc điểm về sinh hoạt kinh tế, văn hóa có thể chia dân cư biên giới làm hai khu vực rõ rệt. Vùng dân tộc định canh định cư tập trung ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang và vùng người Thái ở Lai Châu, đời sống của cư dân này khá ổn định. Vùng dân tộc du canh du cư phải dựa vào núi rừng làm rẫy như người H’Mông, Dao và các dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Tạng – Miến. Các dân tộc ở biên giới phía Bắc từ đời này qua đời khác lấy nghề trồng trọt lúa nước và lúa nương làm nghề sống chính của mình, sau đó là nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn, đánh cá, thu nhặt lâm sản, nghề thủ công cổ truyền. Tuy nhiên, đời sống nhân dân vẫn cịn rất khó khăn (trừ Quảng Ninh) do phương thức canh tác cịn thơ sơ, kinh tế kém phát triển29

. Song hành cùng đói nghèo là trình độ dân trí cịn thấp, đặc biệt là người dân cư trú ở khu vực địa hình núi non hiểm trở. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với chính sách phát triển biên mậu của hai nước, kinh tế vùng đã có những bước khởi sắc nhất định, Lào Cai với vị trí địa lý của mình đã nổi lên giữ vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước. Do đã có q trình phát triển từ lâu đời, trong KVBG (trừ Điện Biên, Lai Châu) đều là những vùng dân cư cư trú sinh sống khá đông đúc ở sát đường biên giới, có

28. Nguyễn Chí Huyên (Ch.b), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb.

Văn hóa dân tộc, 2000, tr. 22-25.

29. Nguyễn Chí Huyên (Ch.b), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb.

23

quan hệ mật thiết lâu đời, thường có quan hệ thân tộc, cùng dòng họ, cùng phong tục tập quán, tiếng nói. Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của đường BGTĐL Việt – Trung. Cũng từ những đặc điểm này đã nảy sinh nhiều phức tạp về hôn nhân, ma chay, cư trú, đi lại qua biên giới. Đây cũng là địa bàn bọn xấu thường xuyên lợi dụng để tuyên truyền đạo trái phép; tuyên truyền, vu khống, nói xấu chế độ, Đảng, chính quyền sở tại nhằm gây mất ổn định chính trị, gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong giải quyết về biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc. Đây là một vấn đề nan giải, tuy vậy, nếu BĐBP thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, gây dựng được niềm tin với đồng bào các dân tộc biên giới phía Bắc thì đây sẽ trở thành yếu tố quan trọng để phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức bảo vệ quốc gia, lịng tự tơn dân tộc.

Thứ hai, về cơ sở hạ tầng

Địa hình cắt xẻ mạnh, núi non hiểm trở là khó khăn lớn cho việc phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng ở khu vực này. Cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới kém phát triển, đường ô tô đến các cửa khẩu, các đường vành đai ở quá xa biên giới, chưa thông tuyến và xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống đường liên xã còn nghèo nàn, nhiều vị trí trên đường biên, vị trí mốc giới phải đi bộ nhiều ngày đường mới tới nơi. Hiện nay, hai nước hợp tác mở các cặp cửa khẩu, các đường qua lại tạm thời để phục vụ cho phát triển biên mậu. Trong số 9 cặp cửa khẩu ở biên giới hai nước có 5 cặp cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Lào Cai – Hà khẩu (đường bộ), Lào Cai – Hà Khẩu (đường sắt), Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Đồng Đăng – Bằng Tường (đường sắt), Móng Cái – Đơng Hưng30. Các cặp cửa khẩu của hai nước có vai trị quan trọng trong phát triển việc qua lại và thúc đẩy hoạt động biên mậu nói riêng và giao lưu thương mại của khu vực nói chung.

Ngồi ra, khơng thể khơng nói tới tiềm năng du lịch của các tỉnh biên giới phía Bắc với các danh thắng thác Bản Giốc, núi Phanxiphăng, thị trấn Sa Pa…

Tại sao phải tìm hiểu lịch sử, vai trò và đặc điểm của đường BGTĐL Việt – Trung? Câu trả lời là từ chính những yếu tố này, chúng ta có thể tạo dựng cách thức quản lý biên giới sao cho phù hợp nhất. Mỗi một đối tượng quản lý có những đặc

30. Phụ lục Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.

24

điểm khác biệt của riêng mình, do đó khơng thể áp đặt ngun xi một mơ hình nào dù đã thành cơng khi áp dụng với đối tượng này để tiến hành với đối tượng quản lý kia. Xuất phát từ các yêu cầu đó, muốn thực hiện tốt chức năng quản lý biên giới phía Bắc của mình, chủ thể quản lý phải am hiểu tường tận lịch sử, vai trò và đặc điểm của BGTĐL Việt – Trung. Vấn đề quản lý biên giới sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau của khóa luận.

25

CHƢƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BIÊN GIỚI TRÊN

ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC. 2.1 Nguyên tắc tiến hành quản lý nhà nƣớc về biên giới trên đất liền

Nguyên tắc QLNN trong bất kì lĩnh vực nào cũng phải xây dựng trên vị trí, tính chất của lĩnh vực đó, do đó, các nguyên tắc khi tiến hành QLNN về BGTĐL Việt – Trung cũng phải dựa trên yêu cầu đặc thù của quản lý biên giới, các đặc điểm riêng biệt của tuyến BGTĐL Việt – Trung và phải đặt trong bối cảnh, tình hình hiện nay. Muốn quản lý tốt tuyến biên giới này cần phải nắm vững các nguyên tắc sau:

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; sự chỉ đạo của Nhà nước trong công tác đối ngoại ở khu vực và với Trung Quốc

Trong giai đoạn tới, về công tác đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương trong văn kiện Đại hội X: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế” với các quốc gia trên tinh thần: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”. Quan hệ với các nước láng giềng, các quốc gia trong khu vực tiếp tục được đẩy mạnh, phát triển tồn diện trong nhiều lĩnh vực với mục tiêu hịa bình, hợp tác, cùng nhau phát triển. Đặc biệt quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được nâng lên tầm “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” qua chuyến viếng thăm của một loạt các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước của hai quốc gia, hai bên đang tích cực triển khai nhiều biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước; xây dựng quy hoạch tổng thể thúc đẩy toàn diện hợp tác trên các lĩnh vực.

2.1.2 Nguyên tắc nắm vững những quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của Nhà nước ta đối với vấn đề biên giới, lãnh thổ nói chung và quản lý nhà nước về biên giới nói riêng

Muốn quản lý tốt vấn đề biên giới thì cần phải nắm vững các quy định pháp luật hiện hành về BGQG, các quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc cho mọi hoạt động

26

của các cơ quan có chức năng QLNN về biên giới cũng như cá nhân, tổ chức khác tham gia vào quan hệ pháp luật này. Đây là bộ khung pháp lý đã được xây dựng dựa trên đàm phán, thống nhất của các quốc gia liên quan và sự nội luật hóa pháp luật của nước ta. Những quy định pháp luật cần nắm vững trong công tác quản lý nhà nước về BGTĐL giữa Việt Nam và Trung Quốc là các điều ước quốc tế song phương và đa phương về BGTĐL đã được hai nước ký kết và các văn bản pháp luật trong nước về biên giới và quản lý biên giới ở khu vực này. Hệ thống các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật trong nước liên quan đến hoạt động QLNN về BGTĐL giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được trình bày ở phần sau của khóa luận. Do tính chất quản lý BGTĐL ln có quan hệ và động chạm đến lợi ích của nước ta và các nước láng giềng, cơ quan có thẩm quyền quản lý hàng ngày phải tiếp xúc, giải quyết rất nhiều các yêu cầu, nguyện vọng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức qua lại biên giới với địa vị pháp lý, thành phần đa dạng, phong phú. Do vậy, phải lấy pháp luật làm căn cứ để thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình. Có như vậy mới đảm bảo hài hịa lợi ích quốc gia và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở KVBG. Các cá nhân có thẩm quyền khi tìm hiểu những quy định pháp luật về quản lý biên giới không chỉ dừng lại ở nắm về số lượng văn bản, điều luật mà còn cần phải hiểu rõ các quy định pháp luật đó, tại sao lại quy định như vậy, nội dung cụ thể, cơ chế áp dụng, thẩm quyền của mình tới đâu, có liên hệ mật thiết tới các văn bản pháp luật nào… Để có thể biết và hiểu pháp luật cần địi hỏi trình độ nhất định của cán bộ, cá nhân được trao quyền quản lý.

2.1.3 Nguyên tắc nắm vững đặc điểm tự nhiên, xã hội, thực trạng BGQG

Nếu nắm vững quy định pháp luật quốc tế và quy định pháp luật quốc gia về biên giới là điều kiện cần thì nắm vững đặc điểm, thực trạng của biên giới là điều kiện đủ. Giống như khi thực hiện một cơng việc, cần phải tìm hiểu cả khía cạnh lý thuyết và thực tế thì mới thực hiện và thực hiện tốt được cơng việc đó. Như vậy có nghĩa các cơ quan có thẩm quyền trước hết phải biết sẽ quản lý đối tượng nào, đặc điểm ra sao thì mới có thể làm tốt cơng việc của mình. Đối với BGTĐL Việt Nam – Trung Quốc, như đã trình bày ở mục 1.2 và 1.3 chương 1 của khóa luận này, đây là đường biên giới có nhiều yếu tố đặc thù. Khi tìm hiểu có thể thấy để quản lý, bảo vệ tốt biên giới Việt – Trung thì gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại như địa hình chia cắt, hiểm trở khiến cơng tác tuần tra, kiểm tra khó khăn; thành phần dân tộc đa dạng, đa tơn giáo nhưng

27

trình độ dân trí cịn thấp rất dễ bị bọn phản động lôi kéo tham gia chống phá Nhà nước, dễ bị tội phạm bn lậu dụ dỗ tham gia vận chuyển hàng hóa cho chúng theo các đường tiểu ngạch… Muốn giải quyết được khó khăn đó thì cơ quan có thẩm quyền cần phải am hiểu tình hình, địa bàn quản lý của mình. Chính từ việc bám sát địa bàn quản lý, áp dụng trên thực tế các quy định pháp luật mà cơ quan có thẩm quyền quản lý biên giới có khả năng kiến nghị với cấp trên nhằm chỉnh lý, hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.

2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo biên giới hịa bình, ổn định đi đơi với phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội

Xu thế tồn cầu hóa đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của chúng ta về sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, mạnh mẽ và có tính chi phối cao nhất là về kinh tế. Tồn cầu hóa kinh tế là một q trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi BGQG, hướng tới phạm vi tồn cầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, lao động… được vận động thơng thống; các nền kinh tế ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau và tùy thuộc lẫn nhau. Như vậy, tồn cầu hóa là sự mở rộng thị trường ra ngồi BGQG, là thị trường càng ngày càng ít bị ràng buộc bởi địa lý lãnh thổ và sự ngăn cách của yếu tố biên giới. Có một số học giả phương Tây cịn cho rằng biên giới là vật cản đối với q trình tồn cầu hóa, nó làm tăng khoảng cách vận chuyển, cắt đứt mạng lưới thị trường và làm hạn chế quy luật cạnh tranh của thị trường. Tuy nhiên, đây chỉ là sự biện minh cho ý đồ xâm phạm lợi ích kinh tế của các quốc gia khác. Bối cảnh thời đại thay đổi khiến những nhà lập pháp cũng phải có cái nhìn đổi mới để phù hợp với thực tế và tương lai. Trước đây, đường biên giới chỉ có chức năng phân định chủ quyền, phân cách lãnh thổ quốc gia. Trong quá khứ, sức mạnh quân sự của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu Á luôn được đề cao, lực lượng quân đội hùng mạnh là phương tiện để xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia khác. Do vậy, biên giới phải làm tốt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững biên cương. Nhưng trong thời đại ngày nay, với sự ra đời của tồn cầu hóa thì biên giới phải trở thành cửa ngõ quốc gia, nơi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế, giao thương buôn bán với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng khơng vì phục vụ cho chính sách mở cửa, phát triển kinh tế mà quên đi nhiệm vụ lâu dài của biên giới là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

28

Thực tế cho thấy, chính trong thời đại các ưu tiên dành cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội được chú trọng thì một yếu tố thuộc an ninh, quốc phòng như biên giới lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc ngăn chặn những tác động tiêu cực của tồn cầu hóa đối với kinh tế, văn hóa… của một quốc gia. Chính q trình tồn cầu hóa lại địi hỏi các quốc gia phải tiến hành xây dựng một đường biên giới hịa bình ổn định để bảo vệ người dân khỏi những mối đe dọa từ bên ngồi. Đó là tác động tích cực của quản lý, bảo vệ biên giới đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ở chiều ngược lại, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng có những tác động tích cực đối với cơng tác quản lý nhà nước về biên giới. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với đời sống người dân KVBG sẽ ổn định, cơ sở hạ tầng vùng biên cương sẽ thay đổi…, các yếu tố vật chất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý biên giới. Như vậy, chúng ta cần thay đổi quan niệm về quản lý biên giới hiện nay gồm cả hai chức năng: biên giới – ngăn cách và biên giới – hợp tác. Để làm được điều đó, cần phải:

Trước hết, đảm bảo sự kết hợp kinh tế với quốc phịng trong cơng tác bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG. Sự kết hợp này phải đảm bảo cho cả phát triển kinh tế và quốc phòng đi đúng quy luật khách quan của nó. Như vậy, các cơ quan chức năng phải tránh việc hạ thấp yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG, buộc công tác bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG phải tuân theo những mục tiêu phát triển của kinh tế, hoặc vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ lợi ích quốc phịng trong bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG.

Để giải quyết hài hịa mối quan hệ về lợi ích giữa phát triển kinh tế và tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia thì phải lồng ghép các lợi ích kinh tế, quốc phịng ngay trong mỗi lĩnh vực. Trong phát triển kinh tế phải tìm ra những phương hướng biện pháp, cách thức, hình thức khả thi, phù hợp với khả năng thực tế của kinh tế, giảm bớt đến mức thấp nhất những căng thẳng, khó khăn khơng cần thiết cho kinh tế,

Một phần của tài liệu Vấn đề quản lý nhà nước về biên giới trên đất liền giữa việt nam và trung quốc (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)