Thủ tục yêu cầu tuyên bố ngƣời thừa kế không đƣợc quyền hƣởng di sản

Một phần của tài liệu Trường hợp không được quyền hưởng di sản theo quy định của bộ luật dân sự việt nam (Trang 50 - 54)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.3. Thủ tục yêu cầu tuyên bố ngƣời thừa kế không đƣợc quyền hƣởng di sản

di sản

1.3.1. Chủ thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người thừa kế không được quyền hưởng di sản

Trong các triều đại phong kiến, tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng một cách sâu sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội của nước ta nhất là từ thời Lê, các tư tưởng Nho giáo đã được nhà nước phong kiến đề lên thành luật. Các quan hệ về hơn nhân gia đình và thừa kế trong thời phong kiến cũng khơng nằm trong trường hợp ngoại lệ, ngược lại các quan hệ này được chi phối một cách sâu sắc của tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng, người nắm quyền gia trưởng trong gia đình.

Nói đến tài sản của gia đình, các quy định trong pháp luật thời phong kiến đề lên hàng đầu là điền thổ. Đối với việc thừa kế di sản là điền thổ dễ nhận thấy rằng tư tưởng Nho giáo được thể hiện khá rõ nét trong việc định đoạt tài sản đó. Điều đó thể hiện ở chỗ, các thân thuộc trong gia đình đều phải phục tùng sự phán quyết của người nắm quyền gia trưởng. Do đó, khi người thừa kế phạm vào tội bất hiếu không xứng đáng hưởng di sản thì khi người nắm quyền gia trưởng thưa kiện thì người đó bị tước quyền hưởng di sản của ơng bà, cha mẹ để lại.

So với pháp luật áp dụng thời phong kiến thì các văn bản pháp luật về thừa kế thời Pháp thuộc trong các bộ Dân luật Bắc Kỳ, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật, Bộ Dân luật Sài Gòn 1972, Pháp lệnh Thừa kế 1990 và trong cả ba Bộ luật Dân sự của nước ta đều khơng đề cập về chủ thể có quyền u cầu Tòa án tuyên bố người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản cũng như thủ tục để thiết lập tình trạng khơng có quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, căn cứ vào đối tượng có lợi ích bị xâm phạm khi trong số những người thừa kế có người thuộc trường hợp khơng được quyền hưởng di sản, thì người có quyền yêu cầu là những người thừa kế khác. Đó chỉ có thể là người thừa kế theo pháp luật hoặc người thừa kế cả theo di chúc và theo pháp luật của người để lại di sản. Bởi lẽ, khi trong số những người thừa kế có người bị tước quyền hưởng di sản thì phần di sản mà người này lẽ ra được hưởng sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo pháp luật còn lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phần di sản mà những người thừa kế khơng có hành vi vi phạm được hưởng. Do đó, chỉ họ mới có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người thừa kế không được quyền hưởng di sản.

Thực tiễn xét xử cho thấy, người thừa kế xuất trình di chúc của người để lại di sản, nội dung của di chúc là cho người xuất trình di chúc hưởng toàn bộ di sản nhưng di chúc khơng hợp pháp, có dấu hiệu giả mạo. Căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 và Điểm d Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế này đã thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản do có hành vi giả mạo di chúc nhằm hưởng tồn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Tuy nhiên, do chủ thể có quyền u cầu Tịa án tun bố người thừa kế không được quyền hưởng di sản không thực hiện quyền của mình. Khi đó, Tịa án sẽ tuyên bố di chúc không hợp pháp và chia di sản theo pháp luật. Bản án số 275/2016/DS-PT ngày 21/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An về việc “Tranh chấp di sản thừa kế quyền sử dụng đất” là một ví dụ điển hình cho trường hợp này.

Nội dung vụ án: Ông Huỳnh Văn Gạo (chết năm 1982) và bà Trần Thị Tư (chết năm 2004). Bà Tư và ơng Gạo có 06 người con, gồm: Bà Phiên (chết năm 2006); Ơng Ca (chết năm 1973, có con là ơng Hợp, bà Hạnh, bà Song, ơng Sum); Ơng Đờn (chết năm 1967); Ông Tiến (chết năm 1965); Bà Lựa; Bà Nghiêm.

Ơng Sum chết năm 2003, có vợ là bà Nguyễn Thị Thuận.

Khi chết bà Tư để lại di sản gồm: Thửa đất số 659, thửa đất số 660, cả hai thửa đất này hiện nay do bà Nguyễn Thị Thuận đang quản lý, sử dụng.

Theo lời trình bày của nguyên đơn bà Nghiêm thì nguồn gốc hai thửa đất là do cách mạng cấp cho bà Tư từ năm 1965. Năm 1996, bà Tư kê khai đăng kí quyền sử dụng đất và đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 02 thửa đất nêu trên. Từ năm 1988 cho đến nay, bà Tư cho vợ chồng ông Sum, bà Thuận thuê đất để canh tác và hằng năm trả tiền thuê đất đúng bằng tiền thuế mà bà Tư phải nộp cho nhà nước. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay, vợ chồng bà Thuận sử dụng đất mà không trả tiền thuê đất cho bà Tư như đã thỏa thuận và bà Nghiêm là người trực tiếp nộp thuế thay cho bà Tư.

Năm 2004, bà Tư chết. Bà Nghiêm xuất trình di chúc của bà Tư ngày 25/4/2003 được Ủy ban nhân dân thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An xác nhận ngày 29/4/2003 có nội dung: Bà Tư để lại tồn bộ di sản của mình là hai thửa đất số 659 và 660 cho bà Nghiêm. Căn cứ vào bản di chúc này thì bà Nghiêm đã kê khai đăng ký và được Ủy ban nhân dân huyện Tân Trụ cấp quyền sử dụng đất. Bà Nghiêm khởi kiện yêu cầu bà Thuận trả lại cho bà hai thửa đất là di sản của bà Tư mà bà Thuận đang trực tiếp quản lý, sử dụng.

Tuy nhiên, di chúc của bà Tư không hợp pháp với lý do: Tại thời điểm lập di chúc thì bà Tư đã già yếu khơng thể tự viết di chúc. Di chúc khơng có người làm chứng. Bà Nghiêm là người viết di chúc của bà Tư có nội dung để lại tồn bộ di sản cho bà. Ngoài ra, bà Nghiêm là người mang di chúc đi công chứng chứng thực, sau ngày lập di chúc.

Mặc dù bà Nghiêm có dấu hiệu giả mạo di chúc của bà Tư nhằm hưởng toàn bộ di sản, làm mất quyền hưởng di sản của những người thừa kế khác trong đó có bà Thuận. Nhưng bà Thuận và những người thừa kế khác khơng thực hiện quyền của mình là u cầu Tịa án tun bố bà Nghiêm khơng được quyền hưởng di sản của bà Tư. Do đó, Tịa án đã tun bố di chúc của bà Tư là không hợp pháp, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Ủy ban nhân dân huyện Tân Trụ đã cấp cho bà Nghiêm, chia di sản của bà Tư theo pháp luật là hoàn toàn phù hợp17.

Trong khung cảnh của đạo đức pháp lý Việt Nam, quyền yêu cầu liên quan đến tình trạng khơng có quyền hưởng di sản của một người phải được coi là một quyền gắn liền với nhân thân của người có quyền hưởng di sản và, bởi vậy, chỉ có họ mới được phép thực hiện quyền này trước Tòa án.

Về vấn đề này, theo một số luật học phương Tây còn mở rộng ra trường hợp người có quyền u cầu tun bố một người khơng có quyền hưởng di sản là các

chủ nợ của người có quyền hưởng di sản18. Việc mở rộng phạm vi người có quyền

yêu cầu, không phù hợp với quan điểm khi xây dựng quy định về người khơng có quyền hưởng di sản. Vì mục đích của việc xây dựng điều luật được xem như một chế tài áp dụng với người thừa kế có hành vi bất xứng, chứ khơng phải nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ của người có quyền hưởng di sản. Hơn nữa, theo quan điểm lập pháp hiện nay ở các nước phương Tây cũng đang có xu hướng loại bỏ quan niệm này.

Hiện nay, pháp luật thừa kế ở nước ta khơng quy định về trình tự thủ tục để thiết lập tình trạng khơng có quyền hưởng di sản. Điều đó có nghĩa rằng tình trạng khơng có quyền hưởng di sản phát sinh một cách đương nhiên do hiệu lực của pháp luật, một khi các điều kiện cần thiết đã hội đủ. Trong trường hợp có sự phản đối thì có thể sẽ phát sinh một vụ án. Nhưng, khi đó, Tịa án chỉ làm cơng việc xác nhận

17 Xem thêm Phụ lục 1: Bản án số 275/2016/DS-PT ngày 21/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An về việc “Tranh chấp di sản thừa kế quyền sử dụng đất”.

Xem thêm Phụ lục 2: Bản án số 14/2015/DS-PT ngày 13/01/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”.

hay khơng xác nhận tình trạng khơng có quyền hưởng di sản dựa trên kết quả thẩm định các yếu tố liên quan như: Sự tồn tại của một bản án kết án người thừa kế có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người có di sản; Sự vi phạm nghĩa vụ ni dưỡng,…Nói cách khác, “khơng có bản án thiết lập

tình trạng khơng có quyền hưởng di sản mà chỉ có bản án tun bố tình trạng đó”19.

1.3.2. Thời hiệu yêu cầu Tịa án tun bố người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản

Hệ thống pháp luật một số nước trên thế giới có quy định rất cụ thể thời hiệu để yêu cầu Tòa án tước quyền hưởng di sản của người thừa kế. Ví dụ, theo pháp luật Brazil, quyền yêu cầu tước quyền hưởng di sản phải được thực hiện trong thời hạn

04 năm kể từ thời điểm mở thừa kế20

. Ở Việt Nam, pháp luật thời phong kiến do đề cao vai trò của người nắm quyền gia trưởng trong gia đình nên nếu người nắm quyền gia trưởng thưa kiện và xét đủ căn cứ (lời người nắm quyền gia trưởng tố cáo là đúng) thì người thừa kế có hành vi vi phạm sẽ bị tước quyền hưởng di sản. Điều đó có nghĩa bất cứ khi nào người nắm quyền gia trưởng thưa kiện, việc thưa kiện là chính xác thì người thừa kế bị kiện sẽ mất quyền hưởng di sản. Pháp luật nước ta thời kỳ Pháp thuộc tiêu biểu là Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931 áp dụng tại miền Bắc, Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật áp dụng tại miền Trung và Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 được ban hành dựa trên cơ sở kế thừa Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật khơng có quy định về thời hiệu đối với yêu cầu tước quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này lại có quy định về việc “tố quyền truy sách di sản” là quyền của người thừa kế yêu cầu được cơng nhận tư cách thừa kế của mình để địi những quyền lợi trong một di sản hiện do một người khác cũng nhận là thừa kế chiếm giữ (Điều 538 Bộ Dân luật Sài Gòn 1972). Thời hiệu cho việc thực hiện “tố quyền” là năm năm từ

ngày biết di sản bị người thừa kế khác chiếm giữ21. Do đó, trong trường hợp này có

thể ngầm hiểu rằng thời hiệu yêu cầu xác định người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản (đòi những quyền lợi trong một di sản) được xác định là năm năm.

Quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế tại Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế 1990, Điều 648 Bộ luật Dân sự 1995, Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện là 10 năm, dài hơn so với các quy định trước đây, đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cho người thừa kế thực

19 Nguyễn Ngọc Điện, tlđd 12, tr 56.

20

Đỗ Văn Đại, tlđd 13, tr 221.

21 Điều 539 Bộ Dân luật Sài Gòn 1972: Tố quyền ấy phải sử hành trong hạn năm năm từ ngày người đã kiện được biết di sản bị người ta chiếm giữ.

hiện quyền yêu cầu để bảo vệ quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 và Khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“…Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế…”.

Thời hiệu dành cho người thừa kế khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác quyền thừa kế của người khác là mười năm. Ở đây, Bộ luật Dân sự chỉ nói đến “bác quyền thừa kế” trong khi đó chúng ta đang đề cập đến “không được quyền hưởng di sản”. Theo tác giả, vấn đề không được quyền hưởng di sản theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thuộc phạm vi khái niệm “quyền thừa kế” theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 nên thời hiệu yêu cầu xác định một người không được quyền hưởng di sản được ngầm hiểu là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Một phần của tài liệu Trường hợp không được quyền hưởng di sản theo quy định của bộ luật dân sự việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)