Về mục đích phạm tội

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa hành vi buôn bán người tại việt nam và vấn đề thực thi các quy định có liên quan đến nghị định thư về phòng chống tội phạm buôn bán người năm 2000 (Trang 47 - 52)

CHƢƠNG II : TỘI PHẠM HĨA HÀNH VI BN BÁN NGƢỜI

2.2 Tội phạm hóa hành vi bn bán người trong luật hình sự Việt Nam

2.2.1.3 Về mục đích phạm tội

NĐT năm 2000 quy định: Hành vi bóc lột bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm

những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nơ lệ hoặc những hình thức tương tự nơ lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể;

Theo hưỡng dẫn tại Nghị quyết số 04 HĐTP TANDTC đã nêu trên chỉ quy định mục đích của hành vi phạm tội là ―tư lợi‖ mà khơng quy định mục đích ―bóc lột‖ là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, trong khi đây chính là yếu tố lột tả bản chất nguy hiểm của tội phạm bn bán người với tính chất là loại tội phạm nhằm vào con người, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhân phẩm, danh dự và quyền tự do của

Trang | 44 con người. Cái ―lợi‖ mà bọn tội phạm hướng tới khi thực hiện loại tội phạm này khơng phải chỉ là khoản tiền/lợi ích thu được từ việc mua bán người mà là những lợi ích lớn và lâu dài thu được từ việc bóc lột nạn nhân (bóc lột mại dâm, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể…).33 Mục đích mại dâm hay lấy bộ phận cơ thể được quy định là những dấu hiệu để xác định cấu thành tăng nặng của tội phạm.

Mặc dù không được quy định trong cấu thành cơ bản của tội phạm nhưng trong công tác điều tra các trường hợp nghi là buôn bán người, yêu cầu được đặt ra đối vơi cơ quan điều tra là phải xác định được ―có dấu hiệu của tội phạm buôn bán người đã xảy ra trên thực tế hay khơng?‖ [21- tr.32] trong đó, cần phải xác định được dấu hiệu về hành vi bóc lột như: bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức, hay bị lấy đi nội tạng hoặc dấu hiệu về hành vi xâm hại tính mạng sức khỏe nhân phẩm của nạn nhân như: giết, tra tấn, hành hạ thân thể, cưỡng dâm…[21- tr.32,33]. Nhưng theo NĐT năm 2000, tội phạm buôn bán người cấu thành ngay khi xác định được mục đích bóc lột nạn nhân của kẻ phạm tội mà khơng cần phải xác định mục đích bóc lột đã xảy ra trên thực tế hay chưa.

Trên thực tế, mục đích bóc lột nạn nhân được ghi nhân tại Việt Nam. Theo báo cáo của bộ cơng an năm 2006, có khoảng 6000 phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam bị buôn bán như những nhân công rẻ mạt hoặc hoạt động mại dâm ở nước ngồi; có tới 80% phụ nữ, trẻ em hoạt động mại dâm tại Campuchia là những người bị buôn bán từ Việt Nam [28- tr.5] vì họ được cho rằng xinh đẹp [26- tr.263] và chăm chỉ hơn. Chiều ngược lại, trẻ em và phụ nữ bị buôn bán từ Campuchia sang Việt Nam với mục đích lao động cưỡng bức, bóc lột tình dục, ăn xin. Bn bán người có thể xảy ra dưới hình thức mơi giới hôn nhân với người nước ngoài [29]. Phụ nữ và trẻ em gái thường bị buộc phải kết hôn (bất hợp pháp) hoặc bán vào nhà thổ. Trong trường hợp hôn nhân

Trang | 45 cưỡng bức, người phụ nữ bị bn bán được ví như cái máy sinh sản và rất nhiều người bị đối xử như những nô lệ hơn là những người vợ [25- tr.10]. Họ có thể sẽ được chăm sóc chu đáo nếu họ sinh cho gia đình người chồng một bé trai, nhiều người do sinh con gái nên bị người chồng đuổi về Việt Nam hoặc thậm chí bị giết. Nạn nhân cịn có thể bị chính người chồng vừa mới kết hơn với mình bán vào nhà thổ, hoặc bị bóc lột lao động hoặc phải làm việc khơng khác gì nơ lệ để phục dịch gia đình chồng, mọi sự giao tiếp hay đi lại của họ đều bị kiểm soát [29- tr.31].

Ở phạm vi trong nước, những địa điểm hoạt động mại dâm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hịa, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng, Đà Lạt là điểm đến chính của hoạt động bn bán người [25- tr.10]. Bn bán người nhằm bóc lột lao động cũng xảy ra trong lĩnh vực nông

nghiệp và xây dựng tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke [25- tr.10]. Mặc dù pháp luật liên quan tới việc tuyển dụng và đưa lao động ra nước ngồi ngày càng phát triển nhưng vẫn cịn rất nhiều lao động bị bóc lột khi làm việc ở nước ngồi [56]. Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn đối với dịch vụ du lịch tình dục mà những người phạm tội đến từ những nước khác nhau trên thế giới như: Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Oxtralia, Châu Âu và Mỹ [51- tr.31].

Bên cạnh đó, mục đích “bóc lột” cịn là một trong những dấu hiệu quan trọng để

phân biệt tội phạm mua bán người với một số tội phạm khác (Ví dụ: Tội tổ chức,

cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép Điều 275 BLHS). Thực tế điều tra, truy tố, xét xử thời gian qua cũng cho thấy, có những trường hợp môi giới lao động, mơi giới kết hơn có yếu tố nước ngồi, cho nhận con ni (người nhận ni có đưa cho bố mẹ đẻ của đứa trẻ một số tiền), về hình thức thì hồn tồn đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm tại Điều 119 hoặc Điều 120, nhưng ―nạn nhân‖ trong những trường hợp này lại khơng bị thiệt hại gì, thậm chí cịn có cuộc sống đầy đủ, sung sướng hơn so với trước khi bị bán. Đối với những trường hợp mà người bị

Trang | 46 mua bán khơng bị bóc lột nếu xử lý về tội mua bán người hay mua bán trẻ em thì có phần khiên cưỡng và khơng phục vụ được mục đích đấu tranh phịng, chống tội phạm.

2.3 Kết luận

BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2000 còn quy định quá ngắn gọn và sơ sài về hành vi buôn bán người tại Điều 119 và Điều 120. Trong đó, những dấu hiệu để xác định tội phạm khơng được giải thích rõ ràng và hồn tồn không phản ánh được bản chất cũng như tính nguy hiểm của tội phạm bn bán người được cộng đồng quốc tế ghi nhận tại Điều 3(a) NĐT năm 2000. Vì vậy, cơng tác tội phạm hóa hành vi bn bán người cần phải áp dụng những yếu tố được quy định trong Điều 3(a) NĐT năm 2000 một cách phù hợp với diễn biến trên thực tế của tội phạm tại Việt Nam mà không áp dụng một cách rập khuôn. Bởi như đã đề cập ở phần I, có những yếu tố trong định nghĩa vẫn chưa thống nhất về cách hiểu hoặc chưa được giải thích một cách rõ ràng.

Liên quan tới việc áp dụng pháp luật đấu tranh với tội phạm bn bán người, ngày 01/01/2012, Luật phịng, chống mua bán người34

của nước ta chính thức có hiệu lực, đây là một bước bổ sung quan trọng, góp phần hồn thiện công cụ để chống lại tội phạm mua bán người. Một trong những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phòng chống mua bán người là ―xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi

phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người‖. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 23 luật này

quy định: ―Người thực hiện hành vi quy định tại Điều 335 của Luật này thì tùy theo tính

34

Luật số 66/2011/QH12

35 Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật Hình sự.

2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác.

3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vơ nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Trang | 47

chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.‖ Trong đó, ngồi

hành vi mua bán người và mua bán trẻ em thì các hành vi khác liên cũng được quy định là những hành vi cấm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh vấn đề trên và mối quan hệ giữa BLHS và Luật phòng chống mua bán người vẫn chưa được quy định rõ ràng. Trong khi BLHS chỉ quy định hai điều luật về hành vi bn bán người và đó cũng là cơ sở của duy nhất để áp dụng trách nhiệm hình sự đối với một người (Điều 2 BLHS) thì Luật phòng, chống mua bán người lại đưa ra quy định một cách khơng rõ ràng như trên. Điều đó, có thể gây ra sự lúng túng trong áp dụng pháp luật.

4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. 5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.

7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật. 8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.

9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.

10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân. 11. Giả mạo là nạn nhân.

Trang | 48

Một phần của tài liệu Tội phạm hóa hành vi buôn bán người tại việt nam và vấn đề thực thi các quy định có liên quan đến nghị định thư về phòng chống tội phạm buôn bán người năm 2000 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)