bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua website thương mại điện tử bán hàn
- Cần xây dựng bộ quy định pháp luật về giao kết hợp đồng qua website thương mại điện tử chi tiết, cụ thể và rõ ràng
Về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua website thương mại điện tử, cần xây dựng bộ quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Pháp luật về thương mại điện tử cần có quy định cụ thể một hợp đồng điện tử ch^nh xác, an toàn, bảo mật là như thế nào. Nhà nước nên đưa ra quy định cụ thể hơn để hướng dẫn về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trên qua website thương mại điện tử. Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã xây dựng nền tảng cơ bản về pháp luật trong hoạt động giao dịch điện tử, trong đó có giao kết hợp điện tử nhưng chưa đi sâu vào từng loại hợp đồng cụ thể. Vấn đề giao kết hợp đồng điện tử đã được quy định tại Chương 6 Luật Giao dịch điện tử gồm các điều từ 33 đến điều 38, kết hợp với các điều từ 17 đến 20 đã hình thành quy trình giao kết hợp đồng điện tử nói chung. Ngồi ra, nội dung về hợp đồng điện tử cũng đã được làm rõ thêm tại Mục 2 Chương II Nghị định số
52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề của hợp đồng qua website thương mại điện tử, đặc biệt là qua chXc năng đặt hàng trực tuyến chưa được quy định rõ ràng trong các bộ luật, hướng dẫn về thương mại điện tử.
Ngày nay, giao kết hợp đồng qua website điện tử diễn ra rất nhanh chóng thơng qua các phương tiện điện tử vậy nên càng cần có những quy định chi tiết, rõ ràng liên quan đến các thao tác khi đặt hàng qua website thương mại điện tử. Cần có quy định về lời “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” trong giao kết hợp đồng qua chXc năng đặt hàng trực tuyến thông qua website thương mại điện tử bán hàng. Về vấn đề rút lại, thay đổi, hủy bỏ đề nghị
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa qua website thương mại điện tử bán hàng cần có một quy định rõ ràng hơn. Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử ở nước ta, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi nhà nước ta phải xây dựng một bộ quy định về giao kết hợp đồng qua website thương mại điện tử bán hàng để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi của bên mua cũng như doanh nghiệp, cá nhân bên bán. Ngoài ra, cần sửa đổi Nghị định số 52/2013 NĐ-CP, bổ sung quy định cụ thể đối với danh sách các website thương mại điện tử, hướng dẫn chi tiết về quy trình giao kết hợp đồng mua hàng trực tuyến để các bên tham gia tuân thủ.
- Hoàn thiện các quy định cụ thể hơn về giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết hợp đồng Thương mại điện tử.
Hoàn thiện các quy định cụ thể hơn về giải quyết tranh chấp liên quan đến giao kết hợp đồng Thương mại điện tử. Bổ sung những quy định cụ thể hơn về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về hợp đồng giao kết và thực hiện trên website thương mại điện tử, Luật Giao dịch điện tử 2005 không thể quy định không rõ ràng: “Trong trường hợp các bên khơng hịa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật." mà phải nêu rõ việc giải quyết tranh chấp theo khoản 2 Điều 52 là được thực hiện tại Trọng tài hoặc Tòa án theo thủ tục hiện hành của Trọng tài hoặc Tòa án. Mặt khác, cần phải thống nhất quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục đơn giản trong giải quyết tranh chấp tại tòa án. Theo đó Bộ luật Tố tụng Dân sự cần bổ sung thêm các quy định về thủ tục đơn giản như các trường hợp được thực hiện thủ tục này, các quy trình thủ tục thể... Với việc xử lý vi phạm về hợp đồng trên website thương mại điện tử, pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng khi vi phạm hợp đồng đã ký kết. Luật Giao dịch điện tử và các Nghị định hướng dẫn về Website Thương mại điện tử cần quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự thủ tục của các phương thXc giải quyết tranh chấp, nêu rõ vai trò, cách thXc xác định trọng tài , tòa án giải quyết tranh chấp. Những quy định về chế tài xử lý khi vi phạm hợp
đồng cũng cần đưa vào Luật giao dịch điện tử và chế tài phải đủ nghiêm khắc để hạn chế và ngăn chặn những hành vi vi phạm đã và đang phố biển hiện nay. Cần bổ sung và xây dựng, hoàn thiện các quy định để pháp luật về Thương mại điện tử là cơng cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi giải quyết các tranh chấp liên quan.
- Xây dựng hợp đồng mẫu cho hợp đồng qua website thương mại điện tử Để đảm bảo t^nh đồng bộ trong hợp đồng và đảm bảo t^nh công bằng trong quan hệ giữa thương nhân và người tiêu dùng, cần xây dựng những quy định cụ thể về hợp đồng mẫu trên các website thương mại điện tử. Bên cạnh các quy định chung và mang t^nh kỹ thuật về giao kết hợp đồng sử dụng chXc năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử đã được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, cần bổ sung quy định chi tiết về nội dung các hợp đồng thương mại điện tử mẫu được đưa lên website.
- Đưa ra các quy định, tiêu chuẩn công nhận giá trị của chXng cX điện tử Để thương mại điện tử phát huy thế mạnh của mình đồng thời tạo cơ chế thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp, cần bổ sung thêm các quy định về công nhận giá trị pháp lý của chXng cX điện tử. Pháp luật quy định cho thơng điệp dữ liệu có giá trị làm chXng cX nhưng trong hoàn cảnh an ninh mạng chưa được hồn thiện thì việc thơng điệp dữ liệu bị thay bị hủy hoại là có khả năng. Do đó giá trị làm chXng cX của các dữ liệu điện tử mà các bên đã gửi cho nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện từ có thể khơng cịn tồn vẹn và thậm ch^ là không được công nhận nếu bị nghi ngờ về t^nh ch^nh xác và độ tin cậy. Để khắc phục hạn chế này pháp luật cần có những quy định chi tiết những yêu cầu kỹ thuật để bảo vệ thông điệp dữ liệu cũng như xác định, đánh giá một thơng điệp dữ liệu có thể là chXng cX trong vụ việc được hay khơng. Bên cạnh đó, pháp luật cần quy định trường hợp đặc biệt thừa nhận giá trị chXng cX của thông điệp dữ liệu là trường hợp tài liệu ở dạng giấy được in ra từ một thông điệp dữ liệu.
Thực tế, qua nhiều trường hợp đã xảy ra cho thấy các chủ thể tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng trên website thương mại điện tử rất dễ bị đánh cắp và sử dụng thông tin cá nhân, gây thiệt hại vô cùng lớn đối với người bị mất thông tin cá nhân. Để khắc phục tình trạng này pháp luật cần xây dựng và ban hành những quy định về bảo vệ thông tin cá nhân với các nội dung cơ bản sau: Thừa nhận quyền được bảo vệ thông tin cá nhân là một quyền cơ bản; Xây dựng các nguyên tắc về bảo vệ thông tin cá nhân; Quy định rõ ràng trách nhiệm của các chủ sở hữu website bán hàng trong việc bảo vệ thơng tin cá nhân của khách hàng; có chế tài đối với trường hợp chủ sở hữu website đã không làm hết trách nhiệm của mình khiến rị rỉ thơng tin của khách hàng gây hại tới quyền lợi của khách hàng Quy định cụ thể những hành vi vi phạm an tồn thơng tin cá nhân và đặt ra các chế tài th^ch hợp.