4.4.1. Rủi ro do cơ chế, chính sách của Nhà nước
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nên còn nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý của nhà nước đang trong q trình hồn thiện, một số cơ chế của nhà nước, Ngân hàng nhà nước mở ra quá rộng như cho phép một doanh nghiệp được mở tài khoản, vay vốn ở nhiều Ngân hàng dẫn đến khó kiểm sốt… Cơng cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa thật sự triệt để, quyết liệt; khơng ít các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như các doanh nghiệp tư nhân, đơn vị kinh doanh cá thể ra đời lợi dụng cơ chế, chính sách tự do kinh doanh, đãi ngộ của nhà nước để hoạt động lừa đảo, hay sản xuất kinh doanh không đúng hướng. Hơn nữa môi trường pháp lý cho kinh doanh Ngân hàng chưa đồng bộ và cũng đang trong q trình hồn thiện, đáng chú ý là các quy định của luật các tổ chức tín dụng vần cịn nhiều bất cập, cần sớm bổ sung và sửa đổi.Vì vậy đã ảnh hưởng góp phần làm nảy sinh nợ quá hạn tại ngân hàng.
4.4.2. Rủi ro do khách hàng
Ø Do tâm lí của khách hàng
Khách hàng trả nợ mỗi lần không nhiều, một số khách hàng thuộc thành phần kinh tế cá thể, vay vốn để mua xe, sửa chữa nhà cửa… chưa quen giao dịch với Ngân hàng nên thường quên trả nợ hay có tâm lý để nợ quá hạn 1, 2 tháng là chuyện bình thường hoặc do bận đi học, công tác xa, gia đình gặp khó khăn mà khơng trả nợ đúng hạn. Hơn nữa còn có một số khách hàng có tâm lý chây ỳ, khơng chịu trả nợ nên đã góp phần làm tăng nợ quá hạn của Ngân hàng nảy sinh nguy cơ rủi ro. Mặc dù đây là những khoản nợ nhỏ nhưng nó cũng làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng.
Ø Do tính chất ngành hoạt động của khách hàng
Do là ngân hàng phục vụ trong lĩnh vực đầu tư và phát triển nên phần lớn khách hàng của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơng trình... Các khách hàng này là các chủ thầu khi trúng thầu được ngân hàng cho vay vốn để thực hiện cơng trình nhưng thường chậm trả nợcho ngân hàng.
chậm cho các chủ thầu, yừ đó làm cho các chủ thầu này trả chậm cho ngân hàng đẫn đến nợ quá hạn. Tuy nhiên, các khách hàng nay khi nhận được vốn thì đều nhanh chóng đến ngân hàng để trả nợ nên đây là các khoản nợ thu hồi được . Mặc dù vậy, việc trả nợ chậm này đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
Ø Một số ngun nhân khách từ phía khách hàng
Ngồi ra, trong thời gian qua các khách hàng gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng cịn do một số ngun nhân sau đây:
§ Thiếu trung thực trong vay vốn, khai báo báo cáo tài chính khơng chính xác, đưa ra lợi nhuận sai với thực tế (lợi nhuận thực tế lỗ nhưng báo cáo tài chính khai thành lời).
§ Đối với khách hàng hoạt động thương mại dịch vụ
♦ Các khách hàng kinh doanh bất động sản: thị trường bất động sản bị đóng băng trong thời gian qua nên các bất động sản này không bánđ, mỗi năm phải đóng thuế cho nhà nước nên làm tăng chi phí cho khách hàng. Từ đó khách hàng này không trả nợ đúng cho ngân hàng.
♦ Khách hàng kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí (như hồ bơi, patin...): dịch vụ cũ kĩ khơng có sự đầu tư mới nên không thu hút được người dân, các dvnay đối với người dân đã lỗi thời nên cảm thấy nhàm chán, đồng thời chịu sự cạnh tranh của các dịch vụ cùng loại như công viên nước nên dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ khơng thể trả nợ cho ngân hàng.
§ Đối với một số khách hàng hoạt động công nghiệp nhẹ như sản xuất bao bì, lương thực thực phẩm:
♦ Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp mà thành lại cao hơn các sản phẩm cùng loại nên khó tiêu thụ.
♦ Chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách hàng khác.
♦ Sử dụng quá nhiều vốn vay ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư trung và d hạn.
♦ Tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí cho khách hàng.
4.4.3. Do nguyên nhân khách quan bất khả kháng
Trên địa bàn thành phố Cần Thơ, hàng năm phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai như giơng bão, lốc xốy, mưa lớn kéo dài… nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của Ngân hàng, chủ yếu là các khách hàng thuộc ngành xây dựng, làm cho khách hàng phải kéo dài thời gian thi cơng, tăng chi phí cho hoạt động trong trường hợp cơng trình bị hư hại phải thi công lại. Hơn nữa một số trường hợp rủi ro do tai nạn bất ngờ, do thay đổi chủ trương chính sách của chính phủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh của cả khách hàng và Ngân hàng. Đây là những rủi ro bất khả kháng, khó lường trước được mức độ rủi ro. Bên cạnh đó trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiều thay đổ làm cho giá cả xăng dầu, vật liệu xây dựng tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơng trình – đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy đây được xem là nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
4.4.4. Rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo
Một khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn thì trong một số trường hợp theo quy định, Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản đảm bảo để xử lý nợ. Tuy nhiên, việc phát mãi tài sản lại gặp nhiều khó khăn do phải qua nhiều khâu, kéo dài làm cho nợ quá hạn tăng. Hầu hết các khách hàng của ngân hàng vay những khoản vay lớn nên tài sản thế chấp đối với các khách hàng này có giá trị lớn, khi phát mãi rất khó khăn do khơng tìm được đối tượng mua. Trong hồn cảnh đó, ngân hàng phải đứng trước hai vấn đề, một là tiếp tục tìm kiếm người mua tài sản đó để thu hồi nợ, tuy nhiên việc này sẽ mất thời gian, làm tăng nợ quá hạn cho ngân hàng; hai là sẽ bán khoản nợ này cho công ty quản lý nợ và trích quỹ dự phịng rủi ro để xử lý nhưng việc này sẽ làm giảm thu nhập cho ngân hàng, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, đây là một nguyên nhân mà ngân hàng cần phải quan tâm trong quá trình thẩm định tài sản đảm bảo.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO