Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 31)

Chương 1 Xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự

1.3.Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Trên cơ sở xác định một số hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, cụ thể như sau:

Một là, ban hành văn bản hướng dẫn rõ tiêu chí và cách thức để xác định vật

chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được; vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản để áp dụng thống nhất trên thực tế, tránh trường hợp những người tiến hành tố tụng có các quan điểm khác nhau, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng và những người có liên quan trong vụ án.

Hai là, nâng cao trình độ chun mơn, ý thức trách nhiệm trong hoạt động xử

lý vật chứng của những người THTT. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng để chủ động giải quyết các tình huống xảy ra trên thực tế. Đào tạo các cán bộ chun trách, có trình độ, năng lực cao. Rà sốt, đánh giá, phân loại về chun mơn đối với tất cả các cán bộ đang làm việc tiến tới giảm dần số cán bộ yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác, thường xuyên vi phạm.

Ba là, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật của những người

TTHT khi họ thực hiện các hoạt động liên quan đến xử lý vật chứng. Nếu các hành vi vi phạm pháp luật của những người THTT không được giải quyết triệt để thì vừa khơng ngăn chặn được vi phạm pháp luật tiếp theo vừa có nguy cơ làm cho vi phạm pháp luật tăng thêm và nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án cũng như quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Tuy nhiên để xử lý được những vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng liên quan đến xử lý vật chứng thì cần thiết phải áp dụng một số biện pháp cơ bản sau: Mọi trường hợp phát hiện có tin báo, tố giác về bất kỳ chủ thể nào có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi tiến hành các hoạt động tố tụng liên quan đến vật chứng đều phải được điều tra, xác minh để xử lý triệt để. Thủ trưởng cơ quan có người vi phạm pháp luật phải trực tiếp chỉ đạo xác minh vụ việc, sau đó phải báo cáo lên cấp trên. Nếu có dấu hiệu phạm tội nhất thiết phải báo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Kiên quyết khơng bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật. Việc xử lý kỷ luật phải đúng với quy định và phù hợp với mức độ sai phạm.

Bốn là, tăng cường cơ chế giám sát, phối hợp giữa các cơ quan THTT cũng

như giữa cơ quan cấp trên và cấp dưới trong hoạt động xử lý vật chứng. Khi vụ án bị đình chỉ ở giai đoạn điều tra hoặc truy tố thì VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp phải kiểm tra kỹ càng các quyết định về xử lý vật chứng, tránh các trường hợp “quên” xử lý vật chứng hoặc xử lý sai quy định pháp luật. Bên cạnh đó, trong trường hợp có vướng mắc trong việc xử lý vật chứng, có thể ảnh hưởng đến việc chứng minh trong vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải phối hợp, bàn bạc với nhau để đưa ra quyết định xử lý vật chứng chính xác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Theo quy định tại khoản 1 Điều 106 BLTTHS năm 2015 thì việc xử lý vật chứng sẽ do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì việc xử lý vật chứng sẽ do Viện kiểm sát quyết định. Hiện nay, quy định pháp luật hiện hành về xử lý vật chứng đã được sửa đổi, bổ sung tương đối hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, thực tiễn xử lý vật chứng tại giai đoạn điều tra, truy tố trong những năm vừa qua vẫn cịn một số sai sót như: CQTHTT khơng thực hiện việc xử lý vật chứng của vụ án, vật chứng bị bán không đúng quy định của pháp luật, Viện kiểm sát đề nghị xử lý vật chứng trái quy định pháp luật, sai sót trong việc xử lý vật chứng khơng có giá trị hoặc giá trị sử dụng không đáng kể và CQTHTT không trả lại đồ vật, tài sản không phải là vật chứng. Nguyên nhân dẫn đến những sai sót nêu trên là do quy định pháp luật hiện hành về xử lý vật chứng còn chưa rõ ràng, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cịn có nhiều hạn chế về trình độ chun mơn và thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện hoạt động xử lý vật chứng cũng như hạn chế trong cơ chế giám sát, phối hợp giữa các cơ quan THTT, giữa cơ quan cấp trên và cấp dưới trong hoạt động xử lý vật chứng.

Nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm: Ban hành văn bản hướng dẫn rõ tiêu chí và cách thức để xác định vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được; vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản để áp dụng thống nhất trên thực tế; Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật của những người TTHT khi họ thực hiện các hoạt động liên quan đến xử lý vật chứng, tăng cường cơ chế giám sát, phối hợp giữa các cơ quan THTT cũng như giữa cơ quan cấp trên và cấp dưới trong hoạt động xử lý vật chứng…

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 31)