Tại Hội đồng trọng tài lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động (Trang 33 - 36)

Theo quy định tại điều 164, điều 171 BLLĐ hiện hành; điều 11, điều 12 Nghị định 133/2007/NĐ-CP; Nghị định 122/2007/NĐ-CP; Thông tư 23/2007/TT-BLĐTBXH, HĐTTLĐ có nhiệm vụ hòa giải các TCLĐ giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ khi các tranh chấp này đã được HĐHGLĐCS hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện hòa giải không thành hoặc đã hết thời hạn mà các cơ quan này không tiến hành hòa giải.

Trong quá trình giải quyết TCLĐ tại HĐTTLĐ, quyền và trách nhiệm của công đoàn được thể hiện trong các lĩnh vực sau:

- Đối với Ban chấp hành công đoàn cơ sở: khi việc hòa giải tại HĐHLĐCS không thành,

Ban chấp hành CĐCS đại diện cho NLĐ làm đơn yêu cầu HĐTTLĐ giải quyết TCLĐ tập thể. Khi HĐTTLĐ tiến hành hòa giải, Ban chấp hành CĐCS tham gia phiên họp với tư cách là đại diện của tập thể lao động. Ban chấp hành CĐCS chỉ chấp nhận phương án nếu bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ. Trong trường hợp cần thiết, đại diện công đoàn cấp trên của CĐCS có thể được mời tham dự phiên họp. Nếu HĐTTLĐ hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà HĐTTLĐ không tiến hành hòa giải, thì Ban chấp hành CĐCS có quyền tiến hành các thủ tục để đình công. Đối với doanh nghiệp thuộc danh mục không được phép đình công, Ban chấp hành CĐCS có quyền yêu cầu TAND giải quyết vụ tranh chấp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của HĐTTLĐ.

- Đối với công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở: tham gia phiên họp hòa giải, giải quyết

TCLĐ tập thể nếu Hội đồng trọng tài mời tham dự; bố trí cán bộ theo dõi và cùng công đoàn cơ sở giải quyết TCLĐ.

- Đối với Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: cử cán bộ tham gia

HĐTTLĐ; cử cán bộ cùng công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Nhìn chung, quy định của pháp luật về hoạt động của công đoàn tại giai đoạn này cũng được quy định khá cụ thể, chi tiết và tương đối hợp lý. Vấn đề ở chỗ phải xây dựng được đội ngũ cán bộ công đoàn có năng lực, trình độ để phát huy vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi cho tập thể lao động một cách có hiệu quả nhất. Để phát huy được vai trò của công đoàn trong giai đoạn này, yêu cầu tiên quyết đó là hoạt động của HĐTTLĐ có phải thực sự có hiệu quả. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ về phần giải quyết TCLĐ đã có những thay đổi đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này .

Dựa vào những quy định của BLLĐ hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành, có thể thấy đã có những thay đổi đáng kể về trình tự thủ tục giải quyết những tranh chấp lao động tại HĐTTLĐ giúp cho các tranh chấp được giải quyết nhanh gọn, khắc phục được những nhược điểm của BLLĐ trước đây. Đó là:

Thứ nhất, HĐTTLĐ chỉ hòa giải đối với những TCLĐ tập thể về lợi ích. Quy định này giúp

cho HĐTTLĐ được chuyên môn hóa hơn, nâng cao chất lượng giải quyết các TCLĐ đồng thời giúp cho quy trình giải quyết TCLĐ được ngắn gọn và hiệu quả hơn.

Thứ hai, thời hạn hòa giải của HĐTTLĐ được rút gọn chỉ còn không quá bảy ngày làm việc kể

từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Đây cũng là một sự thay đổi đáng kể, giải quyết một trong những vướng mắc của quy trình giải quyết TCLĐ trước đây về thời hạn giải quyết.

Thứ ba, HĐTTLĐ họp để hòa giải vụ TCLĐ tập thể khi có ít nhất hai phần ba số thành viên

của Hội đồng có mặt (trong đó phải có các thành viên của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, đại diện của NSDLĐ tại địa phương). Với quy định này các nhà làm luật đã từng bước tiếp nhận cách thức giải quyết TCLĐ theo cơ chế ba bên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tạo cơ sở cho việc giải quyết TCLĐ đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ tư, cho phép trọng tài ra quyết định sự thỏa thuận của các bên tranh chấp trong trường hợp

các bên thỏa thuận được với nhau về giải pháp cho vụ tranh chấp để làm cơ sở cho việc thi hành. Có thể thấy, với quy định này luật đã tạo cho HĐTTLĐ khả năng giải quyết vụ tranh chấp linh động hơn.

Tuy nhiên, thực tế sau gần 10 năm hoạt động của HĐTTLĐ, có rất ít vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại HĐTTLĐ. Khi dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ phần giải quyết TCLĐ và đình công được đưa ra thảo luận, một số đại biểu cho rằng thực tế, HĐTTLĐ đã không

có việc làm nhiều năm nay.Với quy định này chỉ cho phép HĐTTLĐ hòa giải đối với các TCLĐ về lợi ích thì khả năng không có việc làm là rất lớn. Cụ thể, ngay cả HĐTTLĐ ở thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố có số vụ TCLĐ nhiều ở tốp đầu so với cả nước, đã chưa hề nhận được bất kỳ yêu cầu hòa giải nào trong gần 10 Hội đồng này được thành lập. Dựa vào lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy những quy định mới của BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành có các hạn chế sau:

Một là, BLLĐ hiện hành đã tước bỏ chức năng tài phán của HĐTTLĐ. Theo quy định tại Mục

III.3b, II.3d Thông tư 22/2007/TT-BLĐTBXH, đối với những tranh chấp tại doanh nghiệp không được phép đình công, khi hai bên tranh chấp đã tự hòa giải hoặc nhất trí với phương án hòa giải do HĐTTLĐ đưa ra, thì HĐTTLĐ lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định giải quyết TCLĐ theo phương án hòa giải thành. Trường hợp một bên tranh chấp hay cả hai bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì có quyền yêu cầu TAND giải quyết theo quy định của pháp luật. Quy định như vậy cho thấy, phán quyết của HĐTTLĐ trong trường hợp này chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị bắt buộc đối với hai bên tranh chấp. HĐTTLĐ là một thiết chế tài phán, có thẩm quyền ra quyết định lại bị biến thành tổ chức hòa giải. Sự vận dụng hình thức trọng tài tự nguyện đưa ra phán quyết không bắt buộc thực hiện phổ biến ở các nước Anh, Bolivia, Nigieria dường như không phù hợp với tình hình Việt Nam. Nó làm cho quá trình giải quyết tranh chấp thêm phức tạp bởi lẽ, quá trình hòa giải bắt buộc và trọng tài tự nguyện có nhiều điểm tương đồng tới mức nó có thể chọn một trong hai để thực hiện nhiệm vụ chung cả hai. Việc sử dụng bắt buộc hai phương thức này làm cho quá trình giải quyết tranh chấp quá phức tạp và chậm chạp, mất đi tính hiệu quả.

Hai là, luật chỉ quy định phương án hòa giải của HĐTTLĐ mà không quy định về việc quyết

định phương án phán quyết (khi giải quyết các TCLĐ tập thể về lợi ích). Kết quả giải quyết của HĐTTLĐ được thể hiện trong biên bản hòa giải thành. Như vậy, ở trường hợp này, sau khi đã tiến hành hòa giải, HĐTTLĐ chỉ lập biên bản hòa giải thành chứ không ra quyết định. Do đó, giá trị phán quyết của HĐTTLĐ chỉ mang tính chất tham khảo như phán quyết của HĐHGLĐCS mà không hề có bất kỳ cơ chế nào để đảm bảo thực hiện. Quy định này vô hình chung làm cho quá trình giải quyết của HĐTTLĐ trở nên vô nghĩa. Điều này không chỉ làm tốn thời gian, công sức của các bên tranh chấp mà còn làm mất lòng tin của các bên về một cơ chế giải quyết tranh chấp

không có hiệu quả [Lưu Bình Nhưỡng, Những vướng mắc xung quanh cơ chế giải quyết TCLĐ, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 6/2007].

Có thể thấy, sự hạn chế chức năng tài phán và giá trị pháp lý mang tính chất tham khảo của quyết định trọng tài là “một bước lùi rất lớn đối với lý thuyết và thực tiễn tổ chức và hoạt động của trọng tài” [Lưu Bình Nhưỡng, 6/2007]. Việc đó không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển lý luận về tài phán lao động mà còn cản trở việc triển khai giải quyết TCLĐ ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động (Trang 33 - 36)