2.3.2. Cơ hội, triển vọng của kinh tế tư nhân hiện nay.
2.3.2.1. Q trình tồn cầu hóa vẫn đang bùng nổ mạnh mẽ cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Nguồn lực phát triển xã hội là vấn đề quan trọng, cần thiết hàng đầu đối với sự phát triển của mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc. Đó chính là yếu tố đầu vào cho sự phát triển do con người và thiên nhiên tạo ra. Các thành tố tạo nên nguồn lực tổng hợp cho phát triển đất nước bao gồm: Thứ nhất, con người hay gọi khác đi là nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến số lượng và chất lượng nhân lực, giá trị văn hóa, phân bố dân cư theo địa bàn và phân bổ lao động theo ngành nghề. Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên, trong đó có diện tích đất đai, núi non, sơng ngịi, biển, khí hậu, tài ngun khống sản. Thứ ba, tổng sản phẩm quốc gia, ngân sách quốc gia, đầu tư xã hội. Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội như năng lượng, giao thông, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật, nhà ở, cơ sở văn hóa. Thứ năm, các nguồn lực quốc tế mà quốc gia có được qua hội nhập quốc tế (quan hệ thương mại, hợp tác, trao đổi).
Hội nhập quốc tế là một trong năm thành tố nêu trên, nhưng nếu xét trong tương quan khác, hội nhập quốc tế là nguồn lực quan trọng bên ngoài để bổ sung cho nguồn lực bên trong của đất nước; để đất nước phát huy nội lực và tranh thủ tối đa ngoại lực. Nguồn lực do hội nhập quốc tế đem lại mang tính tổng hợp như góp phần làm tăng sức mạnh tổng hợp, thế và lực của đất nước. Nguồn lực đó cũng được kể đến đối với các lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế, quốc phịng an ninh, văn hóa - xã hội.
Hội nhập quốc tế là quá trình chủ động tham gia ngày càng sâu vào đời sống mọi mặt của quốc tế. Hội nhập quốc tế đang là lực hấp dẫn lớn, là lời vẫy gọi, ngày càng cuốn hút mạnh mẽ đối với mọi quốc gia bởi không ai muốn bị tụt hậu hoặc bị thế giới bỏ rơi. Hội nhập không giới hạn trong mặt phạm vi và một lĩnh vực nào trong đời sống quốc tế, mà nó lan tỏa ở mọi cấp độ, mọi lĩnh vực trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Tham gia vào mọi mặt đời sống quốc tế có nghĩa là tham gia vào các q trình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh. Hội nhập quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan của thời cuộc nói chung, vừa là nhu cầu nội tại của mỗi nước. Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ và nhiều phương
thức khác nhau. Tùy theo tình hình cụ thể, tùy theo thời gian và khơng gian cũng như lĩnh vực cụ thể mà sự tham gia hội nhập được tiên hành ở những hình thức khác nhau như song phương, tam giác, tứ giác, khu vực và toàn cầu. Thực tê chứng tỏ, hội nhập quốc tê trở thành nhân tố quan trọng của thời cuộc, thành nội dung cơ bản trong chính sách của mỗi nước, thành yêu tố tạo nguồn lực phát triển cho mọi quốc gia.
Đối với nước ta, trong nhận thức cũng như trên thực tê, tiên trình hội nhập quốc tê với mục tiêu thu hút nguồn lực từ bên ngoài được bắt đầu từ rất sớm nhưng chủ yêu được đẩy mạnh từ sau khi Đảng ta phát động sự nghiệp đổi mới. Hội nhập quốc tê trở thành một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua. Các quan điểm, chủ trương về hội nhập quốc tê của Đảng ta mang tính nhất qn, hệ thống, ln được cập nhật, kê thừa và phát triển qua các kỳ đại hội của Đảng. Đại hội XII của Đảng đã xác định: “Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước... Đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kêt chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh của đất nước”-.
Đảng ta đã xác định hội nhập quốc tê là định hướng chiên lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hội nhập quốc tê là sự nghiệp của tồn dân và của cả hệ thống chính trị. Hội nhập quốc tê trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực; hội nhập kinh tê là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác từng bước được mở rộng; nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kêt quốc tê đi đơi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng, thực hiện các mục tiêu chung bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc.
Hội nhập kinh tê là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tê. Hội nhập quốc tê trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kêt chặt chẽ việc thúc đẩy q trình hồn thiện thể chê kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh quốc gia.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII. Hà Nội: Văn phòngrung ương Đảng, tr.153 - 154.