Thực tiễn xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 109)

Chương 2 Xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

2.2.Thực tiễn xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử

Thực tiễn thực hiện công tác xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết án cũng như giá trị pháp lý của bản án, quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:

- Tạm giữ tài sản không phải là vật chứng sai quy định

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trường hợp Tịa án vẫn quyết định tạm giữ tài sản không phải là vật chứng cho dù VKS đề nghị trả lại cho chủ sở hữu. Việc

quyết định tạm giữ tài sản trong trường hợp này là sai quy định tại điểm a khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015. Điển hình bởi các trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất

Tối ngày 17/7/2018, Trương Mậu Hiếu và Vũ Văn Toan đi chơi bằng xe mô tô Exciter BKS F1-146.28 của bà Bùi Thị Hoa (là mẹ của Hiếu). Trên đường về, Hiếu và Toan gặp anh Nguyễn Văn Thu đang đi bộ ra quán bia, nên Hiếu và Toan chở anh Thu đi cùng.

Khoảng 23h, sau khi uống bia xong, Vũ Văn Toan và Trương Mậu Hiếu buộc anh Nguyễn Văn Thu phải trả tiền bia là 195.000đ. Do anh Thu không đồng ý nên Hiếu, Toan đã dùng vũ lực bắt anh Thu thanh tốn số tiền trên. Khi Hiếu ghì cổ anh Thu, Toan lấy ví và điện thoại của anh Thu. Vì ví khơng có tiền nên Toan đã quăng trả lại cịn điện thoại thì cả hai mang về. Sự việc bị phát hiện sau đó và Hiếu đã bỏ trốn.

Tại phiên tòa sơ thẩm, VKSND huyện Thanh Miện đã đề nghị Tịa án ra quyết định trả lại xe mơ tơ cho bà Hoa vì chiếc xe khơng phải là vật chứng trong vụ án.

Bản án hình sự sơ thẩm số 47/2018/HSST ngày 31/10/2018 của TAND huyện Thanh Miện tuyên bố Vũ Văn Toan phạm tội Cướp tài sản. Tuy nhiên, về xử lý vật chứng thì HĐXX quyết định vẫn tiếp tục quản lý xe môtô Exciter BKS 34 F1- 146.28 tại kho vật chứng của Chi cục thi hành án dân sự huyện Thanh Miện để tiếp tục điều tra, khi nào bắt được Trương Mậu Hiếu sẽ xem xét vật chứng cùng vụ án Trương Mậu Hiếu9.

Quyết định xử lý vật chứng như trên của HĐXX TAND huyện Thanh Miện đã bị kháng nghị. Sau đó, tại phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh Hải Dương xác định quyết định xử lý vật chứng của Tòa án cấp sơ thẩm là trái pháp luật nên chấp nhận

kháng nghị, sửa bản án sơ thẩm và tuyên trả lại cho bà Bùi Thị Hoa xe mô tô Exciter BKS 34 F1- 146.2810.

Trong vụ án này, xe môtô Exciter BKS 34 F1- 146.28 của bà Bùi Thị Hoa không phải là phương tiện mà hai bị cáo sử dụng để thực hiện tội phạm nên không được coi là vật chứng trong vụ án. Do đó, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trả lại ngay tài sản này cho người chủ sở hữu là bà Bùi Thị Hoa. Tuy nhiên, việc HĐXX cấp sơ thẩm vẫn ra quyết định tiếp tục tạm giữ phương tiện này đã vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 106 BLTTHS năm 2015 về xử lý vật chứng, gây thiệt hại cho người chủ sở hữu của phương tiện.

Trường hợp thứ hai

Vào khoảng 09 giờ 20 phút ngày 07/8/2018, Lê Văn Phong điều khiển xe cơng nơng (xe tự chế) chở bìa gỗ đi bán, lưu thơng trên tuyến đường liên thôn thuộc xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ. Trên xe có anh Võ Đức Tuất là người xin đi nhờ và ngồi ở cabin bên ghế phụ. Khi đi đến khu vực Đập Trạ, Lê Văn Phong nhìn thấy phía trước là đoạn đường vòng (về phía bên phải theo hướng đi của xe) nhưng không giảm tốc độ, dẫn đến xe công nông do Phong điều khiển trượt khỏi đường liên thôn và bị lật nghiêng, làm cho thành xe bên phải đè lên người anh Võ Đức Tuất. Hậu quả, anh Tuất bị tử vong do sức ép lồng ngực, chấn thương bụng và đa chấn thương.

Tại Bản án sơ thẩm số 18/2018/HSST ngày 31/10/2018, TAND huyện Đức Thọ, đã áp dụng điểm a khoản 2 Điều 260; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 BLHS, xử phạt bị cáo Lê Văn Phong 03 năm tù cho hưởng án treo về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Áp dụng điểm c khoản 1 Điều 47 BLHS, điểm a, c khoản 2 Điều 106 BLTTHS, Tịa tun tịch thu sung cơng quỹ 01 chiếc xe công nông tự chế và tịch thu tiêu hủy 30 thanh bìa gỗ.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sau đó kháng nghị bản án sơ thẩm, trong đó xác định HĐXX sơ thẩm áp dụng điểm c khoản 2 Điều 106 BLTTHS tuyên tịch thu tiêu hủy 30 thanh bìa gỗ đã thu giữ của bị cáo Lê Văn Phong là khơng đúng. Bởi vì, số bìa gỗ này khơng phải là vật chứng của vụ án, không liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo và thuộc quyền sở hữu của bị cáo. Do đó, Tịa án phải áp dụng điểm a khoản 3 Điều 106 BLTTHS để trả lại cho bị cáo Lê Văn Phong11.

Như vậy, có thể nhận thấy hành vi của bị cáo phạm tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với phương tiện phạm tội là chiếc xe cơng nơng tự chế. Đây chính là vật chứng trong vụ án nên việc Tòa án tuyên tịch thu sung công quỹ là phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS. Tuy nhiên, 30 thanh bìa gỗ của bị cáo không phải là phương tiện hay công cụ phạm tội, không được bị cáo sử dụng để thực hiện tội phạm nên không được coi là vật chứng trong vụ án. Do đó, việc HĐXX sơ thẩm áp dụng biện pháp xử lý vật chứng là tịch thu tiêu hủy đối với các thanh gỗ này là không đúng quy định pháp luật, gây thiệt hại về tài sản đối với bị cáo.

Trong cả hai trường hợp nêu trên, việc HĐXX cấp sơ thẩm ra quyết định xử lý vật chứng không đúng quy định của pháp luật là do sai lầm trong nhận thức của thành viên HĐXX, từ đó gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của họ.

- Vướng mắc trong việc xử lý vật chứng là tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định pháp luật tại điểm a khoản 2 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì vật chứng là cơng cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ (nộp ngân sách) nhà nước hoặc tiêu hủy. Tuy nhiên, trong trường hợp công cụ, phương tiện phạm tội là tài sản chung của vợ chồng mà họ khơng có lỗi trong việc để cho người cịn lại sử dụng vào việc phạm tội thì việc xử lý cịn nhiều tranh cãi. Điển hình như trường hợp sau đây:

11 Nguồn: https://baomoi.com/toa-ap-dung-sai-khung-hinh-phat-va-xu-ly-vat-chung-vien-kiem-sat-khang-

Ngày 20/6/ 2017, Nguyễn Văn D đã dùng xe mô tô biển số X đi trộm cắp tài sản của ông Nguyễn Văn T gồm 02 lượng vàng 24K và 85 triệu đồng. Quá trình điều tra, Nguyễn Văn D khai chiếc xe Nguyễn Văn D điều khiển đi trộm tài sản của ông T là tài sản chung của D và vợ là chị Huỳnh Thị Thanh H. Chị H cũng thừa nhận chiếc xe là tài sản chung của hai vợ chồng nhưng chị H không biết Nguyễn Văn D đã dùng xe để đi trộm cắp tài sản. Số tài sản trộm cắp được từ ơng T thì Nguyễn Văn D cũng giấu diếm chị H và tiêu xài cá nhân. Cơ quan tiến hành tố tụng xác định chiếc xe biển số X là vật chứng trong vụ án. Tuy nhiên, khi đưa vụ án ra xét xử thì việc xử lý vật chứng là chiếc xe mơ tơ nêu trên cịn nhiều quan điểm khác nhau12.

* Quan điểm thứ 1: Cơ quan điều tra phải định giá chiếc xe này, sau đó khi xét xử Hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ tịch thu sung quỹ Nhà nước ½ giá trị chiếc xe vì chiếc xe này D sử dụng làm cơng cụ phạm tội mà đây lại là tài sản chung của vợ chồng nên mỗi người có quyền sở hữu ½ giá trị chiếc xe (Điều 59 - Luật hôn nhân và gia đình); cụ thể D được hưởng ½ giá trị chiếc xe nên tịch thu phần D được hưởng cịn H khơng có lỗi nên trả lại H ½ giá trị chiếc xe phần của H.

* Quan điểm thứ 2: Không định giá chiếc xe mà tịch thu sung quỹ nhà nước ½ giá trị chiếc xe tại thời điểm phát mãi (thời điểm cơ quan thi hành án dân sự bán đấu giá chiếc xe) vì chiếc xe này D sử dụng làm công cụ phạm tội mà đây là tài sản chung của vợ chồng nên mỗi người có quyền sở hữu ½ giá trị chiếc xe; do đó tịch thu nộp ngân sách Nhà nước phần D được hưởng tại thời điểm phát mãi và trả lại H ½ giá trị chiếc xe tại thời điểm phát mãi.

* Quan điểm thứ 3: Tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước chiếc xe môtô D sử dụng làm cơng cụ phạm tội bởi vì: D sử dụng chiếc xe môtô làm công cụ phạm tội, nên theo điểm a khoản 1 Điều 47 BLHS năm 2015 và điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm 2015 thì phải tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước chiếc xe môtô này. Tuy chiếc xe môtô này là tài sản chung của vợ chồng D và H (đây là tài sản chung

chưa chia trong thời kỳ hơn nhân) nên tài sản này chưa có quyết định hay văn bản nào có hiệu lực pháp luật thể hiện rằng D được ½ giá trị chiếc xe và H được ½ giá trị chiếc xe (chưa xác định được D được hưởng bao nhiêu phần trăm (%) giá trị chiếc xe khi chia tài sản chung của vợ chồng) do đó khơng thể khẳng định D được ½ giá trị chiếc xe như quan điểm 1, quan điểm 2 và cách xử lý như hai quan điểm trên. Đối với quyền lợi của H, nếu H có u cầu thì có thể khởi kiện u cầu D trả lại phần giá trị chiếc xe H được hưởng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

- Xử lý vật chứng nhưng cịn bỏ sót

Trên thực tế xảy ra trường hợp Tòa án xử lý vật chứng này nhưng lại không xử lý vật chứng khác, những vật chứng Tịa sơ thẩm khơng xử lý nhưng Tòa phúc thẩm lại xử lý hoặc những vật chứng có tình trạng pháp lý như nhau nhưng lại xử lý khác nhau. Điển hình như trường hợp sau đây:

Vụ án Nguyễn Trung Hậu và đồng bọn phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Trong phần xử lý vật chứng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định khơng thống nhất và có nhiều sai sót. Cụ thể, trong 41 xe ơtơ là vật chứng của vụ án, cơ quan điều tra chỉ thu giữ được 37 xe (cịn 04 xe khơng thu giữ được do khơng xác định được người quản lý). Toà án cấp sơ thẩm chỉ xử lý 35 xe, cịn bỏ sót 02 xe khơng xử lý (trong đó 01 xe cơ quan điều tra đang tạm giữ; 01 xe người mua đang quản lý). Đối với 35 xe ơtơ, Tồ án cấp sơ thẩm đã quyết định tịch thu 21 xe do cơ quan điều tra đang tạm giữ (trong đó có 08 xe khơng có biển kiểm sốt) và buộc nộp sung quỹ Nhà nước 14 xe do những người mua đang quản lý.

Toà án cấp phúc thẩm xử lý 20 xe liên quan đến kháng cáo, trong đó quyết định giao cho Bộ Tài chính xử lý 15 xe có biển kiểm sốt (gồm 07 xe Toà án cấp sơ thẩm tuyên tịch thu, 06 xe Toà án cấp sơ thẩm buộc nộp sung quỹ Nhà nước, 02 xe Toà án cấp sơ thẩm không xử lý) và tịch thu sung quỹ Nhà nước 05 xe (gồm 03 xe khơng có biển kiểm sốt và 02 xe có biển kiểm sốt). Việc Tồ án cấp phúc thẩm giao cho Bộ Tài chính xử lý 15 xe ôtô xét về đường lối tại thời điểm giải quyết vụ

án thì khơng có sai lầm vì các xe ơtơ này đều là xe đã đăng ký biển kiểm soát, được mua đi bán lại qua nhiều chủ, người mua khơng biết là xe có giấy tờ, hồ sơ giả. Tuy nhiên, trong số 15 xe ơtơ này có 02 xe ơtơ Tồ án cấp sơ thẩm khơng xử lý nhưng Tồ án cấp phúc thẩm lại giao Bộ Tài chính xử lý là vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử. Đối với 05 xe mà Toà án cấp phúc thẩm quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước, trong đó 03 xe ơtơ khơng có biển kiểm sốt thì việc quyết định tịch thu là đúng, nhưng việc quyết định tịch thu đối với 02 xe ơtơ có biển kiểm sốt và có tình trạng pháp lý giống như những xe ơtơ mà Tồ án cấp phúc thẩm giao cho Bộ Tài chính xử lý là không thống nhất về đường lối giải quyết vụ án13. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong trường hợp này, cả Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều bỏ sót vật chứng không xử lý. Đây là sai sót xuất phát từ sơ suất của HĐXX của cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm khi họ không xem xét, đánh giá cẩn thận các vật chứng, từ đó dẫn đến sai sót trong việc xử lý chứng cứ.

- Xử lý vật chứng chưa thống nhất trong trường hợp vật chứng là tài sản có giá trị bị người phạm tội chiếm đoạt, sử dụng trái phép, bị người phạm tội cố ý làm hư hỏng, hủy hoại..., nhưng người phạm tội đã bồi thường đầy đủ cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp (bồi thường bằng tiền mặt ngang giá trị ban đầu của tài sản hoặc đã mua tài sản mới thay thế)

Giải quyết vấn đề trên có nhiều quan điểm: Quan điểm thứ nhất cho rằng vấn đề tài sản thuộc khía cạnh dân sự, cần phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Nếu bị cáo đã bồi thường đầy đủ thiệt hại thì cần trả lại tài sản đó cho bị cáo mà khơng tịch thu sung quỹ Nhà nước. Quan điểm thứ hai cho rằng mặc dù bị cáo đã bồi thường xong nhưng vẫn phải trả lại vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Trong khi đó quan điểm thứ ba đề xuất cần áp dụng điểm b khoản 2 Điều 106 BLTTHS tịch thu sung quỹ Nhà nước vì đây là tài sản do phạm tội mà có14.

13 Nguồn: https://banan.thuvienphapluat.vn/ban-an/quyet-dinh-giam-doc-tham-252006hsgdt-ve-vu-an-

nguyen-trung-hau-va-dong-bon-pham-toi-tieu-thu-tai-san-do-nguoi-khac-pham-toi-ma-co-va-lam-gia-con- dau-390

14 ThS. Nguyễn Văn Trượng (2010), “Quy định của BLTTHS về xử lý vật chứng và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2010, tr. 33, 34.

Thực tiễn xử lý vật chứng thuộc trường hợp này như sau: Bản án số 01/2007/HSST xét xử Lê Hoàng Nhật Thanh phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo chiếm đoạt được chiếc xe mô tô của người bị hại và bán đi lấy tiền tiêu xài. Quá trình giải quyết vụ án, do chưa tìm được chiếc xe nên bố bị cáo đã bồi thường giá trị chiếc xe cho người bị hại là 5.700.000đ, người bị hại đã nhận đủ số

Một phần của tài liệu Xử lý vật chứng theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 34 - 109)