Thực tiễn giải quyết

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành (Trang 47)

Trước khi BLDS 1995 có hiệu lực việc giải quyết về bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần không được quan tâm xem xét. Sở dĩ như vậy có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến nguyên nhân sâu xa là do cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; nền kinh tế kế hoạch hóa cao, phân phối xã hội theo kiểu hiện vật, cấp phát, nên những giá trị tinh thần tách ra hẳn với các mối quan hệ vật chất, dẫn đến trong thực tế đã tuyệt đối hóa từng giá trị riêng biệt. Vì vậy, một khi coi những giá trị tinh thần và buộc bồi thường bằng một lượng giá trị vật chất nhất định là hạ thấp, là tầm thường những

giá trị tinh thần đó [23]. Với những quan niệm chưa đúng đó dẫn đến những nghịch lý

kéo dài, cái gì được coi là vơ giá thì “khơng có” giá trị vật chất, không được bồi thường khi có hành vi xâm phạm, vơ tình đã làm giảm tác dụng giáo dục, răn đe, phịng ngừa vi phạm, khơng bảo vệ được triệt để quan hệ đó.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử nhiều năm cho thấy cần buộc người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền để “bù đắp tinh thần” cho người bị thiệt hại (trong trường hợp sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm phạm) hoặc cho người thân thích của người thân của người bị thiệt hại (nếu là xâm phạm đến tính mạng) là cần thiết, phù hợp với tập quán và truyền thống văn hóa xã hội của dân tộc Việt Nam, phù hợp chung với xu hướng chung của thế giới.

BLDS 1995 lần đầu tiên quy định khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Theo quy định BLDS 1995 các trường hợp xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tính, nhân phẩm của người khác thì “Tùy từng trường hợp mà Tịa án quyết định” buộc người xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần mà người đó hoặc những người thân thích đó phải gánh chịu. Theo hướng dẫn Nghị quyết 01/2004, “Không phải trong mọi trường

hợp sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm thì người bị thiệt hại hoặc người thân thích của người bị thiệt hại” cũng đương nhiên được bồi thường

37

khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà phải xác định xem người đó có tổn thất về tinh thần hay không và ấn định mức bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại không vượt quá mức tối đa được Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Như vậy, theo các quy định này thì “Tùy từng trường hợp cụ thể” mà Tịa án quyết định có cho người bị thiệt hại được bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần hay không và mức bồi thường là bao nhiêu nhưng không được vượt quá giới hạn tối đa do nhà nước quy định. Hiện nay, những quy định trên đã có sự thay đổi một cách đáng kể. Cụ thể đó là các quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005: “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được thì mức tối đa khơng q ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Khoản 2 điều 610 BLDS 2005: “Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu khơng có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được thì mức tối đa khơng q sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Khoản 2 điều 611 BLDS 2005: “Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được thì mức tối đa khơng quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Với những quy định trên theo tác giả đã có sự khác biệt so với các quy định tại BLDS 1995 và Nghị quyết 01/2004. Đó là quy định buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần trong mọi trường hợp khi người bị thiệt hại hoặc thân thích của người bị thiệt hại có tính mạng bị

38

xâm phạm nhận được một khoản tiền bồi thường theo quy định tại các khoản 1 và người đó có yêu câu bồi BTTH về tinh thần. Và điều này đã được hướng dẫn cụ thể hơn tại Nghị quyết 03/2006, “Trong mọi trường hợp khi sức khỏe, tính mạng, danh dự,

nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì người bị thiệt hại hoặc những người thân thích của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần”.

Với cách hiểu này thì khi người bị thiệt hại chứng minh được có thiệt hại về vật chất tính được thành tiền xẩy ra và được bồi thường một trong các khoản theo quy định tại khoản 1 điều này, đồng thời cũng có yêu cầu bồi thường thiệt hại để bù đắp về tổn thất tinh thần thì Tịa án quyết định mức bồi thường cho họ. Mức bồi thường sẽ phụ thuộc vào khả năng chứng minh cho các yêu cầu của người bị thiệt hại.

Như vậy, từ chổ Tịa án phải cân nhắc có cho người bị thiệt hại được hưởng khoản

bồi thường để bù đắp tổn thất hay không và mức bồi thường là bao nhiêu theo quy định tại BLDS 1995 thì đến BLDS 2005 Tịa án sẽ khơng phải cân nhắc có cho người bị thiệt hại được hưởng khoản bồi thường thiệt hại này nữa mà tòa chỉ còn cân nhắc

cho họ được hưởng bao nhiêu cho khoản tiền này khi họ có yêu cầu[24].

Với những quy định về mặt lý luận như đã phân tích ở trên và qua thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến giải quyết bồi thường trong giai đoạn hiện nay tác giả nhận thấy có những vướng mắc sau đây:

Thứ nhất: Các căn cứ để xác định mức độ tổn thất về tinh thần còn quá chung

chung chưa thực sự rõ ràng. Chưa đưa ra được các tiêu chí chung cho mỗi trường hợp khi có thiệt hại xảy ra. Vì sự khơng rõ ràng đó dẫn đến khi xét xử khoản tiền bồi thường để bù đắp tổn thất tinh thần có sự chênh lệch nhau khá lớn giữa các Tòa án.

Cụ thể căn cứ xác định mức độ tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm. Theo Nghị quyết 03/2006, “Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại”... Tương tự, trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm theo Nghị quyết 03/2006, việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ,

39

giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân... Việc xác định mức độ tổn thất tinh thần phải dựa vào mối quan hệ giữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người bị hại: Độ tuổi giới tính, ví trí, xã hội, nghề nghiệp… Với những quy định như trên ta có thể thấy rằng để xác định được mức độ tổn thất về tinh thần là rất khó làm cơ sở cho việc quyết định khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần một cách hợp lý.

Vì vậy, có thể thấy thực trạng hiện nay là mức bồi thường về tổn thất tinh thần có sự khác nhau giữa các cấp Tịa án, các địa phương khác nhau. Trong q trình xét xử, mức bồi thường tổn thất về tinh thần hiện nay là tùy thuộc vào Hội đồng xét xử. Có những vụ án Tịa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường là 3 triệu đồng, có vụ án buộc bồi thường trên 10 triệu đồng và cũng có những vụ án Hội đồng xét xử có quyết định về bồi thường tổn thất tinh thần, nhưng không đưa ra quyết định mức bồi thường tổn thất về tinh thần là bao nhiêu mà gộp chung một khoản cả vật chất lẫn tinh thần. Ví dụ: Vụ Đ. H hiếp dâm chị Đ.T.M 22 tuổi (Bản án số 132) bị cáo mới vật và nằm đè lên nạn nhân, chưa kịp thực hiện hành vi giao cấu thì bị phát hiện, phải bỏ chạy, bản án buộc bị cáo bồi thường hai triệu đồng. Vụ N.V.Q (bản án số 192) bị cáo có hành vi đưa cháu O mười một tuổi vào ruộng ngô, bắt cháu tụt quần xuống, nhưng cháu không nghe, Q đã tụt quần cháu xuống và thực hiện hành vi giao cấu. Qua khám nghiệm thì âm hộ có chất nhầy, mơi lớn trái phải có xây xát, màng trinh khơng bị rách. Tại phần quyết định của bản án nói trên chỉ buộc Q bồi thường tổn thất về tinh thần một triệu đồng, 765.000đồng chi phí đi lại khám chữa bệnh. Vụ N.B.T (Bản án số 52) T sang nhà chị N vay gạo thấy cháu M 9 tuổi đang ngồi chơi một mình, T trèo lên dường dùng tay kéo quần cháu M xuống dưới gối, vừa lúc đó chị X vào chơi, T vội kéo quần lên. Ngoài ra, theo cháu M khai vài ngày trước đó T đến nhà thấy cháu M một mình nên bế cháu vào giường thực hiện hành vi giao cấu. Qua giám định pháp y màng trình cháu M rách cũ. Bản án buộc T phải bồi thường tổn thất về tinh thần 5

triệu đồng [25]. Bản án số: 57/2006/HSST ngày 07/9/2006 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng

Bình: Anh Hân là con trai duy nhất trong một gia đình. Do anh đi làm xa lâu năm mới có dịp về thăm quê. Lúc đi ngang qua thấy Hùng và Minh đang ngồi uống rượu trong quán. Cho rằng Hân đã nhìn đểu mình nên Hùng gọi lại hỏi chuyện, hai bên xẩy ra xô

40

xát Hùng dùng chai rượu đánh vào đầu Hân, chai rượu vỡ, Hùng tiếp tục đâm vào ngực Hân, hân chết trên đường đi cấp cứu. Tòa án tuyên Hùng 15 năm tù. Trách nhiệm dân sự bồi thường vật chất bao gồm chi phí mai táng, chi phí thuê xe… 24.000.000 đồng, 12.000.000 đồng tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

Qua việc nghiên cứu thực trạng xét xử, cũng như các bản án trên có thể thấy rằng Tòa án Nhân dân các cấp đã rất quan tâm đến vấn đề bồi thường thiệt hại vật chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các bản án, các sách báo và tạp chí Khoa học có thể thấy khơng phải bản án nào cũng nhận xét rõ từng khoản bồi thường, mà có vụ chỉ nhận xét một câu chung chung là bồi thường vật chất và tinh thần một số tiền là năm hay mười triệu đồng. Ví dụ: Bản án số: 132/2007/HSST ngày 2/12/2007 Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Bình. Do có mâu thuẫn từ trước với anh Nam cho nên anh Tuấn có ý định trả thù. Vì vậy, một hơm khi phát hiện anh Nam đang ở một mình ngồi ao cá. Anh Tuấn bước vào dùng dao chém liên tục 3 nhát vào lưng và tay anh Nam. Anh Nam được mọi người đưa đi cấp cứu kịp thời, tỷ lệ thương tật 57%. Tòa án nhân dân

tỉnh Quảng Bình xử phạt Tuấn 10 năm tù, buộc Tuấn bồi thường cho anh Nam

53.000.000 đồng (bao gồm các khoản: chi phí phục hồi sức khỏe, tiền thu nhập bị giảm sút và bồi thường tổn thất về tinh thần). Tuy nhiên, trong bản án hội đồng xét xử

lại không quy định từng khoản bồi thường là bao nhiêu[26]. Đây cũng là một trong

những lý do có thể làm cho bản án có nguy cơ bị hủy. Ví dụ sau đây minh chứng thêm cho điều đó: Trong một Quyết định giám đốc thẩm Hội đồng thẩm phán đã xét rằng: Tịa cấp sơ thẩm buộc gia đình bị cáo bồi thường một lần 24.000.000 đồng (ngoài các khoản bồi thường) chỉ nêu gồm tổn thất tinh thần và tiền cấp dưỡng cho ba con của nạn nhân không nêu cụ thể các khoản là bao nhiêu là trái với quy định của pháp luật[27]. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân lảm cho bản án bị hủy xét xử lại theo trình tự.

Như vậy, việc bồi thường thiệt hại về tinh thần là một vấn đề mới và khó, đơi khi

các Thẩm phán lúng túng không biết vận dụng thế nào nên bỏ qua khơng xét, có trường hợp xem xét nhưng cho rằng khơng có thiệt hại tinh thần. Cho nên, có thể thấy

[26] Bản án số: 132/2007/HSST ngày 27/9/2007 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình.

[27] Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam bản án bình luận bản án, Nhà xuất

41

phần bồi thường thiệt hại về tinh thần cịn có sự chênh lệch giữa các bản án, cấp xét xử, các Tịa án các nơi khác nhau là rất lớn. Có những vụ án bị thiệt hại nhiều hơn, để lại hậu quả lớn hơn nhưng mức bồi thường lại thấp hơn. Đó là những trường hợp tác giả đã phân tích ở trên. Có thể thấy rằng ý chý chủ quan của người áp dụng pháp luật có ảnh hưởng trong phần đưa ra quyết định của mình.

Thứ hai: Một vấn đề mà pháp luật của chúng ta cũng như các văn bản hướng

dẫn hiện nay vẫn chưa quy định rõ ràng. Nghị quyết 03/2006 chỉ mới hướng dẫn trong trường hợp có một người chết và có nhiều người được bồi thường

khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần thì được hưởng 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường, nhưng vẫn chưa có

hướng dẫn trong trường hợp có nhiều người bị chết trong một gia đình mà có một người hoặc một số người thân thích với người đã chết được bồi thường khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần thì xác định mức bồi thường là bao nhiêu ?

Cho nên trong qua trình áp dụng pháp luật khi gặp những trường hợp này các cơ quan tố tụng tỏ ra lúng túng, cũng như có nhiều quan điểm khác nhau. Có thể thấy hiện nay thực trạng tại nạn giao đang diễn biến rất phức tạp, thiệt hại xẩy ra để lại hậu quả trong nhiều trường hợp rất nghiêm trọng. Ví dụ: Trong vụ tai nạn giao thơng trong một gia đình có 3 người thân thích thuộc hàng thừa kế bị chết. Thì mức bồi thường là bao nhiêu là hợp lý. Ví dụ: Bản án Sơ thẩm ngày 8 tháng 12 năm 2005, trong vụ án tai nạn giao thông ngày 29 tháng 3 năm 2005. Tai nạn xẩy ra làm 4 người chết là anh Vũ Hoài N, cùng hai con của anh là Vũ Thu H, cháu Vũ Văn Q, và nhiều người khác bị thương, hư hỏng tài sản. Sau khi tai nạn xẩy ra và Nguyễn Thị Th đã bồi thường ho gia đình anh N là 100.000.000 đồng. Bản án Hình sự Sơ thẩm Hội đồng xét xử áp dụng các quy định BLDS buộc bà Nguyễn Thị Th, tiếp tục bồi thường 12.600.000 đồng và bị cáo Nguyễn Quốc S, bồi thường 2.000.000 đồng. Sau đó gia đình người bị thiệt hại có kháng cáo đề nghị xét lại phần trách nhiệm dân sự. Tại bản án Hình sự số 8 tháng 5

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành (Trang 47)