Về mục đích bóc lột

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa hành vi buôn bán người tại việt nam và vấn đề thực thi các quy định có liên quan đến nghị định thư về phòng chống tội phạm buôn bán người năm 2000 (Trang 25)

1.3 Hành vi buôn bán người theo Nghị Định Thư về ngăn ngừa, trấn áp, trừng trị việc

1.3.2.3 Về mục đích bóc lột

Hành vi bóc lột bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nơ lệ hoặc những hình thức tương tự nơ lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể;

NĐT năm 2000 chỉ liệt kê những mục đích bóc lột được coi là ―ít nhất‖ (―at a minimum‖) để tội phạm được cấu thành mà không giới hạn phạm vi của yếu tố này. Hành vi buôn bán người được vẫn được coi là tội phạm ngay cả khi việc bóc lột chưa diễn ra trên thực tế, chỉ cần chứng minh được ý định đặt một người vào tình trạng bị bóc lột thì tội phạm đã được cấu thành [47- tr. 70].

Bóc lột mại dâm và các hình thức tình dục khác: NĐT năm 2000 không định

nghĩa về khái niệm này, theo Luật mẫu của UNODC thì bóc lột mại dâm là việc nhận được lợi ích tài chính hay lợi ích vật chất khác từ việc mại dâm người khác [69- tr. 14] [66- tr. 334]. Việc không đưa ra định nghĩa của hai thuật ngữ đó là kết qủa của quá trình đàm phán về NĐT với sự tham gia của hơn 100 quốc gia trên thế giới, do pháp luật và chính sách khác nhau của các nước liên quan tới hoạt động mại dâm người lớn, các quốc gia lo ngại rằng nếu tham gia NĐT họ sẽ phải thay đổi luật về hoạt động mại dâm của quốc gia mình.

Sự khơng thống nhất về mục đích bóc lột mại dâm được thể hiện thơng qua hai luồng quan điểm đối lập nhau của hai khối tổ chức phi chính phủ (NGO: nongovernmental organization) tham dự đàm phán về phạm vi của việc bóc lột mại dâm. Luồng quan điểm do Hội Liên Hiệp Chống Buôn Bán Người (CTAW: Coalition Against Trafficking in Persons) đại diện cho rằng, buôn bán người bao gồm mọi hình thức của việc tuyển mộ và vận chuyển người nhằm mục đích hoạt động mại dâm bất kể những hành vi tuyển mộ và vận chuyển ấy được thực hiện bằng thủ đoạn dùng vũ lực

Trang | 22 hoặc lừa dối hay khơng [35- tr.21]. Đứng ở khía cạnh nạn nhân, họ lập luận rằng, hoạt động mại dâm vốn đã là sự vi phạm nhân quyền vì thế nên bị loại trừ và trừng trị (không phải là việc trừng trị nạn nhân) [34- tr. 81]. Không một người nào, kể cả người lớn thật sự đồng ý tham gia vào hoạt động mại dâm và việc một người phụ nữ đồng ý tham gia vào hoạt động mại dâm là vô nghĩa, kể cả việc tham gia vào ngành cơng nghiệp tình dục [34- tr. 81]. Luồng quan điểm thứ hai do Hội kín về Nhân Quyền (The Human Rights Caucus) đại diện, trái ngược với luồng quan điểm thứ nhất. Trên cơ sở xem mại dâm như là một loại công việc (―a form of labour‖) [34- tr. 81] quan điểm này cho rằng, buôn bán người bao gồm những công việc hoặc dịch vụ được thực hiện bởi các hình thức như: lao động cưỡng bức, nô lệ hay khổ sai, tuy nhiên không bao gồm việc hoạt động mại dâm và cơng viêc tình dục khác diễn ra tự nguyện và khơng có sự ép buộc [34- tr. 81]. Điều đó có nghĩa là, hoạt động mại dâm (sex work) và bn bán người là hai vấn đề hồn tồn khác nhau và hành vi bn bán người nên được xác định dựa trên các yếu tố như: ép buộc, lừa dối, lạm dụng quyền lực hay những hình thức lạm dụng khác liên quan tới việc tuyển dụng hay điều kiện làm việc [34- tr. 81]. Họ cho rằng nên có sự phân biệt giữa hoạt động mại dâm người lớn (đặc biệt là phụ nữ) với mại dâm trẻ em [35- tr. 21]. Mọi hoạt động mại dâm trẻ em đều thuộc phạm vi của hành vi buôn bán người mà không cần quan tâm tới các yếu tố như lừa dối hay, cưỡng ép… được sử dụng [34- tr. 81]. Tuy nhiên, việc buôn bán người không tồn tại trong trường hợp, một người phụ nữ (người lớn) đồng ý để tham gia mại dâm mà khơng có bất kỳ sự cưỡng ép nào [35- tr. 21]. Do không đạt được sự thống nhất về vấn đề trên, NĐT đã khơng đưa ra khái niệm chính thức nào về mục đích bóc lột mại dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác. Thay vào đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ tự quy định về vấn đề trên theo quan điểm và chính sách của quốc gia mình [66- tr. 347]. Điều đó, một mặt có thể khiến cho việc tham gia vào NĐT năm 2000 sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với các quốc gia so với việc đưa ra định nghĩa tường minh về hai thuật ngữ đó [42-

Trang | 23 tr.4]. Mặt khác, việc quy đinh như vậy có thể dẫn tới sự tùy tiện trong việc quy định về vấn đề trên ở pháp luật quốc gia [47- tr. 72].

Lao động cưỡng bức, dịch vụ cưỡng bức: Với mục đích này, chúng ta có thể tham

khảo khái niệm được định nghĩa tại Khoản 1, Điều 2, Công ước về Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc năm 1930 như sau: ―là chỉ mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó khơng tự nguyện làm‖20 Trong khuôn khổ NĐT năm 2000, yếu tố trên có thể được hiểu là mọi cơng việc hoặc dịch vụ được thực hiện bởi một người dưới việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, (hoặc cưỡng ép) và với công việc hoặc dịch vụ được đề nghị mà người đó khơng có sự tự do và sự đồng thuận [66- tr 341]. Ngoại trừ một số cơng việc hoặc dịch vụ như: hình phạt lao động được tun bởi tịa án đối với tù nhân, nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ quốc gia đối với những người từ chối nhập ngũ, nghĩa vụ cơng dân thơng thường...[66 - tr.341]. Tình trạng bị cưỡng bức lao động được xác định dựa trên bản chất bất của mối quan hệ giữa người làm công và người chủ mà khơng phải dựa trên tính chất hợp pháp/ bất hợp pháp của công việc hoặc dịch vụ theo pháp luật quốc gia cũng như liệu cơng việc hay dịch vụ đó có được cơng nhận là một hoạt động kinh tế hay không [41- tr.6]. Như vậy, lao động cưỡng bức bao gồm việc bị cưỡng bức làm việc nhà máy, cưỡng bức mại dâm hoặc các dịch vụ tình dục cưỡng bức khác hay cưỡng bức ăn xin [69- tr. 15].

Nơ lệ hay các hình thức khác tương tự nơ lệ thực chất là nạn nhân bị ép buộc rơi vào lao động cưỡng bức [69 –tr.15]. Mặc dù, NĐT năm 2000 khơng đưa ra định nghĩa chính thức về khái niệm nô lệ và phạm vi của hình thức khác tương tự nô lệ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ NĐT năm 2000, định nghĩa về nô lệ và các hình thức khác tương tự như nô lệ được quy định trong Công ước bổ sung về xố bỏ chế độ nơ lệ,

20 ―all work or service which is exacted from any person under the menace of any penalty and for which the said person has not offered himself voluntarily‖

Trang | 24 bn bán nơ lệ, và các hình thức tương tự như chế độ nơ lệ năm 1956 (Công ước 1956) sẽ được áp dụng [66- tr. 342, 347]. Theo đó, Nơ lệ là một quy chế hay tình trạng của

một người bị (người khác) thực thi một hay tất cả những quyền sở hữu. (Điều 1 Công

ước Liên hợp quốc về nô lệ năm 1926 được nhắc lại trong khoản 1, Điều 7 Công ước bổ sung về xố bỏ chế độ nơ lệ, nơ lệ thương mại, và các hình thức tương tự như chế độ nơ lệ năm 1956). Hình thức tương tự như nơ lệ được quy định tại Điều 1, Công ước 195621 bao gồm những hình thức sau:22

a. Nơ lệ gán nợ, nghĩa là vị thế hay tình trạng nảy sinh từ cam kết của người mắc nợ lấy sự phục dịch của chính họ hoặc của một người phụ thuộc vào họ như là sự bảo đảm cho món nợ của họ với người khác, nếu giá trị của sự phục dịch đó, như được đánh giá hợp lý, khơng được sử dụng để thanh tốn nợ, hoặc thời hạn và tính chất sự phục dịch đó khơng được giới hạn và xác định;

b. Nơng nơ, nghĩa là tình trạng hay địa vị của một tá điền mà theo luật, tập quán

21

(a) Debt bondage, that is to say, the status or condition arising from a pledge by a debtor of his personal services or of those of a

person under his control as security for a debt, if the value of those services as reasonably assessed is not applied towards the liquidation of the debt or the length and nature of those services are not respectively limited and defined;

(b) Serfdom, that is to say, the condition or status of a tenant who is by law, custom or agreement bound to live and labour on land belonging to another person and to render some determinate service to such other person, whether for reward or not, and is not free to change his status;

(c) Any institution or practice whereby:

(i) A woman, without the right to refuse, is promised or given in marriage on payment of a consideration in money or in kind to her parents, guardian, family or any other person or group; or

(ii) The husband of a woman, his family, or his clan, has the right to transfer her to another person for value received or otherwise; or

(iii) A woman on the death of her husband is liable to be inherited by another person;

(d) Any institution or practice whereby a child or young person under the age of 18 years, is delivered by either or both of his natural parents or by his guardian to another person, whether for reward or not, with a view to the exploitation of the child or young person or of his labour.

Trang | 25 hay thỏa thuận, phải sống và lao động trên đất đai thuộc về người khác, và làm những cơng việc phục vụ nhất định cho người đó, cho dù được trả công hay không và không được tự do thay đổi địa vị của mình;

c. Bất kì thể chế hay tập tục nào mà theo đó:

i) Một phụ nữ bị hứa gả hay bị gả để thanh toán một khoản tiền hay hiện vật cho cha mẹ, người giám hộ, gia đình họ hay bất cứ cá nhân hay nhóm nào khác, mà người phụ nữ đó khơng có quyền từ chối; hoặc

ii) Chồng của một phụ nữ, gia đình hay dịng tộc của người đó có quyền nhưỵng người phụ nữ đó cho người khác để lấy tiền hoặc hàng hóa hoặc những thứ khác; hoặc

iii) Một phụ nữ khi chồng chết có thể bị buộc phải làm vợ thừa kế của người khác.

d. Bất kỳ thể chế hay tập tục nào mà theo đó một đứa trẻ hay người dưới 18 tuổi bị bố mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc cả hai giao cho một người khác, dù có nhận được sự đền bù hay không, nhằm lạm dụng đứa trẻ hoặc người dưới 18 tuổi đó hoặc nhằm bóc lột sức lao động của họ.

Trên thực tế nạn nhân thường được bọn bn người hứa hẹn sẽ tìm cho một cơng việc và tồn bộ chi phí do bọn chúng bỏ ra nhưng sau đó nạn nhân bị buộc phải làm việc cật lực để trả món nợ đó, khơng những thế bọn tội phạm thường tìm cách làm cho số nợ mà nạn nhân phải trả tăng lên đến mức họ khó có khả năng trả nổi. Họ chỉ có hai tới ba tiếng để nghỉ ngơi mỗi ngày và khơng được ăn uống một cách đang hồng, vệ sinh bản thân tối thiểu hầu như khơng có, và phải sống trong những khu nhà xập xệ thậm chí là với gia súc, gia cầm. Nếu không tuân theo mệnh lệnh của chủ họ sẽ bị đánh đập, dọa nạt, tra tấn hết sức giã man. Thực tế, những nạn nhân may mắn khi được cứu bị hoảng loạn về tinh thần, sa sút trí tuệ, suy nhược nghiêm trọng về thể chất.

Trang | 26

Lấy nội tạng: đây là hình thức bóc lột dã man [31- tr.5] và là sản phẩm của nạn buôn người hiện đại, vì chỉ khi kỹ thuật ghép tạng được phát minh và nhu cầu cần những bộ phận cơ thể thay thế thì mới xuất hiện hành vi này. Bị lấy đi nội tạng khiến nạn nhân chết dần chết mòn mà khơng có cách nào có thể cứu chữa. Nhu cầu ghép tạng rất lớn nhưng số lượng hiến tặng quá nhỏ đã khiến nôi tạng trở thành cơn sốt với giá của mỗi bộ phận như tim, thận lên tới hàng chục nghìn đơ la [19], đây là mảnh đất màu mỡ để bọn buôn người khai thác.

Liên quan tới mục đích này cần phải có sự phân biệt giữa hành vi buôn bán nội tạng (và mô, tế bào, bộ phận cơ thê) và hành vi buôn bán người với mục đích lấy nội tạng. Về mặt hành vi, bn bán người vì mục đích lấy nội tạng chỉ xảy ra nếu việc vận chuyển người với mục đich là để lấy nội tạng [42- tr.7]. Nghị Định Thư năm 2000 không bao gồm việc vận chuyển, buôn bán nội tạng một cách thuần túy [42– tr. 7] Đối tương tác động của hành vi buôn bán nội tạng là nội tạng (hoặc mô, tế bào, bộ phận cơ thể) mà không quan tâm là chúng được lấy từ người còn sống hay đã chết, còn con người cịn sống là đối tượng của hành vi bn bán người để lấy nội tạng [31- tr.55]. Trong khn khổ NĐT năm 2000 thì hành vi bn bán người nhằm mục đích lấy mơ, tế bào, bộ phận cơ thể… vẫn được xem là buôn bán người nếu các dấu hiệu về hành vi, thủ đoạn được thực hiện, bởi Nghị định thư chỉ quy định lấy nội tạng là một trong những mục đích bóc lột tối thiểu [66 – tr344].

1.3.3 Phân biệt hành vi buôn bán ngƣời và hành vi đƣa ngƣời di cƣ bất hợp pháp

Hành vi đưa người di cư bất hợp pháp và buôn bán người (trong trường hợp nạn nhân được vận chuyển qua biên giới) giống nhau ở chỗ: đó đều là việc đưa người từ trong nước đi đến một quốc gia khác nhưng bản chất của chúng hoàn toàn khác nhau.

Trang | 27 Điều 3(a), Nghị định thư về chống đưa người di cư đi bất hợp pháp bằng đường bộ, đường biển và đường không năm 2000, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về

chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia quy định: “Đưa người di cư đi bất hợp pháp” nghĩa là việc giao dịch để đạt được trực tiếp hoặc gián tiếp lợi ích về tài chính hoặc lợi ích vật chất khác từ việc nhập cảnh bất hợp pháp của một người vào một quốc gia thành viên mà người này khơng phải là cơng dân của quốc gia đó hoặc thường trú tại quốc gia đó [10].

Qua đó, những dấu hiệu để phân biệt giữa hai hành vi trên bao gồm: khách thể, thủ đoạn phạm tội; mục đích pham tội. Về khách thể, hành vi di cư bất hợp pháp xâm hại đến chính sách quản lý di cư của nhà nước cịn hành vi bn bán người xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân [34- tr. 80]. Về thủ đoạn, trong hành vi buôn bán người, nạn nhân đồng ý di chuyển qua biên giới là do bọn buôn người lừa dối, cưỡng ép (các thủ đoạn trong điều 3 (a) NĐT năm 2000) mà họ khơng biết về mục đích thực sự của bọn bn người nên sự đồng ý đó là vơ nghĩa. Trong khi đó, người tham gia vào quá trình di cư bất hợp pháp tự nguyện di chuyển bất hợp pháp qua biên giới mà người thực hiện hành vi đưa họ qua biên giới không sử dụng các thủ đoạn như dùng vũ lực, cưỡng ép hay lừa dối [70- tr.4]. Về mục đích phạm tội, mục đích của việc đưa người di cư bất hợp pháp là để đạt được trực tiếp lợi ích về tài chính hoặc vật chất khác, trong khi đó mục đích của tội phạm bn bán người là bóc lột nạn nhân. Thủ đoạn và mục đich phạm tội là những yếu tố chính để phân biệt giữa hành bn bán người qua biên giới và hành vi đưa người di cư trái phép.

Trên thực tế, rất khó phân biệt giữa việc vận chuyển người qua biên giới với mục đích bóc lột - bn bán người và vận chuyển người qua biên giới một cách bất hợp pháp là hành vi di cư bất hợp pháp [58- tr.21]. Bởi, trong một số trường hợp, sự khác nhau giữa hai hành vi trên rất khó nhận thấy. Ví dụ: một số người bị buôn bán ban đầu

Trang | 28 đồng ý hoàn toàn việc nhập cư bất hợp pháp vào một nước, nhưng sau đó họ nhận ra mình bị lừa dối, bị ép buộc rơi vào hồn cảnh bị bóc lột như bằng cách buộc phải làm

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa hành vi buôn bán người tại việt nam và vấn đề thực thi các quy định có liên quan đến nghị định thư về phòng chống tội phạm buôn bán người năm 2000 (Trang 25)