Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm trái phép

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm trái phép hè phố đô thị (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh) (Trang 25)

1.2. Những quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính

1.2.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm trái phép

phép hè phố đô thị

Pháp luật trao quyền XPVPHC cho nhiều người nhằm tạo điều kiện phát hiện và XPVPHC nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, việc giao quyền xử phạt của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền phải rạch ròi để tránh chồng chéo thẩm quyền và bảo đảm trật tự pháp luật. Vì thế nên pháp luật vừa quy định thẩm quyền XPVPHC của mỗi chức danh vừa quy định nguyên tắc xác định phạm vi thẩm quyền xử phạt (Điều 52 Luật XLVPHC 2012 và Điều 74 Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Theo quy định tại Điều 86, Điều 87 Luật GTĐB 2008 thì Cảnh sát GTĐB và Thanh tra đường bộ là hai lực lượng chính có quyền XPVPHC đối với các hành vi LCTPHPĐT. Ngoài ra cịn có lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát 113, Công an xã tham gia phối hợp, hỗ trợ Cảnh sát GTĐB tuần tra, kiểm sốt, đảm bảo trật tự an tồn GTĐB, trong trường hợp cần thiết huy động thêm lực lượng được thực hiện theo Nghị định số 27/2010/NĐ-CP của Chính phủ về huy động thêm lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự an tồn GTĐB và Thơng tư 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Luật XLVPHC 2012 thì cấp phó của một số chức danh cũng có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp được giao quyền. Đặc biệt, việc giao quyền này phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

Cụ thể, các chủ thể có thẩm quyền XPVPHC đối với các hành vi LCTPHPĐT được quy định trong Nghị định được chia thành 03 nhóm sau:

Nhóm 1 là Chủ tịch UBND các cấp: Trong bộ máy hành chính của nước ta,

UBND các cấp là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung trên đơn vị lãnh thổ tương ứng. Theo khoản 3 Điều 52 Luật XLVPHC 2012, Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi LCTPHPĐT theo quy định trong

Nghị định 46/2016/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của địa phương mình (khoản 1 Điều 70 và Điều 71 Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Cụ thể như sau:

Một là, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 4.000.000 đồng; Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Hai là, Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến

20.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Ba là, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Nhóm 2 là Cơng an nhân dân: Theo quy định của Luật XLVPHC 2012 và

Điều 72 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt được sửa đổi theo hướng tăng thẩm quyền xử phạt cho cấp cơ sở. Cụ thể như sau:

Một là, Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 400.000 đồng.

Hai là, Đội trưởng, Trạm trưởng Cơng an nhân dân có quyền: Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 1.200.000 đồng.

Ba là, Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Cơng an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.000.000

đồng; Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Bốn là, Trưởng Cơng an cấp huyện; Trưởng phịng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thơng; Trưởng phịng Cơng an cấp tỉnh gồm Trưởng phịng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thơng, Trưởng phịng Cảnh sát GTĐB - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 8.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Năm là, Giám đốc Cơng an cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến

20.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Sáu là, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 40.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Nhóm 3 là Thanh tra GTĐB: Điều 73 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định

quyền XPVPHC của các chức danh của cơ quan Thanh tra GTĐB, từ Thanh tra viên đang thi hành công vụ đến Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải. Cụ thể như sau:

Một là, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành cơng vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 400.000 đồng;

Áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả.

Hai là, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài ngun và Mơi trường, Trưởng đồn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền: Phạt cảnh cáo;

Phạt tiền đến 20.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Ba là, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thơng vận tải, Trưởng đồn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 28.000.000 đồng; Tước quyền, sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Bốn là, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 40.000.000

đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Nhìn chung, pháp luật ngày càng quy định thêm nhiều chủ thể có quyền XPVPHC, bởi vì VPHC cũng ngày một tăng, đa dạng và song song đó, bộ máy hành chính nhà nước cũng thay đổi, phát triển. Ví dụ, số chủ thể có thẩm quyền XPVPHC trong hệ thống thanh tra chuyên ngành tăng lên nhiều do Luật Thanh tra năm 2010 ra đời và đặt ra loại chủ thể mới là “cơ quan và người được giao nhiệm

vụ thanh tra chuyên ngành”.

1.2.4. Thủ tục xử phạt, thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm trái phép hè phố đô thị

1.2.4.1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm trái phép hè phố đô thị

Khi phát hiện một hành vi VPHC thì hành động trước tiên của người có thẩm quyền đang thi hành cơng vụ là phải “buộc chấm dứt hành vi VPHC” đang diễn ra

nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm19

. Song song đó, có nhiều trường hợp thường phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC. Những biện pháp này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nên Luật XLVPHC 2012 quy định riêng thành một phần gồm hai chương, với 14 điều (Điều 119 đến Điều 132), tuy nhiên phần này nên được quy định trước phần thủ tục XPVPHC thì hợp lý hơn.

Đúng như tên gọi, mục đích của các biện pháp này là “nhằm ngăn chặn kịp

thời vi phạm hoặc đảm bảo cho việc xử lý các hành vi vi phạm”. Đồng thời, pháp

luật chỉ trao cho một số hạn chế những người có thẩm quyền quyết định việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC hoặc trực tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật XLVPHC 2012, riêng đối với việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép (Điều 125) thì phải là người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC theo quy định của Luật XLVPHC 2012. Riêng đối với các hành vi điều khiển, đỗ, để xe trái phép trên hè phố, người có thẩm quyền muốn áp dụng biện pháp “tạm giữ phương tiện, giấy tờ

có liên quan” thì chỉ có thể được thực hiện theo khoản 2 Điều 78 Nghị định này với

mục đích “bảo đảm thi hành quyết định XPVPHC hoặc để xác minh tình tiết làm

căn cứ ra quyết định xử phạt” và theo khoản 6 Điều 125 Luật XLVPHC 2012 thì

người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ phương tiện vi phạm trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền mà người điều khiển phương tiện khơng có giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành phương tiện. Đồng thời, khoản 10 Điều này còn “để mở” khả năng cho phép tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền20. Quy định này đáp ứng nguyện vọng tha thiết của cá nhân, tổ chức có phương tiện giao thông là phương tiện kinh doanh21.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm khơng cịn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành. Mặt khác, việc tạm giữ tang vật, phương tiện phải được cơ quan có thẩm quyền xử lý phải lập thành biên bản (Điều 81 và Điều 125 Luật XLVPHC 2012). Bên cạnh đó, Luật XLVPHC 2012 còn yêu cầu biên bản này phải được lập theo mẫu quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BGTVT (mẫu số 17) trong đó phải ghi rõ tên, số lượng,

19 Điều 55 Luật XLVPHC 2012.

20 Cao Vũ Minh (2013), “Pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB - Những bất cập và hướng hoàn thiện”, Luật học, (09), tr. 43.

chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện VPHC bị tạm giữ và phải có chữ ký của người tiến hành tạm giữ, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện VPHC cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Tuy nhiên, mọi trường hợp xử phạt dù có hay khơng áp dụng các biện pháp này thì đều phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục XPVPHC, gồm thủ tục có lập biên bản hay thủ tục khơng lập biên bản (thủ tục đơn giản).

Thứ nhất, thủ tục XPVPHC không lập biên bản (thủ tục đơn giản).

Theo Điều 56 Luật XLVPHC 2012 “XPVPHC không lập biên bản” được áp dụng khi xử phạt các VPHC bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức, người có thẩm quyền khơng lập biên bản và phải ra quyết định xử phạt tại chỗ; cá nhân tổ chức nộp tiền phạt tại chỗ (hay nói cách khác, người vi phạm có thể nộp trực tiếp cho người ra quyết định xử phạt), kể cả trường hợp xử phạt ngoài giờ hành chính (khoản 2 Điều 78 Luật XLVPHC 2012). Mục đích của quy định này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm, hạn chế việc người vi phạm phải đi lại nhiều lần chỉ để thực hiện một quyết định xử phạt có mức phạt thấp22. Trong việc xử phạt các hành vi LCTPHPĐT, thủ tục này được áp dụng đối với những hành vi vi phạm có quy định hình thức phạt tiền đến 250.000 đồng. Ví dụ những hành vi đỗ, để xe ở hè phố trái quy định pháp luật của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); máy kéo, xe máy chuyên dùng; xe đạp, xe đạp máy, xe thơ sơ khác... thường có mức phạt tiền khơng q 250.000 đồng theo quy định lần lượt tại điểm đ khoản 3 Điều 6, điểm i khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ- CP, theo quy định những hành vi này phải được xử phạt tại chỗ nên người có thẩm quyền phải ra ngay quyết định xử phạt mà khơng phạt theo thủ tục có lập biên bản.

Thứ hai, thủ tục XPVPHC có lập biên bản và hồ sơ XPVPHC.

Thủ tục xử phạt có lập biên bản được áp dụng đối với các vụ vi phạm phức tạp với mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức và mọi trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ. Những hành vi vi phạm này thường là những hành vi vi phạm có

22

Đinh Phan Quỳnh (2017), “Một số ý kiến hoàn thiện các quy định về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam”, Nghề luật, (02), tr. 51.

mức phạt cao, có tính phức tạp vì vậy cần phải có thời gian để cơ quan chức năng, người có thẩm quyền xác minh một cách đầy đủ các vấn đề có liên quan đến hành vi vi phạm để từ đó có một quyết định xử phạt bảo đảm tính khách quan và chính xác nhất. Việc lập biên bản VPHC là quy định bắt buộc (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản) trong việc XPVPHC. Nội dung biên bản phải đảm bảo đúng theo thể thức và nội dung quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật XLVPHC 2012. Sau khi lập biên bản, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử phạt phải tuân thủ theo Điều 66 Luật XLVPHC 2012. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC.

1.2.4.2. Thi hành và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm trái phép hè phố đô thị

Theo Điều 73 Luật XLVPHC 2012 thì cá nhân, tổ chức bị XPVPHC đối với các hành vi LCTPHPĐT phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, trừ trường hợp quyết định XPVPHC có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu số tiền phạt trên 3.000.000 đồng mà người thi hành đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc thì có thể được hỗn chấp hành quyết định phạt tiền theo khoản 1 Điều 76 Luật XLVPHC 2012; và trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết định hỗn thi hành quyết định xử phạt đó. Điều này phù hợp với thực tiễn kinh tế, xã hội và đảm bảo việc chấp hành quyết định XPVPHC được diễn ra nhanh chóng trên thực tế, hơn nữa tăng cường trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong thực hiện quyết định xử phạt.

Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị XPVPHC không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC và thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại các Điều 86, 87, 88 Luật XLVPHC 2012 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2013 quy định về cưỡng chế

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm trái phép hè phố đô thị (từ thực tiễn thành phố hồ chí minh) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)