Tình Hình Doanh Số Cho Vay Ngắn Hạn

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 41 - 44)

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn Phịng Tín Dụng NHNo & PTNT Vũng Liêm)

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền %

Nông nghiệp 328.401 81,9 302.121 82,1 338.290 80,2 -26.280 -8,0 36.169 12,0

Thương nghiệp, DV 60.147 15,0 61.462 16,7 68.200 16,2 1.315 2,2 6.738 11,0

Ngành khác 12.415 3,1 4.532 1,2 15.256 3,6 -7,883 -63,5 10.724 236,6

Hình 7: Doanh Số Cho Vay Ngắn Hạn

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất tương đối ổn định qua các năm. Năm 2009 đạt 368.115 triệu giảm 8,2% tương ứng với 32.848 triệu so với năm 2008, đến năm 2010 con số này đạt 421.746 triệu đã tăng 53.631 triệu tương ứng với 12,7% so với năm 2009. Việc tăng lên đối với doanh số cho vay năm 2010 là do nhu cầu vốn ngày càng tăng của người dân nhằm cải tạo vườn, đầu tư chi phí con giống, cây giống sau đợt dịch bệnh năm 2009 và để mở rộng kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương.

+ Đối với ngành nông nghiệp:

Ðây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh số cho vay. Ðặc biệt trong cho vay ngắn hạn thì ngành này chiếm tỷ trọng khá lớn so với các ngành khác vì thường vốn sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp có u cầu khơng quá cao và chu kỳ không dài. Năm 2008 doanh số cho vay ngành này đạt 328.401triệu, đến năm 2009 đạt 302.121 triệu giảm 26.280 triệu (8,0%). Nguyên nhân doanh số cho vay năm 2009 giảm là do các hộ chăn nuôi heo đã ngừng mở rộng quy mô sản xuất để chờ dịch bệnh lắng xuống.

Đến năm 2010 doanh số cho vay của ngành này đã tăng trở lại, đạt 338.290 triệu tăng 36.169 triệu (12,0%) so với năm 2009. Với chủ trương mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng hóa đối tượng đầu tư, nâng cao mức cho vay làm cho doanh số cho vay từng bước tăng lên. Ðược sự hỗ trợ vốn người dân mạnh dạn

đầu tư chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia tăng sản xuất, thâm canh tăng vụ. Về trồng trọt nhờ khí hậu đất đai thuận lợi của vùng nên ở đây trồng chủ yếu là cây lúa, dừa và các loại cây ăn quả.

Lúa là cây truyền thống của huyện nếu như trước đây người dân trồng lúa mỗi năm một vụ thì nay nhờ sự hổ trợ vốn mỗi năm có thể làm hai đến ba vụ, đồng thời nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật chọn được nhiều loại giống tốt, cho năng suất cao, thời gian thu hoạch ngắn. Các vụ làm trong năm như: Lúa thu đông, lúa hè thu, lúa đơng xn.

Dừa là loại cây rất thích hợp với đặc điểm của vùng, truyền thống trồng dừa đã có từ lâu bởi đây là loại cây ít chăm sóc, lại thu hoạch suốt năm. Ngày nay cây dừa không ngừng được nâng cao về mặt năng suất, mở rộng về diện tích. Hiện nay trên thị trường giá dừa dã tăng rất cao, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu lớn từ loại cây này cho các hộ nông dân.

Về cây ăn quả chủ yếu là cam, bưởi, nhãn,xoài…các loại cây này các hộ nơng dân có thể cho trái cả hai mùa thuận và nghịch để được sự biến đổi về giá cao có lợi cho việc đầu tư sản xuất của ngành. Một lĩnh vực khá quan trọng phải kể đến trong nông nghiệp là ngành chăn nuôi, ở đây doanh số cho vay chăn nuôi thường là các hộ nuôi heo, gà công nghiệp, gà thả vườn, vịt đẻ trứng... chủ yếu là nuôi heo, thời gian thu hồi vốn nhanh, khơng cần diện tích rộng, khơng cần sử dụng lao động nhiều, chủ yếu là lấy công bản thân làm lời, ngồi ra họ cịn sử dụng phân chuồng để trồng trọt và nuôi cá.

+ Ngành thương nghiệp, dịch vụ:

Mặc dù doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu doanh số cho vay, nhưng nó có xu hướng tăng và ổn định qua các năm. Năm 2009 tăng 1.315 triệu (2,2%) so với năm 2008, sang năm 2010 tăng 6.738 triệu (11,0%) so với năm 2009. Khách hàng mục tiêu là những hộ kinh doanh nhỏ lẽ và nhũng doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh phục vụ vì mục đích nơng nghiệp như: Ðại lý phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ,... Đây là những khách hàng có khả năng hồn trả cao, hệ số rủi ro thấp và số lượng tiền vay khá lớn giúp ngân hang giảm được các khoản chi phí

khác, do các doanh nghiệp thường sử dụng vốn theo thời vụ nên thường vay theo hạn mức tín dụng, nên vịng quay tín dụng nhanh, Ngân hàng sẽ ít gặp khó khăn hơn trong nguồn vốn cho vay.

+ Ngành khác:

Ngoài đối tượng cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, Ngân hàng còn mở rộng cho vay với đối tượng khác như cho vay cán bộ công nhân viên, mua xe gắn máy,... Có thể nói năm 2009 là năm nền kinh tế nước ta diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 để lại. Vì vậy, việc tính tốn cho chi tiêu và các nhu cầu vay vốn cho các đối tượng không sinh lời luôn được Ngân hàng xem xét cẩn thận. Chính vì vậy, năm 2009 doanh số cho vay giảm xuống chỉ còn 4.532 triệu giảm 63,5% so với năm 2008. Đến năm 2010, nền kinh tế dần phục hồi, chính sách tiền tệ được nới lỏng, Ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc cho vay nên doanh số cho vay đã tăng trở lại đạt 15.256 triệu tăng 236,6% so với năm 2009.

b. Doanh số cho vay trung hạn

Cũng giống với doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung hạn cũng biến động tăng giảm. Để thấy rõ hơn về tình hình này ta đi vào phân tích doanh số cho vay trung hạn.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng nn và ptnt huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)