Vai trò của Công đoàn trong việc giải quyết các TCLĐ ở Tòa án

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động (Trang 26 - 28)

Theo quy định tại khoản 3 điều 164 BLĐ: “Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có lý do

chính đáng, thì Hội đồng hòa giải lao động cơ sở lập biên bản hòa giải không thành… và mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu TAND giải quyết” và điều 172 BLLĐ: “Trong trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu TAND giải quyết”. Như vậy khi đó TCLĐ sẽ được giải quyết ở giai đoạn tiếp theo tại tòa án.

Theo quy định như trên thì đối với tranh chấp lao động cá nhân, NLĐ có thể tự mình khởi kiện vụ án lao động hoặc thông qua chủ thể khác ở đây có thể là tổ chức CĐCS nếu được ủy quyền, khi đó CĐCS sẽ tham gia vào phiên tòa giải quyết TCLĐ cá nhân với tư cách là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ. Còn đối với TCLĐ tập thể, thì thông thường việc khởi kiện được thực hiện thông qua tổ chức CĐCS và khi Ban chấp hành CĐCS khởi kiện thì đại diện của họ phải có mặt tại phiên tòa với tư cách là nguyên đơn để bảo vệ quyền và lợi ích cho tập thể lao động.

Liên quan đến việc bảo vệ cho tập thể lao động pháp luật còn quy định quyền khởi kiện vụ án lao động cho Công đoàn cấp trên của CĐCS (khoản 1 điều 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các TCLĐ) và trong trường hợp này thì Công đoàn cấp trên phải cung cấp tài liệu, chứng cứ và có quyền, nghĩa vụ tố tụng như nguyên đơn, còn Ban chấp hành CĐCS của tập thể lao động có lợi ích cần được bảo vệ phải tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn” (khoản 5 điều 19 Pháp lệnh) và khi đó đại diện Công đoàn cấp trên và đại diện CĐCS của tập thể lao động có lợi ích cần được bảo vệ phải có mặt tại phiên tòa (điều 47 Pháp lệnh). Theo đó Công đoàn cấp trên của CĐCS có thể được hiểu là: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên đoàn lao động cấp Tỉnh, Liên đoàn lao động cấp Huyện, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao và Công đoàn Tổng công ty.

Như vậy khi tham gia vào quá trình giải quyết TCLĐ tại tòa án, Công đoàn cần phải phân biệt và hiểu rõ với quyền khởi kiện và tư cách đương sự trong mối quan hệ giữa Công đoàn với NLĐ và tập thể lao động để tránh hiện tượng từ chỗ nhầm lẫn tư cách đến nhầm lẫn trong việc lựa chọn phương thức xử sự khi tham gia tố tụng dẫn đến có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong tố tụng.

Như vậy trong quá trình giải quyết TCLĐ tại tòa án, Công đoàn có các quyền và trách nhiệm sau:

- Quyền khởi kiện vụ án tại TAND cấp Huyện (đối với TCLĐ cá nhân) hoặc TAND cấp Tỉnh (đối với TCLĐ tập thể và TCLĐ cá nhân có yếu tố nước ngoài) (điều 11, điều 12 Pháp lệnh).

- Có các quyền với tư cách nguyên đơn khi khởi kiện vụ án lao động: quyền thay đổi các nội dung đơn khởi kiện, kháng cáo; quyền yêu cầu tòa án và các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyền phát biểu, đưa chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án lao động tại phiên tòa xét xử; quyền đề nghị thay đổi Hội đồng xét xử, thư ký, người giám định, phiên dịch, kiểm sát viên…; quyền tranh luận tại phiên tòa, quyền kháng cáo bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm; quyền yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Các quyền của người đại diện hợp pháp cho NLĐ khi được yêu cầu đại diện và bảo vệ.

- Các quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền tham gia vào quá trình tố tụng khi được NLĐ ủy quyền bằng văn bản.

Việc quy định Công đoàn tham gia vào việc giải quyết TCLĐ tại TAND như trên là rất cần thiết, nó tạo ra điều kiện, cơ chế thuận lợi hơn giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác và góp phần đảm bảo một cách hợp lý quyền lợi của NLĐ cũng như thiết thực thực hiện chức năng trung tâm của Công đoàn Việt Nam.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động (Trang 26 - 28)