Hình thức BTTH ngồi hợp đồng do tổn thất về tinh thần

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành (Trang 44)

1.4 Phƣơng thức BTTH ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần

1.4.2 Hình thức BTTH ngồi hợp đồng do tổn thất về tinh thần

Hình thức bồi thường thiệt hại là một quy định quan trọng khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và trong trường hợp bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần nói riêng. Theo quy định khoản 1 điều 605 BLDS 2005: „„Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền,

bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác’’. Như vậy, pháp luật cho phép

các bên tự thỏa thuận về hình thức bồi thường là bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một cơng việc. Vì đây là quyền tự định đoạt trong quan hệ dân sự pháp luật chúng ta tơn trọng sự thỏa thuận đó nhưng cũng đảm bảo điều kiện đó là khơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp các bên đều thỏa thuận được, cho nên nếu các bên khơng thỏa thuận được thì Tịa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Nhìn chung, trong thực tiễn xét xử chúng ta vẫn thường thấy hình thức bồi thường Tòa án áp dụng chủ yếu là bằng tiền. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần khi có sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì thiệt hại phải bồi thường bao gồm thiệt hại vật chất và tổn thất về tinh thần. Khi bồi thường Tòa án thường quy ra một khoản tiền nhất định.

Đối với trường hợp khi sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm thì chúng ta thấy rằng thiệt hại hại là thiệt hại vật chất tính được thành tiền và những tổn thất về tinh thần cũng được quy ra một khoản tiền nhất định. Và hình thức bồi thường ở đây thường được các bên thỏa thuận hoặc Tòa án áp dụng là bồi thường bằng một khoản tiền để bù đắp những tổn thất, những mất mát đó.

Cịn trường hợp pháp khi danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân hay uy tín, danh dự của pháp nhân bị xâm phạm thì thiệt hại ở đây cũng bao gồm những thiệt hại

34

về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Ngồi hình thức bồi thường ở đây là bằng một khoản tiền thì có biện pháp nữa đó là buộc chấm dứt hành vi vi phạm, khơi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm cơng khai xin lỗi.

1.4.3 Biện pháp khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp pháp khi danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân hay uy tín, danh dự của pháp nhân bị xâm phạm. Theo một học giả thì đối với những quan hệ này “để tránh tình trạng tùy tiện khi xét xử thì ngồi thiệt hại thực tế tính ra được thành tiền, đối với những thiệt hại về tinh thần do xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm chỉ nên bồi thường có tính chất tượng trưng. Người bị thiệt hại do bị xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm sau khi đã được người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính cơng khai thì thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp này thông

thường đã được coi là khôi phục”[22]. Như chúng ta được biết trong BLDS và Nghị

quyết hướng dẫn khơng quy định rõ về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp này mà nó chỉ quy định một cách chung chung là buộc người gây thiệt hại xin lỗi, cải chính cơng khai. Hiện nay, trong pháp luật chuyên ngành mà cụ thể Luật BTNN 2010 đã quy định khá rõ ràng về trình tự, thủ tục đối với biện pháp này. Theo Điều 51 Luật BTNN 2010: “Người bị thiệt hại trong hoạt động TTHS được khôi phục danh dự, trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi phục danh dự của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính cơng khai. Hình thức trực tiếp xin lỗi, cải chính cơng khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị – xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên; đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ”.

Tóm lại: Sau khi nghiên cứu xong chương 1 tác giả có những nhận xét sau:

[22] Phạm Kim Anh, Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong

35

Tổn thất tinh thần là tổn thất về tình cảm, tâm trạng của con người, sự tín nhiệm của xã hội đối với pháp nhân và các chủ thể khác mà biểu hiện là việc cá nhân phải chịu những đau đớn, lo lắng, buồn khổ về tinh thần hay việc pháp nhân và các chủ thể khác phải gặp nhiều khó khăn trở ngại trong các hoạt động hàng ngày do bị làm suy giảm tơn trọng, tín nhiệm của xã hội. Pháp luật bắt buộc người có hành vi trái pháp và gây ra những hậu quả xâm phạm tín mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tài sản, uy tín, danh dự của pháp nhân hoặc các tổ chức khác thì phải bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường bao gồm trách nhiệm vật chất và trách nhiệm bồi thường về tổn thất tinh thần. Tổn thất về tinh thần có những đặc điểm đặc thù riêng cho nên việc xác định mức độ tổn thất tính thần, mức bồi thường một khoản tiền về tổn thất tinh thần là một một vấn đề rất phức tạp.

Trong phần các trường hợp phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng về tổn thất thất tinh thần. Tác giả đưa ra cơ sở của việc áp dụng, ngoài các căn cứ của pháp luật còn chung chung, tác giả đưa ra những tiêu chí tương đối cụ thể có thể làm căn cứ xác định mức độ tổn thất tinh thần và ấn định khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần một cách hợp lý.

Cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH hợp đồng về tổn thất tinh thần theo dựa trên nguyên tắc chung BTHT ngoài hợp đồng cũng bao gồm những yếu tố cơ bản: Có thiệt hại xẩy ra, có hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, yếu tố lỗi. Về ngun tắc tính mức BTTH ngồi hợp đồng do tổn thất về tinh thần là những quy định chung nhất có tính chỉ đạo trong quá trình áp dụng giải quyết trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, khi chúng ta nghiên cứu nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần cũng phải dựa trên các cơ sở các nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Những vấn đề lý luận về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng về tổn thất tinh thần được đề cập trong phần chương 1 này nó có một ý nghĩa nền tảng giúp nhận định đúng đắn về bản chất và cơ sở của trách nhiệm để từ đó việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn có hiệu quả hơn.

36

CHƢƠNG 2: TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TỔN THẤT VỀ TINH THẦN - THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.

2.1 Thực tiễn giải quyết:

Trước khi BLDS 1995 có hiệu lực việc giải quyết về bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần không được quan tâm xem xét. Sở dĩ như vậy có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến nguyên nhân sâu xa là do cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; nền kinh tế kế hoạch hóa cao, phân phối xã hội theo kiểu hiện vật, cấp phát, nên những giá trị tinh thần tách ra hẳn với các mối quan hệ vật chất, dẫn đến trong thực tế đã tuyệt đối hóa từng giá trị riêng biệt. Vì vậy, một khi coi những giá trị tinh thần và buộc bồi thường bằng một lượng giá trị vật chất nhất định là hạ thấp, là tầm thường những

giá trị tinh thần đó [23]. Với những quan niệm chưa đúng đó dẫn đến những nghịch lý

kéo dài, cái gì được coi là vơ giá thì “khơng có” giá trị vật chất, không được bồi thường khi có hành vi xâm phạm, vơ tình đã làm giảm tác dụng giáo dục, răn đe, phịng ngừa vi phạm, khơng bảo vệ được triệt để quan hệ đó.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử nhiều năm cho thấy cần buộc người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền để “bù đắp tinh thần” cho người bị thiệt hại (trong trường hợp sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm phạm) hoặc cho người thân thích của người thân của người bị thiệt hại (nếu là xâm phạm đến tính mạng) là cần thiết, phù hợp với tập quán và truyền thống văn hóa xã hội của dân tộc Việt Nam, phù hợp chung với xu hướng chung của thế giới.

BLDS 1995 lần đầu tiên quy định khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Theo quy định BLDS 1995 các trường hợp xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tính, nhân phẩm của người khác thì “Tùy từng trường hợp mà Tòa án quyết định” buộc người xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần mà người đó hoặc những người thân thích đó phải gánh chịu. Theo hướng dẫn Nghị quyết 01/2004, “Khơng phải trong mọi trường

hợp sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm thì người bị thiệt hại hoặc người thân thích của người bị thiệt hại” cũng đương nhiên được bồi thường

37

khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà phải xác định xem người đó có tổn thất về tinh thần hay không và ấn định mức bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại không vượt quá mức tối đa được Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Như vậy, theo các quy định này thì “Tùy từng trường hợp cụ thể” mà Tòa án quyết định có cho người bị thiệt hại được bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần hay không và mức bồi thường là bao nhiêu nhưng không được vượt quá giới hạn tối đa do nhà nước quy định. Hiện nay, những quy định trên đã có sự thay đổi một cách đáng kể. Cụ thể đó là các quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005: “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa khơng q ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Khoản 2 điều 610 BLDS 2005: “Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu khơng có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Khoản 2 điều 611 BLDS 2005: “Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được thì mức tối đa khơng q mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Với những quy định trên theo tác giả đã có sự khác biệt so với các quy định tại BLDS 1995 và Nghị quyết 01/2004. Đó là quy định buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần trong mọi trường hợp khi người bị thiệt hại hoặc thân thích của người bị thiệt hại có tính mạng bị

38

xâm phạm nhận được một khoản tiền bồi thường theo quy định tại các khoản 1 và người đó có yêu câu bồi BTTH về tinh thần. Và điều này đã được hướng dẫn cụ thể hơn tại Nghị quyết 03/2006, “Trong mọi trường hợp khi sức khỏe, tính mạng, danh dự,

nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì người bị thiệt hại hoặc những người thân thích của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần”.

Với cách hiểu này thì khi người bị thiệt hại chứng minh được có thiệt hại về vật chất tính được thành tiền xẩy ra và được bồi thường một trong các khoản theo quy định tại khoản 1 điều này, đồng thời cũng có yêu cầu bồi thường thiệt hại để bù đắp về tổn thất tinh thần thì Tịa án quyết định mức bồi thường cho họ. Mức bồi thường sẽ phụ thuộc vào khả năng chứng minh cho các yêu cầu của người bị thiệt hại.

Như vậy, từ chổ Tịa án phải cân nhắc có cho người bị thiệt hại được hưởng khoản

bồi thường để bù đắp tổn thất hay không và mức bồi thường là bao nhiêu theo quy định tại BLDS 1995 thì đến BLDS 2005 Tịa án sẽ khơng phải cân nhắc có cho người bị thiệt hại được hưởng khoản bồi thường thiệt hại này nữa mà tòa chỉ còn cân nhắc

cho họ được hưởng bao nhiêu cho khoản tiền này khi họ có yêu cầu[24].

Với những quy định về mặt lý luận như đã phân tích ở trên và qua thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến giải quyết bồi thường trong giai đoạn hiện nay tác giả nhận thấy có những vướng mắc sau đây:

Thứ nhất: Các căn cứ để xác định mức độ tổn thất về tinh thần còn quá chung

chung chưa thực sự rõ ràng. Chưa đưa ra được các tiêu chí chung cho mỗi trường hợp khi có thiệt hại xảy ra. Vì sự khơng rõ ràng đó dẫn đến khi xét xử khoản tiền bồi thường để bù đắp tổn thất tinh thần có sự chênh lệch nhau khá lớn giữa các Tòa án.

Cụ thể căn cứ xác định mức độ tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm. Theo Nghị quyết 03/2006, “Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại”... Tương tự, trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm theo Nghị quyết 03/2006, việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ,

39

giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân... Việc xác định mức độ tổn thất tinh thần phải dựa vào mối quan hệ giữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người bị hại: Độ tuổi giới tính, ví trí, xã hội, nghề nghiệp… Với những quy định như trên ta có thể thấy rằng để xác định được mức độ tổn thất về tinh thần là rất khó làm cơ sở cho việc quyết định khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần một cách hợp lý.

Vì vậy, có thể thấy thực trạng hiện nay là mức bồi thường về tổn thất tinh thần có

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)