Trong từ điển học, cách tổ chức và lập danh sách những thông tin được sử dụng trong những mục từ cụ thể tạo nên cấu trúc của mục giải thích (thường gọi là cấu trúc vĩ mô). Cấu trúc này làm thành quan hệ dọc, cùng với quan hệ ngang xuyên suốt cuốn từ điển.
Các nhà ngôn ngữ học đã tạo nên sơ đồ cho cấu trúc của một mục từ trong từ điển như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cách viết cách đọc. Từ nguyên.
Đồng âm ngẫu nhiên. Từ loại. Phong cách. ` Ngành ngề. Từ loại. Phong cách. Kết hợp, tổ hợp. Lời định nghĩa.
Khả năng kết hợp (đứng trước, đứng sau). Đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu ví dụ.
Chú giải cho ví dụ. Xuất xứ cho ví dụ.
Vấn đề giải thích của một quyển từ điển là vô cùng phức tạp, khó khăn và người làm từ điển khó lòng đáp ứng tất cả những gì liên quan đến phần giải thích của cuốn từ điển của chính bản thân họ. Tác giả Vương Hồng sển không tránh khỏi quỹ đạo đó, nhất là bản thân ông là một nhà văn hoá.
Trong Tự vị tiếng Việt miền Nam, phần giải thích thể hiện ở cách giải thích các mục từ trong từ điển nhằm mang thông tin ngữ nghĩa dễ hiểu nhất cho người đọc. Đầu mục từ Định nghĩa Ví dụ Dạng láy của từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các từ trong phương ngữ Nam Bộ có sự tương ứng với từ trong ngôn ngữ toàn dân thì được tác giả định nghĩa bằng cách dùng từ toàn dân thay cho lời định nghĩa phân tích, miêu tả. Ví dụ: ăn khuyết – khoét sâu; ăn ong - bắt ong; ăn kén –mua kén; ăn phúng – ăn vụng; cân bùng – cân lớn; quần tà lỏn- quần đùi; tẩu – ao, đầm; chời tiền - nhiều tiền; gọ - đò gốm ...[29]
Các từ chỉ các sản vật, hành động tính chất có mặt ở Nam Bộ thì định nghĩa bằng cách miêu tả và giải thích. Bằng cách làm này, những sản vật của Nam Bộ hay những sinh hoạt, phong tục nơi đây đến được với người đọc và họ tiếp cận được dễ dàng. Nếu không giải thích bằng miêu tả thì thật khó cho một người không phải là người bản ngữ hiểu được các nội dung đó. Ví dụ:
Cá kèo: thứ cá nhỏ, tánh quen ở dưới bùn, đặc biệt là mật nó đắng
ngọt, người lịch duyệt biết ăn thường chọn ăn khúc đầu luôn và mật mới là thích thú... (29, 112).
Cắc ké: trong một loại bò sát nhỏ, con như kìnhông(29, 112)
Bưng: vũng sình lầy lấp xấp nước, cá tôm trú ẩn, cỏ lác mọc loạ xạ (29, 84).
Sà rong: vật che thân từ bụng đến chân, tới mắt cá, không có ống,
nguyên của người Cơ Me vận(29, 564)
Cách giải thích các mục từ trên của Vương Hồng Sển là cách làm khá phổ biến ở nhiều quyển từ điển phương ngữ như: Từ điển đối chiếu tiếng địa phương [45]; Từ điển phương ngữ Nam Bộ [1]... Vì cách giải thích đặc biệt như vậy cho nên “Từ điển phương ngữ được xem là một dạng thức đối chiếu đặc biệt”[5].
Tuy nhiên, có một số trường hợp, Vương Hồng Sển giải thích các mục từ theo hướng lấy từ địa phương giải thích cho từ toàn dân. Đây là một điều khó tránh khỏi đối với một nhà từ điển ngôn ngữ không chuyên. Ví dụ:
trông xem: dòm xem; coi xem.
trông chừng: ngó chừng, nhắm chừng. trông ra: ngó ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần giải thích của Vương Hồng Sển dài về câu chữ, việc giải thích nhiều khi không xác đáng, ở nhiều đơn vị ông còn ghi thêm lời bàn hay ý kiến cá nhân. Từ điển phương ngữ là việc ghi chép những từ ngữ nhân dân sử dụng và liên quan nhiều đến đời sống nhân dân nên có tính khách quan, người biên soạn là cá nhân nhưng theo không nên kèm theo các ý kiến mang tính chất cá nhân. Ở nhiều mục từ, tác giả giải thích dễ dãi ở dạng ghi chép những hiểu biết liên quan đến mục từ. Mục từ được mở rộng qúa mức cần thiết. Nhiều mục từ ví dụ cho đầu mục lại không liên quan gì đến từ đầu mục.
Ví dụ:
Ghe bè: ghe lớn đóng theo kiểu nhà ở, chở được nhiều hàng hoá, xưa
bán trên Nam Vangcó mui vững chắc, người chèo chống đi được trên mui ấy như đi trên đất bằng và thường tụ tập nhau lại thành đoàn đến trở thành xứ Nhà Bè, Cái Bè;
Ở ghe; đi ghe; về ghe; ra ghe; lui ghê; coi ghe ( giữ ghe); đậu ghe (cắm sào bỏ neo, ghé ghe lại chỗ nào đấy)
Ta gọi xuống ghe vì ghe ta ở dưới thấp,và Tây phương gọi lên tàu vì tàu họ ở rất cao.
Ghe không lái như gái không chồng: th ng: sự thể không vững vàng, thiếu người chủ chốt (29, 396).
Với một mục từ chỉ phương tiện di chuyển trên sông nước Vương Hồng Sển giải thích theo xuất xứ của phương tiện và mở rộng việc giải thích mục từ thành ra dài dòng và lan man. Dường như tác giả mải ghi chép lại tất cả những gì liên quan đến “ghe bè” mà không chú ý đến việc các yếu tố phụ trong cấu trúc vĩ mô được mở ra quá nhiều .Cũng mục từ đó, Huỳnh Công Tín trong Từ điển từ ngữ Nam Bộ giải thích cụ thể mà ngắn gọn như sau:
ghe bè: ghe được đóng theo kiểu sà lan, có mui, dùng chuyên chở
nặng (37, 542).
Qua những trình bày trên, luận văn thấy phần giải thích của tác giả vương Hồng Sển cho những mục từ chiếm số lượng khá lớn trên những trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
từ điển. Điều đó cũng giải thích tại sao có sự chênh lệch của phân bố các mục từ trong cuốn từ điển. Có mục từ tác giả giải thích nhiều và mở quá rộng thông tin văn hoá cho mục từ. Quả thật, những gì liên quan đến từ ngữ Nam Bộ đều được tác giả ghi lại và muốn chuyển tải đến bạn đọc như gìn giữ tài sản quý báu của mảnh đất này.
Tuy vậy, điều đáng quý của từ điển ở chính sự góp nhặt và sưu tầm tất cả những gì liên quan đến ngôn ngữ của Vương Hồng Sển. Quyển từ điển này “là một công trình sưu tập và biên khảo không những có ích về ngôn ngữ học mà cũng còn là một bộ tài liệu quý báu và khá đầy đủ về các ngành khác: phong tục học, dân gian học, phôn – clo học, sử địa học... về miền Nam” [29]. Kĩ thuật giải thích của tác giả chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của từ điển học về cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô nhưng với một nhà văn hoá học, cuốn tự vị là một thành công lớn, và tình yêu tiếng miền Nam cùng nỗ lực “chắt chiu thugóp” tạo nên thành công đó.
2.1.3. Điểm qua về những khu vực từ vựng đƣợc cuốn tự vị quan tâm đặc biệt
2.1.3.1. Vốn từ khẩu ngữ
Khẩu ngữ là một bộ phận quan trọng làm nên cái thẩm mỹ ngôn ngữ ở chính tính “thông tục” của nó. Trong phương ngữ, vai trò quan trọng đó của khẩu ngữ càng được khẳng định. Từ được dùng trong khẩu ngữ là biến thể phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho dạng nói, vì thế chúng có thể tự do phóng túng trong cấu trúc. Chính điều đó tạo nên tính phương ngữ của một ngôn ngữ. Qua khẩu ngữ Nam Bộ, sắc thái Nam Bộ hiện lên một cách rõ ràng nhất. Đó là lời ăn tiếng nói của những cư dân phóng khoáng nơi miệt vườn ngút ngát, của những thương nhân sòng phẳng, hay đơn giản như lời của các bà, các mẹ gọi nựng con yêu của mình... Đó chính là “chất Nam Bộ” không thể lẫn lỗn với bất cứ một vùng nào trên cả nước.
2.1.3.2. Thành ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thành ngữ có một khối lượng lớn, phong phú và đa dạng trong vốn từ tiếng Việt. Trong hệ thống từ vựng của mỗi dân tộc, thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ đặc biệt phản ánh đầy đủ đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của một dân tộc. Thành ngữ ra đời và phát triển cùng với tiếng nói của dân tộc. Nó là đơn vị ngôn ngữ được nhân dân sử dụng khá thường xuyên trong giao tiếp hằng ngày. Trong phương ngữ, thành ngữ phản ánh đặc trưng ngôn ngữ vùng trong hệ thống tiếng Việt. Thành ngữ “có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có giá trị gợi tả. Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể” [11]. Thành ngữ được tác giả Vương Hồng Sển đưa vào trong quyển Tự vị tiếng Việt miền Nam là những đơn vị có sự quen dùng của nhân dân Nam Bộ. Những thành ngữ phản ánh lối nói rất đặc sắc của người Nam Bộ.
2.1.3.3. Trong hệ địa danh
Nhắc đến địa danh là chúng ta nhắc đến cội nguồn và truyền thống bởi sự hình thành nên địa danh thường gắn với một sự kiện kịch sử hay một dấu tích nào đó trong sự phát triển của dân tộc. Nam Bộ là vùng đất có văn hoá vừa thống nhất với văn hoá dân tộc vừa có những đặc điểm riêng biệt mà cư dân dân tộc Việt cùng các dân tộc anh em như Khmer, Bru - Vân Kiều, Hoa... cùng gây dựng và sinh sống. Các địa danh với những tên đất, tên làng, tên sông, tên núi hay một vị trí địa lý, một địa hình sông, biển, vàm, giồng nào đó đều chứa đựng trong nó những ý nghĩa văn hoá riêng, trong đó có văn hoá, xuất xứ của tên gọi. Việc giải thích nguồn gốc các địa danh góp phần khắc hoạ chân dung văn hoá Nam Bộ - Văn hoá của một “miền đất mới” có sự tiếp xúc mạnh mẽ của nhiều ngôn ngữ.
Khảo sát Tự vị tiếng Việt miền Nam, chúng tôi thấy có nhiều mục từ chỉ địa danh. Đây là những đầu mục mà Vương Hồng Sển đặc biệt quan tâm vì ý nghĩa và giá trị của nó.
Những địa danh trong cuốn Tự vị mang trong mình đặc điểm lịch sử. Có địa danh là tên thuần Việt Nam Bộ, có những địa danh có tên là các từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khmer, có địa danh mang tên của tiếng nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp và cả tiếng khác nữa.
2.2. Những yếu tố vay mƣợn trong cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam
2.2.1.Khái quát chung
Trong từ vựng của phương ngữ Nam Bộ, có một bộ phận lớn các từ ngữ vay mượn của các dân tộc khác. Do điều kiện lịch sử văn hoá của vùng mà dân cư nơi đây sinh sống sen kẽ giữa dân tộc Việt và dân tộc Khmer, Hoa. Hiện tượng vay mượn từ vựng ở Nam bộ xảy ra ở một số lĩnh vực như: từ chỉ quan hệ gia đình, phong tục tập quán, vật dụng sinh hoạt, món ăn, một số địa danh... Luận văn tìm hiểu từ ngữ Nam Bộ vay mượn ở những khẩu ngữ và thành ngữ mà tác giả Vương Hồng Sển đã đưa vào trong Tự vị tiếng Việt miền Nam.
Quá trình vay mượn từ ngữ Khơ Me và tiếng Triều Châu và tiếng Pháp cũng là quá trình đồng hoá từ ngữ ấy về mặt ngữ âm. Điều này biểu thị mặt tích cực sáng tạo của người bản ngữ đối với từ mượn để tạo nên tính chất thuần nhất trong bản ngữ. Sự đồng hoá này xảy ra trước hết ở mặt ngữ âm. Và khi đã là đơn vị từ ngữ của phương ngữ, quá trình vay mượn được hoàn thành.
2.2.2. Yếu tố vay mƣợn tiếngTriều Châu(Trung Quốc)
2.2.2.1. Vốn từ khẩu ngữ
Người Triều Châu ở Nam Bộ sống xen kẽ với người Việt nên xuất hiện các từ mượn tiếng Triều Châu trong phương ngữ Nam Bộ. Theo thống kê của luận văn, nhóm từ này gồm 22 đơn vị, chiếm 0,09% trong tổng số mục từ của cuốn từ điển.
Sau đây là thống kê các yếu tố vay mượn tiếng Triều Châu trong vốn từ khẩu ngữ Nam Bộ trong Tự vị tiếng Việt miền Nam. Những từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ này chúng tôi thống kê được từ việc tra cứu trong bảng từ. Tác giả Vương Hồng Sển chứng tỏ rằng mình rất am hiểu về tiếng tính nguồn gốc của các từ ngữ Nam Bộ. Các từ có nguồn gốc Hán - Triều Châu đều được tác giả giải thích rõ ràng. Nhờ đó mà chúng tôi khảo sát thuận lợi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
STT Từ mƣợn Từ toàn dân tƣơng ứng
1 chó léng làm cho sáng ra 2 hẩu tốt 3 hàm bà lằng kí tố dù thê nào 4 hàm bà lằng tính gộp lại 5 hồ lốn không rõ ràng 6 iếch bộc khăn tắm 7 lạc đồ son hàng hoá 8 mửng phía 9 mửng nào bề nào
10 mửng nào cũng thạo cái gì cũng biết
11 naô kía tiếng gọi con
12 mửng cửa
13 phổ ki đầu bếp
14 tằng khạo người chủ thuyền
15 thầu lậu lỗ mũi
16 thèo lèo món ăn dùng khi uống trà
17 tào kê người có địa vị trong xã hội
18 tạp pí lù canh ngon
19 xây cái nại cà phê sữa cốc nhỏ
20 xây chừng cà phê đen
21 xây lũ cố trẻ nhỏ
22 xừ thẩu sự đầu
Bảng 05: Từ ngữ khẩu ngữ vay mƣợn tiếng Triều Châu trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua các từ ngữ mượn tiếng Triều Châu mà chúng tôi khảo cứu, các yếu tố vay mượn chủ yếu ở lĩnh vực sử dụng trong khẩu ngữ. Chúng chưa được thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhìn vào bảng từ dễ nhận thấy các yếu tố mượn này vẫn còn giữ trong bản thân nó nhiều yếu tố của nguồn gốc, tức là chúng chưa thực sự được Việt hoá. Các yếu tố này là những từ mượn Hán - Triều Châu theo cách phát âm của tiếng Triều Châu. Các đơn vị này chủ yếu vẫn được đơn vị nay cách đọc chưa được chặt chẽ và ổn định, chúng còn ở giai đoạn thô.
2.2.2.2. Trong thành ngữ
Các thành ngữ thường có tính bóng bẩy và gợi tả. Thành ngữ rất giàu hình ảnh về ý nghĩa. Thành ngữ trong vốn từ Nam Bộ được Vương Hồng Sển đưa vào từ điển thể hiện cách ăn nói và lối diến đạt của con người Nam Bộ trong sự ảnh hưởng của tiếng Triều Châu. Theo thống kê bước đầu của chúng tôi, chúng gồm 7 thành ngữ, chiếm 0,03% trong tổng số mục từ của cuốn từ điển. Dưới đây là những thành ngữ mà bước đầu chúng tôi thống kê được:
STT Thành ngữ đơn vị tƣơng ứng
1 Cấp lưu dũng thoái biết rút lui lúc đang đắc ý
2 dĩ nô dịch nữ gả đầy tớ gái thay thế cho con gái 3
dũ học dũ ngu
càng học nhiều càng thấy nhiều cái mình chưa biết
4 hồ lô nhi tiếu cười thầm trong bụng 5 huyền dương kích cổ kế dụ địch
6 giá khuyển minh la kế dụ địch
7 thoạt kì thuỷ lúc ban đầu
Bảng 06: Thành ngữ vay mƣợn tiếng Triều Châu trong Tự vị tiếng Việt miền Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các thành ngữ thường sử dụng các điển cố văn học, là các tích truyện xưa có giá trị giáo dục và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Các thành ngữ mang tính dân dã ít hơn. Đó là một đặc điểm nổi bật của các thành ngữ mượn Hán. Mỗi thành ngữ như một sự đúc kết kinh nghiệm sống ở một đời, lời răn dạy, một lời nhắc nhở, chỉ ra sự phải, trái, đúng, sai.
Các thành ngữ mượn Hán – Triều Châu có nguồn gốc điển tích, trong nhóm thành ngữ chỉ “binh lược” có:
Huyền dương kích cổ, giá uyển minh la (29, 423): là một kế dụ địch. trong trại bỏ trống cho chân dê hỏng dậm lên mặt trống và cho chó khua vào mặt thanh la, quân địhc lầm tưởng trong trại có nhiều quân lính, khi kéo quân vào thì trại