Khái quát về lịch sử hình thành mảnh đất NamBộ

Một phần của tài liệu yếu tố vay mượn trong phương ngữ nam bộ qua tự vị tiếng việt miền nam của vương hồng sển (Trang 46 - 79)

Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam, là một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ).

Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ. Đây là một vùng đồng bằng sông nước rất rộng lớn và phù sa màu mỡ nhất trong tất cả các đồng bằng nước ta . Nam Bộ có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Hai hệ thống sông lớn nhất của vùng là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Hệ thống sông Đồng Nai ở là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phước, cảng Phú Mỹ. Hệ thống sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng sông Cửu Long. Đồi núi trong vùng không nhiều và tập trung ở miền Đông. Nam Bộ là vùng tương đối điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa.

Sự hình thành cuả vùng đất và cư dân Nam Bộ đi liền với lịch sử của nhiều cuộc chiến tranh và những diện mạo xã hội khác nhau của một miền đất mới. Theo từng thời điểm lịch sử cụ thể, từ khi hình thành đến nay Nam Bộ có nhiều tên gọi khác nhau.

Ban đầu, vùng đất Nam Bộ ngày nay có tên là Phù Nam (đầu công nguyên đến thế kỷ 7). Sau đó là Thuỷ Chân Lạp (thế kỷ 9 đến cuối thế kỷ 11).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người Việt đến vùng đất mới này để khai khẩn. Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Theo các tư liệu lịch sử, nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi.

Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loạn ly. Năm 1674, Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đến ở với người Cao Miên khai khẩn ruộng đất.

Năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho nhóm người Hoa ới Biên Hòa và Sài Gòn để làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Năm 1680, Mạc Cửu và những người Hoa tuỳ tùng đến Chân Lạp, chiêu tập lưu dân lập ra 7 thôn xã từ Vũng Thơm đến Cà Mau, đến năm 1708 cũng xin thần phục chúa Nguyễn. Vì thế số lượng người Hoa ở nước ta tăng thêm. Từ giữa thế kỷ XIX , đông đảo người Hoa từ các địa phương Trung Quốc lại tiếp tục di dân đến Việt Nam.

Năm 1698 chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh lý" miền Nam. Vào đầu thế kỷ XVI , ngoại trừ vùng cư trú của các tộc người bản địa Stiêng, Chrau, Mạ ở Đông Nam Bộ , hầu hết đất đai Nam Bộ đều là hoang hoá. Kể từ thời điểm đó , các cộng đồng lưu dân người Khmer , người Việt , người Hoa, người Chăm mới nối tiếp nhau tiến vào Nam Bộ , chia nhau khai khẩn, đào kênh, canh tác, định cư, buôn bán, dần dần biến một vùng đất hoang vu rộng lớn thành những vùng nông nghiệp trù phú và những đô thị sầm uất. Như vậy, nền văn hoá Nam Bộ cũng hình thành như một kết quả dung hợp giữa nền là văn hoá Việt với những yếu tố tiếp biến từ văn hoá Chăm, Khmer, Hoa... và cả phương Tây sau này. Chính vì vậy gọi Nam Bộ là vùng đất mới, vùng đất cộng cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các cuộc di dân trong nước vào Nam Bộ chủ yếu là đi xây dựng vùng kinh tế mới theo ba đợt chính: di dân có tổ chức vào các năm 1954, 1975, và di dân tự do ồ ạt từ năm 1994. Do vậy, Nam Bộ cũng là một vùng đất đa tộc người.

Do quê quán khác nhau và nhập cư vào những thời điểm khác nhau, nên người Hoa ở Việt Nam và Nam Bộ nói riêng là một tộc người không thuần nhất về nguồn gốc và ngôn ngữ. Ngoài ra, trong văn hoá Nam Bộ còn có những yếu tố ngôn ngữ Chăm. Nhưng đó là do người Việt đã hấp thu từ văn hoá Chăm ở Nam Trung Bộ. Còn bản thân người Chăm Nam Bộ thì do dân số ít và sinh hoạt khép kín nên không có tác độngđáng kể về mặt ngôn ngữ.

Một nền văn hoá vùng miền đã hình thành và phát triển, là nền tảng của hệ giá trị văn hoá Nam Bộ. Văn hoá Nam Bộ hiện nay là tổng hoà của những giá trị văn hoá đó với tác động của môi trường tự nhiên, xã hội và lịch sử. Không gian văn hoá Nam Bộ là phần mở rộng của không gian văn hoá Việt Nam trên một vùng đất mới mà ở đó, chung tay khai phá với người Việt còn có các tộc người bản địa và các tộc người di dân. Vì vậy, trên vùng đất này, ngay từ đầu văn hoá của cư dân Việt, mà trong đó đã có sẵn yếu tố Chăm, đã giao lưu mật thiết với văn hoá của các cư dân Khmer, Hoa... Vì vậy, Nam Bộ cũng là một vùng đất mà giao lưu , tiếp xúc văn hoá đã và đang diễn ra với tốc độ rất nhanh . Hệ quả là hầu như không có hiện tượng văn hoá nào ở nơi đây còn nguyên chất thuần Việt mà luôn có bóng dáng của những nền văn hoá khác, đã hội tụ nơi đây trong hơn ba thế kỷ qua. Cho nên, có thể nói, giao thoa văn hoá chính là một trong những bản sắc của văn hoá Nam Bộ . Nó khiến cho văn hoá Nam Bộ vừa tương đồng, lại vừa khác biệt với cội nguồn của nó là văn hoá Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là văn hoá Nam Bộ chỉ là sự tổng hơp các luồng văn hoá đã hội tụ nơi đây. Trong quá trình giao thoa văn hoá,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cư dân Việt nơi đây đã không tiếp thu một cách tuyệt đối các nền văn hoá khác mà chỉ những yếu tố đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần để bổ sung vào hành trang văn hoá mang theo. Vì vậy, văn hoá Việt nơi đây giữ bản sắc vốn có của mình và thu nạp được theo hướng làm cho nó thích ứng với văn hoá Việt, với nhu cầu của người Việt trên vùng đất mới. Có thể nói, sự tái tạo các giá trị văn hoá đó cũng là một bản sắc của văn hoá nơi đây.

Nam Bộ đã trải qua 8 lần thay đổi tên gọi cũng như vị trí của nó trong hệ thống hành chính: Gia Định Phủ (1698-1802), Gia Định Trấn (1802-1808), Gia Định Thành (1808-1832) bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên. Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Triều đình Huế nhân nhượng nhiều cho Pháp, Pháp chiếm được Nam Kỳ, và Nam Kỳ trở thành Nam Kỳ Quốc hòng tách khỏi nước Việt Nam. Nhật đảo chính Pháp năm 1945, quân đội Nhật với chính quyền tay sai vua Bảo Đại, lập 3 khu vực hành chính, Nam Bộ là khu vực tương ứng với Nam Kỳ cũ. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Uỷ ban hành chính lâm thời Nam Bộ được thành lập.

Thực dân Pháp dùng mọi cách để chiếm lại Nam Bộ. Nhưng trước tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân Việt Nam, Pháp đã phải lùi bước. Nam Bộ trở về là khu vực phía Nam của nước Việt.

Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa của Nam Bộ, tạo cho vùng có những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ những đặc điểm về lịch sử hình thành mảnh đất Nam Bộ chúng tôi vừa trình bày trên là điều kiện trực tiếp tạo nên sự vay mượn ngôn ngữ lẫn nhau của các tộc người cùng sinh sống trên địa bàn (tiếng Hoa, tiếng Khmer, tiếng Pháp, tiếng các dân tộc khác và với người Nam Bộ), các từ mượn chiếm số lượng khá lớn và một phần đã được du nhập vào tiếng Việt toàn dân.

3.2. Vị trí của các yếu tố vay mƣợn trong vốn từ Nam Bộ 3.2.1 Từ thuần Việt và từ vay mƣợn trong vốn từ Nam Bộ

Chúng tôi đã đề cập ở phần trước: Từ thuần Việt là bộ phận từ vựng cơ bản trong vốn từ tiếng Việt, chỉ tên các sự vật và các hiện tượng cơ bản nhất của tự nhiên và xã hội. Chắc chắn là chúng đã có từ rất lâu trong tiếng Việt, trước cả khi có quá trình tiếp xúc Việt - Hán. Đa số các đơn vị trong vốn từ này có quan hệ họ hàng với các ngôn ngữ: Môn - Khơ Me và tiếp xúc với các tiếng Tày - Thái.

Quá trình vay mượn từ ngữ của một ngôn ngữ diễn ra thường xuyên và theo quy luật khách quan. Vì thế trong một ngôn ngữ thường có sự phát triển song hành của các từ ngữ vay mượn và các từ ngữ bản địa. Tiếng Việt ở Nam Bộ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Do những đặc điểm về lịch sử - văn hoá của khu vực, trong vốn từ Nam Bộ có một bộ phận lớn các từ ngữ vay mượn. Các yếu tố vay mượn đó tạo nên sắc thái ngôn ngữ riêng cho ngôn ngữ vùng và làm giàu thêm vốn từ dân tộc.

Đối với một ngôn ngữ, khi xảy ra hiện tượng giao thoa, tiếp xúc văn hoá – ngôn ngữ thì trong chính bản thân ngôn ngữ đó cũng có sự loại trừ từ vựng. Những nguyên nhân chủ yếu như loại trừ tính đa nghĩa, thay thế tên gọi và sự định danh những sự vật, hiện tượng mới mà trong ngôn ngữ gốc chưa có tên gọi. Trong phương ngữ Nam Bộ, việc xác định các từ thuần Việt giúp chúng ta nhận rõ từ vay mượn và thấy được ảnh hưởng của các từ vay mượn đối với tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong phương ngữ Nam Bộ, các từ thuần Việt và các từ vay mượn tồn tại song song. Dường như Vương Hồng Sển rất chú ý đến điều đó khi đồng thời đưa vào từ điển các từ thuần Việt Nam Bộ và các từ mượn.

Vì những từ ngữ thuần việt trong vốn từ Nam Bộ không có từ ngữ tương ứng trong tiếng Việt nên chúng có đặc điểm:

Không có quan hệ ngữ âm với từ ngữ toàn dân. Vì Vậy chúng không gợi lên được cho người nghe ngoài địa phương bản sắc âm thanh Nam Bộ. Những sự vật , hành động, tính chất mà từ chỉ ra có phần xa lạ, khó hiểu với người ngoài địa phương.

Đây là những từ ngữ riêng của Nam Bộ dùng để “gọi tên sự vật, hiện tượng, hoàn cảnh ... đặc biệt vốn chỉ bắt gặp trong thiên nhiên, trong sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá ... ở Nam Bộ” [24]

Qua khảo sát từ ngữ trong Tự vị tiếng Việt miền Nam, chúng tôi chia nhóm từ thuần Việt Nam Bộ này làm ba tiểu lại nhỏ:

Những từ ngữ chỉ phong tục, tập quán, lịch sử của nhân dân Nam Bộ:

bưng, biền, giồng, trấp, lung láng, cà rá, cà ròn, sà rông...

Những từ chỉ sản vật địa phương : sầu riêng, măng cụt, bánh cống, cá kèo, cá linh hương nhự, hương phụ...

Những từ phản ánh lối nói đặc thù ở địa phương: ăn cám sú, ăn ba hột, ăn dằn bụng, trói lòi ức, trói dựt cánh khuỷu, trói thúc ké.

Phương ngữ Nam Bộ còn được cấu tạo một số từ riêng dùng ở nghĩa bóng, chúng mang nhiều sắc thái đặc trưng cho phương ngữ Nam Bộ. Vương Hồng Sển không bỏ sót các các nét nghĩa này mà đưa chúng vào cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam. Chẳng hạn:

Leo cây” từ nghĩa trèo lên cây hái trái. còn được dùng nghĩa bóng là sai hẹn, hỏng việc. “ anh ta bị cho leo cây mấy lần”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cắc ké” vốn nghĩa là loài bò sát nhỏ như con kì nhông. Người Nam Bộ còn dùng với nghĩa là hạng du côn bét, bộ hạ thấp nhất của hạng anh chị ở một vùng nào.

Cá kèo” từ nghĩa cá nhỏ, ngoài ra còn được dùng với nghĩa bóng “hạng cá kèo” là hạng thấp nhất. “đến muộn hết chỗ, chỉ còn hạng cá kèo”.

Nói về việc làm ăn thất bại, bị phá sản sạt nghiệp, phương ngữ Nam Bộ dùng “sập tiệm” ở nghĩa bóng, “ làm ăn kiểu vậy có ngày sập tiệm”.

Về các từ mượn trong phương ngữ Nam Bộ, những từ Việt gốc ngoại chủ yếu là từ vựng của tiếng Hán, sau đó đến tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga... Theo khảo sát của các nhà ngôn ngữ, trong tiếng Việt, “Số lượng đơn vị từ vựng tiếng Hán nhiều hơn cả (65%)”[24], tiếp đó là đơn vị từ vựng thuộc tiếng Pháp, tiếng Anh ... Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do tiếng Việt và tiếng Hán là loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến hình nên cách đọc khi du nhập từ Hán sang tiếng Việt không có sự thay đổi lớn. Nhưng làm sao lại có ảnh hưởng mạnh mẽ giữa tiếng Hán sang tiếng Việt như vậy? Đó chính là do nguyên nhân lịch sử xã hội khi nước ta chịu ảnh hưởng của ngàn năm Bắc thuộc. Đặc điểm lịch sử và đặc điểm loại hình ngôn ngữ đã giúp cho việc các từ Hán nhập vào tiếng Việt dễ dàng hơn các ngôn ngữ châu Âu. Các từ mượn Châu Âu chủ yếu là các thuật ngữ khoa học, kĩ thuật.

Vì vậy, luận văn khi nghiên cứu về từ mượn trong phương ngữ Nam Bộ mà tác giả Vương Hồng Sển đưa vào cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam chủ yếu tìm hiểu về các từ mượn Hán. Hơn nữa, các từ này trong cuốn Tự vị cũng chiếm số lượng khá lớn các đầu mục.

Nếu như các từ mượn Hán tiêu biểu cho các từ mượn tiếng nước ngoài ở Nam Bộ thì các từ mượn tiếng Khmer là tiêu biểu cho các từ mượn ngôn ngữ các dân tộc trong nước, khi tiếng Khmer là một ngôn ngữ cùng họ hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với tiếng Việt Do đặc điểm của lịch sử hình thành Nam Bộ (3.1), nên tiếng Khmer ở Nam Bộ là kết quả tất nhiên của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ trong sự cộng cư giữa người Khmer với người Việt tại vùng đất này.

3.2.2. Yếu tố vay mƣợn trong cấu tạo từ Nam Bộ

Các yếu tố từ mượn trong tiếng Việt được các nhà ngôn ngữ học nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Theo Phan Văn Các (trong Từ ngữ gốc Hán với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, in trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, 1981), có hai khái niệm từ gốc Hán và từ mượn Hán. Những từ gốc Hán là những từ chưa có dấu hiệu hình thức của sự Việt hoá ( ví dụ: gan – can, vái – bái ...). Các từ mượn Hán là những từ còn mang cái vỏ âm Hán bác học mà chưa có bộ phận nào được Việt hoá (ví dụ: khoái trá, để kháng ...).

Theo Nguyễn Thiện Giáp (trong Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐH và THCN, 1985), có hai khái niệm là từ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt (từ Việt gốc Hán) và từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt (từ Hán cổ).

Một số tác giả như: Bùi Đức Tịnh [35] cho rằng chỉ nên chỉ nên chấp nhận khái niệm từ gốc Hán trong tiếng Việt. Nguyễn Tài Cẩn lại dùng khái

Một phần của tài liệu yếu tố vay mượn trong phương ngữ nam bộ qua tự vị tiếng việt miền nam của vương hồng sển (Trang 46 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)