4.2. Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín
4.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ. Trong phần trên như đã phân tích thì cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính như: vịng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, mức độ rủi ro tín dụng… Trước khi đi vào phần đánh giá chúng ta quan sát bảng số liệu sau:
Bảng 4: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006
Vốn huy động Tr.đồng 412.430 415.124 502.536
Tổng tài sản Tr.đồng 686.953 936.974 838.007
Doanh số cho vay Tr.đồng 1.534.345 2.320.672 2.673.951 Doanh số thu nợ Tr.đồng 1.519.883 2.065.058 2.751.681 Tổng dư nợ Tr.đồng 679.508 885.775 808.045 Dư nợ bình quân Tr.đồng 661.600 717.273 845.552 Nợ quá hạn Tr.đồng 54.241 25.866 4.887 Tổng dư nợ / Vốn huy động % 164,76 213,38 160,79 Vịng quay vốn tín dụng vòng 2,30 2,88 3,25
Thời gian thu nợ bình quân ngày 157 125 111
Hệ số thu nợ % 99,06 88,99 102,91
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 7,98 2,92 0,60
4.2.2.1. Tổng dư nợ / Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng trong quá trình cho vay. Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng cịn thấp, thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này cao nhất là vào năm 2005, bình quân cứ 213,38 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Nguyên nhân là do trong năm 2005, dư nợ của Ngân hàng tăng trưởng cao 41,51% trong khi vốn huy động lại tăng rất thấp 0,65% nên khả năng đáp ứng của vốn huy động để cho vay thấp. Qua 3 năm ta thấy mặc dù vốn huy động của Ngân hàng tăng lên liên tiếp nhưng nguồn vốn huy động vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Tuy nhiên, trong năm 2006 thì vốn huy động có sự gia tăng đáng kể tạo nên sự chuyển biến về tỷ lệ Dư nợ / Vốn huy động. Trong thời gian tới để cho hoạt động cho vay ngày một tốt hơn cũng như góp phần làm giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh thì Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để gia tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng.
4.2.2.2. Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả của hoạt động tín dụng càng cao. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm có biến động nhưng chỉ tiêu này luôn đạt mức cao. Cụ thể, vịng quay vốn tín dụng năm 2004 là 2,30 vòng, năm 2005 là 2,88 vòng, năm 2006 là 3,25 vòng cao nhất trong 3 năm. Qua số liệu trên cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, cao nhất là năm 2006 góp phần làm giảm nợ quá hạn cũng như mức độ rủi ro tín dụng. Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng hay tốc độ thu hồi nợ của Ngân hàng là rất nhanh. Đây là một kết quả đáng mừng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, làm căn cứ cho hướng hoạt động trong thời gian tới.
4.2.2.3. Thời gian thu nợ bình quân
Bên cạnh hệ số vịng quay thì thời gian thu hồi nợ bình quân cũng là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả vốn tín dụng trên cơ sở phản ánh thời gian thu nợ nhanh hay chậm trong số tiền mà Ngân hàng đã phát vay cho khách hàng. Qua bảng số liệu ta thấy thời gian thu nợ có xu hướng giảm dần. Năm 2004 thời gian thu hồi nợ bình quân là 157 ngày, năm 2004 thời gian này được rút ngắn xuống còn 125 ngày, sang năm 2005 thì thời gian thu nợ là rất ngắn chỉ có 111 ngày. Đạt được điều đó phần lớn là do trong hoạt động cho vay, cán bộ tín dụng của Ngân hàng đã chấp hành đúng nguyên tắc, sáng suốt và khách quan, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
4.2.2.4. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm là rất cao cho thấy công tác thu nợ đạt hiệu quả. Năm 2004, hệ số này là 99,06%, đến năm 2005 nó đã giảm xuống còn 88,99% do trong năm này doanh số cho vay tăng trưởng với tốc độ cao, gấp 1,43 lần tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ. Thế nhưng, với mức 88,99% thì hệ số thu nợ được xem là vẫn ở mức cao, không phải là một dấu hiệu xấu cho công tác thu nợ. Điều này biểu hiện là sang năm 2006 hệ số này đã có sự gia tăng đột biến, đạt 102,91%. Thông qua chỉ tiêu này cho thấy cơng tác thu nợ của Ngân
hàng có hiệu quả cũng như công tác thẩm định dự án là rất tốt, cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng.
4.2.2.5. Mức độ rủi ro tín dụng
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt nhất. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua 3 năm và đạt tỷ lệ lý tưởng vào năm 2006. Cụ thể, năm 2004 tỷ lệ này là 7,98% khá cao so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước là dưới 5%. Mặc dù tỷ lệ này trong năm 2004 là cao nhưng khơng thể nói là hoạt động tín dụng của Ngân hàng gặp nhiều rủi ro do theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN: “ Nếu khách hàng khơng hồn trả nợ theo định kỳ thì sẽ chuyển tồn bộ món nợ vay thành nợ q hạn”, do đó, đã làm cho tỷ lệ này ở mức cao (chủ yếu là các khách hàng trả nợ chậm dưới 180 ngày nên có khả năng hồn trả). Vì vậy, để đánh giá chính xác được hiệu quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta cần xem xét tỷ lệ này trong những năm sau. Sang năm 2005, tỷ lệ này đã có sự chuyển biến giảm xuống còn 2,92% đạt mục tiêu đề ra là dưới 5%. Đến năm 2006, tỷ lệ này đã giảm xuống rất nhanh và đạt tỷ lệ rất thấp chỉ còn 0,6%. Từ đó mà Ngân hàng đã đề ra mục tiêu cho nợ quá hạn trong năm tới là dưới 1%.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua có xu hướng ngày càng hiệu quả. Mặc dù gặp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, nhất là các Ngân hàng thương mại cổ phần nhưng vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng liên tục qua các năm, quy mơ tín dụng ngày càng được mở rộng , công tác thu nợ đạt hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống thấp. Với kết quả trên sẽ làm nền tảng và định hướng cho hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới ngày càng tốt hơn góp phần làm tăng uy tín Ngân hàng.
Ta thấy qua 3 năm mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm nhanh đến mức thấp nhưng không thể kết luận là mức độ rủi ro của ngân hàng đã giảm. Để có thể đánh giá một cách chính xác mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng ta cần xem xét thêm tình hình nợ quá hạn theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo phân loại nợ của ngân hàng.