CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC SẴN CÓ VÀ CƠ CẤU THU NHẬP, CHI TIÊU
4.1.1.2. Nguồn lực ngồi nơng hộ
- Cơ sở hạ tầng: Qua phân tích số liệu cho ta thấy đại bộ phận nông hộ đánh giá điều kiện về cơ sở hạ tầng (điện, nước, thuỷ lợi, giao thơng) có tác động tốt và rất tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nơng hộ (chiếm 87,4%), chỉ có rất ít hộ đánh giá là tệ và rất tệ (chiếm 1,2%), còn lại 11,4% đánh giá là khá. 46.1% 41.3% 11.4% 0.8% 0.4% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% Rất tốt Tốt Khá Tệ Rất tệ
Hình 2. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH ĐỒNG THÁP
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2010
Kết quả này cũng phù hợp với thực tế là Đồng Tháp đang tập trung hoàn
thành nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp nông
thôn. Về điện, công tác cải tạo và phát triển lưới điện được tăng cường thực hiện, ưu tiên cho khu vực sản xuất, trong đó cơng ty điện lực II đã đầu tư trực tiếp 30
tỷ đồng để nâng cấp công suất trạm biến áp Thạnh Hưng, Sa Đéc và khu công
nghiệp Trần Quốc Toản. Về nước sinh hoạt, hệ thống cấp thoát nước được đầu
thủy lợi, tỉnh cũng đã tập trung đẩy nhanh tiến độ nạo vét, khơi thơng dịng chảy, gia cố đê bao, đầu tư các trạm bơm nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Về
giao thông, Đồng Tháp có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá
phong phú, cảng Đồng Tháp thuộc hệ thống cảng biển quốc gia đang từng bước được đầu tư để trở thành đầu mối trung tâm tiếp nhận hàng hóa của Tỉnh và các loại phương tiện lớn trong nước và quốc tế, phương án phát triển giao thơng vùng ĐBSCL và Đồng Tháp Mười của Chính phủ đang được thực hiện.
- Chính sách thị trường: Qua khảo sát cho thấy thị trường cung cấp nguồn
nguyên liệu đầu vào cho số đông nông dân là dễ mua (chiếm 87,0%), còn lại
28% cho là bình thường và chỉ có rất ít nơng dân cho là khó mua là do đường xa
(chiếm tỷ lệ 2%), điều này cho thấy nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho
nông dân khá dồi dào và chất lượng.
Khó mua 2.0% Bình thường 11.0% Dễ mua 87.0% Dễ mua Bình thường Khó mua
Hình 3. THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2010
Thực tế cũng cho thấy điều đó bởi vì Đồng Tháp đã phát triển mạng lưới
sản xuất giống ở các địa phương, từ tổ giống đến hợp tác xã. Sở nông nghiệp
phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, trung tâm giống thực hiện quy
hoạch cơ cấu giống của địa phương, tổ chức mạng lưới khảo nghiệm, sản xuất
thử, sản xuất giống, hỗ trợ giống cho nơng dân, trình diễn, hội thảo, xây dựng mơ hình sản xuất giống nông hộ, tọa đàm, phát hành tài liệu, thơng tin qua báo đài... nhờ đó giải quyết được đầu ra cho những nơi sản xuất giống và nguồn nguyên liệu đầu vào cho nông hộ. Bên cạnh đó hệ thống các chợ từ huyện đến xã,
hệ thống cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp và hoàn thiện sẽ tạo thuận lợi trong việc giải quyết đầu ra cho các nông hộ sản xuất lúa tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên,
chính sách thị trường tỉnh Đồng Tháp vẫn cịn mặt hạn chế, đó là chỉ có 1,6%
trong tổng số 375 nơng hộ được khảo sát có được sự hỗ trợ giá và bao tiêu sản
phẩm, còn lại 98,4% phải tự xoay xở tìm đầu ra, điều này gây ảnh hưởng khơng
tốt đến thu nhập và sự phát triển sản xuất của nơng hộ.
- Chính sách ứng dụng TBKT: Trong thời gian qua, tập quán sản xuất của
nông dân đã có những đổi thay tích cực về các lĩnh vực như cải tiến phương thức gieo sạ, giống, kỹ thuật quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, quản lý dịch hại tổng hợp và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã xây dựng kế hoạch
thực hiện chương trình giảm giá thành sản xuất lúa, mỗi mơ hình thực hiện từ 4
– 10 ha/năm/huyện, với mơ hình này bước đầu đã hướng dẫn nông dân chọn
giống tốt, áp dụng kỹ thuật sạ hàng, bón phân cân đối theo bảng so màu lá, áp
dụng IPM để quản lý dịch hại,… đồng thời Trung tâm Khuyến nông - Khuyến
ngư đã thực hiện các mơ hình sản xuất lúa chất lượng cao, mơ hình 3 giảm 3 tăng từ nguồn hỗ trợ với diện tích từ 100 – 300 ha/năm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Đây là giai đoạn phát triển kỹ thuật canh tác lúa theo chiều sâu. Chủ yếu giảm giá thành sản xuất lúa qua các chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng mẫu, … mà nội dung chủ yếu là áp dụng các biện pháp tổng hợp để hạ giá thành, tăng năng suất chất lượng lúa trên qui mơ 100 - 300ha/mơ hình như xuống giống tập trung theo lịch né rầy, dùng giống lúa xác nhận và kỹ thuật sạ hàng, tiết kiệm phân bón, nước và nơng dược, áp dụng cơ giới hóa trong
khâu thu hoạch. Xác định cơ giới hóa là khâu đột phá trong sản xuất, ngay từ
đầu năm 2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư máy gặt, máy sấy giai đoạn 2006 - 2008. Đến tháng 9/2009 dự án đã kết thúc, với tổng số máy thực hiện 1.924 máy, trong đó: 398 máy gặt đập liên hợp, 892 máy gặt xếp dãy, 615 máy sấy và 19 máy gôm suốt. Diện tích lúa thu hoạch bằng máy 69.450 ha, chiếm trên 33% diện tích xuống giống; có 277.650 tấn lúa hè thu được sấy bằng máy, chiếm trên 28 % sản lượng lúa hè thu. Ngoài việc xây dựng
mơ hình và tăng cường đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất, ngành cịn tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề lĩnh vực cây trồng, vật nuôi và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp với trên 10.000 nông dân tham dự.