6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
1.4. Hậu quả pháp lý khi ngƣời thừa kế thuộc trƣờng hợp không đƣợc quyền
quyền hƣởng di sản
1.4.1. Vấn đề thừa kế thế vị
Như đã phân tích ở mục 1.1.3, người thừa kế là cá nhân thì phải là cá nhân cịn sống vào thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, nếu con chết trước cha đẻ, mẹ đẻ của mình thì khơng được hưởng di sản của cha mẹ mình. Tuy nhiên, Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp ngoại lệ: “Trong
trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng nếu cịn sống”. Những trường hợp này gọi
là thừa kế thế vị.
Theo quy định trên thì thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để nhận thừa kế di sản từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc cụ nội, cụ ngoại nếu bố, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm những người này. Phần di sản của người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà cha hoặc mẹ của người đó được hưởng nếu khơng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng đối với phần di
sản được chia theo quy định của pháp luật mà không áp dụng đối với phần di sản được định đoạt theo di chúc. Vấn đề đặt ra ở đây là trường hợp thừa kế thế vị có được áp dụng khi người thừa kế của người để lại di sản thuộc các trường hợp quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005, Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì con, cháu người đó có được quyền hưởng di sản hay không nếu họ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Liên quan đến vấn đề này hiện nay trong khoa học pháp lý tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau. Một số nhà bình luận Bộ luật Dân sự cho rằng “việc áp dụng thừa kế thế vị bị loại trừ, nếu người đáng lẽ được hưởng di
sản khi cịn sống thuộc trường hợp khơng có quyền hưởng di sản”22. Bởi vì, những người thừa kế thế vị là những người được hưởng phần di sản mà lẽ ra cha, mẹ của họ được hưởng nếu không chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Cha, mẹ của người được thừa kế thế vị đã có hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005, Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 nên pháp luật tước quyền hưởng di sản của họ, phần di sản của người được thế vị khơng tồn tại, thì thừa kế thế vị khơng được áp dụng vì khơng có đối tượng. Như vậy, dường như chúng ta đang theo hướng “quýt làm cam phải chịu”. Với thực trạng trên, pháp luật hiện hành của chúng ta giống pháp luật của Pháp được xây dựng cách đây hơn 200 năm (Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804): Phần của người không được hưởng di sản chuyển sang cho các đồng thừa kế; Con, cháu của người này không được hưởng phần di sản đáng ra được hưởng. Tuy nhiên, ngày nay pháp luật của Pháp đã có sự thay đổi về chủ đề này. Từ năm 2001 (Điều 729-1 Bộ luật Dân sự hiện hành), pháp luật của Pháp đã theo hướng, trong trường hợp một người thừa kế không được hưởng di sản do có những hành vi nghiêm trọng đối với người để lại di sản thì con của người khơng được hưởng di sản sẽ thế vào vị trí của người này, tức thực hiện các quyền của người thừa kế không được hưởng di sản (phần của người thừa kế không được hưởng di sản chỉ được chuyển sang các đồng thừa kế nếu người khơng được hưởng di sản khơng có con)23. Vấn đề này thì Bộ luật Dân sự Thái Lan, Bộ luật Dân sự Nhật Bản cũng có quy định tương tự Điều 729-1 Bộ luật Dân sự Pháp.
Điều 1607 Bộ luật Dân sự Thái Lan qui định: “Hiệu lực của việc loại trừ khỏi việc thừa kế là mang tính cá nhân. Nhưng con cháu của người thừa kế bị loại trừ
22
Hoàng Thế Liên (2010), tlđd 7, tr 422.
23 Điều 729-1 BLDS Pháp: Con của người không xứng đáng được hưởng thừa kế không bị tước quyền thừa kế vì lỗi của cha hoặc mẹ và trở thành người thừa kế chính thức hoặc người thừa kế thế vị…
vẫn được thừa kế như thể người thừa kế đó đã chết những đối với tài sản để lại như vậy thì người thừa kế bị loại trừ khơng có quyền quản lý và thu hoa lợi”24.
Điều 887 Bộ luật Dân sự Nhật Bản: “Nếu đứa trẻ hoặc những đứa trẻ của người để lại di sản chết hoặc mất quyền thừa kế theo qui định của Điều 891 hoặc quyết định của Tịa án thì con cái của những người đó sẽ trở thành người thừa kế thế vị. Điều này không áp dụng đối với bất kỳ đứa trẻ nào không phải là con cháu trực hệ của người để lại thừa kế”25.
Như vậy, theo qui định pháp luật của các nước trên cho thấy người được hưởng thừa kế thế vị không những được hưởng từ người đã chết, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà cả trong trường hợp người khơng có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản thì con cháu của người bị loại trừ vẫn có quyền hưởng thừa kế thế vị.
Đây là hướng phát triển pháp luật tương đối thuyết phục, bởi vì, pháp luật quy định người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản do có hành vi vi phạm, là một chế tài áp dụng đối với riêng người có lỗi.
Pháp luật nước ta thời phong kiến tiêu biểu là Quốc triều Hình luật thời Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên vấn đề hiếu nghĩa, thờ cúng ông bà tổ tiên luôn là ưu tiên hàng đầu. Di sản của người quá cố luôn phải dành một phần vào việc hương hỏa, phần lớn di sản còn lại sẽ do người nắm quyền gia trưởng trong gia đình quản lý, sử dụng chung cho gia đình, những người thừa kế khác nếu được chia di sản mà phạm vào các tội được cho là bất hiếu thì mất phần mình, vấn đề thừa kế thế vị của con cháu thời kỳ này chưa được đề cập.
Đến thời kỳ Pháp thuộc thì vấn đề thừa kế thế vị của con cháu người thừa kế bị tước quyền hưởng di sản được quy định khá rõ ràng trong các Bộ Dân luật Bắc –
Trung trước đây và Bộ Dân luật Sài Gịn 197226. Theo đó, đối với người bất xứng
thì khơng bao giờ được coi là thừa kế nhưng phần di sản mà đáng lẽ ra họ được hưởng sẽ được truyền cho con cháu của họ, trừ trường hợp con cháu này cũng không xứng được hưởng di sản. Trong trường hợp này, người thừa kế bị tước quyền
24
Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 631.
25 Bộ luật Dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 560.
sẽ không được hưởng phần di sản của con cháu cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ di sản được truyền cho con cháu của họ theo hình thức thừa kế thế vị27.
Mặc dù đây là quy định được áp dụng trong pháp luật thời kỳ trước nhưng đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc về mặt quan điểm. Người thừa kế có hành vi vi phạm bị tước quyền hưởng di sản được xem là chế tài áp dụng riêng đối với họ. Người đời sau (con cháu họ) nếu khơng có lỗi thì khơng phải chịu hình phạt, quyền thừa kế trong đó có quyền được hưởng di sản của con cháu phải được pháp luật bảo vệ.
1.4.2. Xác định kỷ phần bắt buộc cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc khi trong số những người thừa kế có người bị tước quyền hưởng di sản
Điều 631 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá
nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Như vậy, pháp luật thừa nhận quyền tự do định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mỗi cá nhân. Việc định đoạt tài sản cho ai? bao nhiêu? hay truất quyền thừa kế của ai trong diện thừa kế theo pháp luật trước hết phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản. Người lập di chúc có quyền: “Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế” (Khoản 1 Điều 648 Bộ luật Dân sự 2005, Khoản 1
Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015). Nhưng để bảo vệ lợi ích của một số người thừa kế theo pháp luật có quan hệ hơn nhân, quan hệ gần gũi về huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản, pháp luật đã hạn chế quyền định đoạt di sản của người lập di chúc.
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con đã thành niên mà khơng có khả năng lao động…”
27 Điều 505 Bộ Dân luật Sài Gòn 1972: Người bất xứng hay bị truất quyền được coi như không bao giờ là thừa kế. Tuy nhiên, phần di sản mà đáng lẽ người ấy được hưởng sẽ truyền cho con cháu, dẫu rằng người quá cố còn thừa kế khác ngang hàng với người bất xứng hay bị truất quyền, trừ phi chính các con cháu này cũng bất xứng hay bị truất quyền. Trong bất cứ trường hợp nào, người thừa kế bất xứng hay bị truất quyền không được hưởng, đối với phần di sản do con mình được truyền thụ như trên, quyền hưởng dụng mà luật pháp dành cho cha mẹ như định tại điều 274.
Điều luật này đã quy định rõ các đối tượng được hưởng “kỉ phần bắt buộc”
(bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật). Nhưng điều luật này
không quy định cụ thể các trường hợp nào được xem là “nhân suất” (số chia) để
xác định “hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật” dẫn đến việc
hiểu điều luật không cùng một nghĩa, việc áp dụng luật không thống nhất.
Việc xác định “kỉ phần bắt buộc” sẽ dễ dàng và chính xác khi những người
thừa kế theo luật không bị truất quyền hưởng di sản; Không từ chối nhận di sản (Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015); Không bị tước quyền hưởng di sản (Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015); Không chết trước người để lại di sản khi người chết trước người để lại di sản có con hoặc cháu hưởng thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015). Khi đó có bao nhiêu người thừa kế theo pháp luật thì có bấy nhiêu “nhân suất” để tính suất của một người thừa kế nếu chia theo pháp luật.
Nhưng việc xác định “kỉ phần bắt buộc” khi có người trong hàng thừa kế
thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản còn nhiều lúng túng, vướng mắc, bởi còn nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xem xét họ có được tính vào “nhân
suất” để xác định suất của một người thừa kế theo pháp luật. Mỗi cách hiểu đều có
những lí do riêng cần phải được nghiên cứu.
+ Cách hiểu thứ nhất: Người thừa kế thuộc trường hợp không được quyền
hưởng di sản theo Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 và Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì khơng được tính là “nhân suất” khi xác định suất của một
người thừa kế theo pháp luật. Những người hiểu theo cách này cho rằng các đối tượng nêu trên không được coi là người thừa kế theo pháp luật, không được coi là nhân suất.
+ Cách hiểu thứ hai: Những đối tượng kể trên mặc dù không được quyền
hưởng di sản nhưng vẫn là một “nhân suất” khi xác định suất của một người thừa kế theo pháp luật28.
Theo tác giả cách hiểu thứ hai hợp lí hơn, bởi những lí do sau:
Thứ nhất, nên hiểu “kỉ phần bắt buộc” ln ít hơn suất của một người thừa kế theo pháp luật mới đúng với tinh thần của Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015: “…vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật…”.
28 Trần Thị Huệ (1998), “Bàn về việc xác định “Hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật””,
Xét ví dụ: Ơng A có khối di sản trị giá 90 triệu đồng. Ba người thừa kế của ông là bà M (vợ ông), con N và T (T 13 tuổi). Trước khi chết ông lập di chúc truất quyền thừa kế của T, M và cho N hưởng toàn bộ di sản.
Như vậy, nếu ông A không để lại di chúc thì M – N – T, mỗi người được hưởng phần di sản theo pháp luật là 90 : 3 = 30 triệu đồng.
Mặc dù A lập di chúc truất quyền hưởng di sản của T nhưng theo Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì T vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là:
30 triệu x 2/3 = 20 triệu đồng.
Xét ví dụ trên, nếu ơng A truất quyền thừa kế của T và Tòa án tước quyền thừa kế của M, N, thì:
+ Theo cách hiểu thứ nhất, vụ thừa kế này được giải quyết như sau: Suất của một người thừa kế theo pháp luật là:
90 triệu đồng : 1 nhân suất (cháu T) = 90 triệu đồng.
T được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật là:
90 triệu đồng x 2/3 = 60 triệu đồng, là gấp đôi số tiền mà T được hưởng trong trường hợp chia theo pháp luật như Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 giả định là 30 triệu đồng.
+ Theo cách hiểu thứ hai thì suất của một người thừa kế theo pháp luật là: 90 triệu đồng : 3 nhân suất (M, N, T) = 30 triệu đồng.
T được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế theo luật là:
30 triệu đồng x 2/3 = 20 triệu đồng (ln ít hơn một suất của người thừa kế theo pháp luật).
Thứ hai, nhà làm luật đã dự liệu: “…nếu chia theo pháp luật…”. Vậy cần hiểu quy định này của điều luật là đưa ra giả thiết nếu chia theo pháp luật trong trường hợp bình thường thì một suất là bao nhiêu để từ đó xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật cho người nào hưởng theo Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 chứ không phải chia cho tất cả người thừa kế theo pháp luật hưởng. Bởi vậy, phải lấy toàn bộ di sản thừa kế chia cho tất cả những người thừa kế theo luật (cả khi có người thừa kế thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản) để xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Có như vậy mới bảo đảm trong mọi trường hợp người được hưởng di sản theo Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 ln hưởng ít hơn suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, quyền thừa kế là quyền của cá nhân trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (Điều 631 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015). Do đó, quyền hưởng di sản chỉ