CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tài chính tại một số doanh nghiệp trong ngành
xây dựng
3.2.1. Nhận diện rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng
Theo kết quả khảo sát thu thập được từ doanh nghiệp trả lời khảo sát về thực tế doanh nghiệp đã gặp phải những rủi ro nào thời gian qua
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát những rủi ro tài chính doanh nghiệp đã gặp phải
Rủi ro tài chính Tỷ lệ
trả lời
1 Rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá) 91,7%
1 Rủi ro tín dụng thương mại 75%
1 Rủi ro thanh khoản 83,3%
1 Rủi ro địn bẩy tài chính 75%
1 Tất cả rủi ro trên 75%
1 Ý kiến khác 0%
Như vậy, có tới 75% số doanh nghiệp được hỏi đã gặp cả 4 loại rủi ro tài chính, cá biệt rủi ro thị trường ( rủi ro liên quan tới sự biến động của lãi suất, tỷ giá và biến động giá) có tới 91,7% số doanh nghiệp trả lời đã gặp phải. Như vậy, rủi ro tài chính đã và đang là vấn đề các doanh nghiệp thường xuyên gặp phải.
Nghiên cứu về các phương pháp doanh nghiệp sử dụng phục vụ cho hoạt động nhận diện rủi ro tài chính: Doanh nghiệp ơng/ bà nhận diện rủi ro tài chính thơng
qua phương pháp nào?
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát phƣơng pháp nhận diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp Biện pháp Mức độ thực hiện Khơng sử dụng Ít (1 lần/ năm) Trung bình (6 tháng/ lần) Nhiều (thường xuyên) 1. Sử dụng ý kiến chuyên gia 41,7% 16,7% 16,7% 25%
2.Phân tích tài chính doanh
nghiệp định kỳ 0% 8,3% 16,7% 75%
3. Xây dựng mơ hình dự báo
rủi ro tài chính 75% 8,3% 8,3% 8,3%
Theo khảo sát thực tế, phương pháp chính được các doanh nghiệp sử dụng để nhận diện rủi ro tài chính là phân tích tài chính doanh nghiệp định kỳ. Với phương pháp này có tới 75% doanh nghiệp sử dụng một cách thường xuyên, 100% sử dụng tối thiểu ít nhất 1 năm 1 lần.
Với phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhận diện rủi ro tài chính thơng qua sự biến động của các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp như:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn - Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
- Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp - Nhóm chỉ tiêu đánh giá về dịng tiền của doanh nghiệp
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản
Dựa trên những số liệu tài chính, trên cơ sở kinh nghiệm và tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản trị đưa ra những đánh giá sơ bộ về rủi ro dựa trên sự thay đổi, biến động và độ lớn trong các số liệu tài chính.
Bảng 3.9. Nhận diện một số rủi ro tài chính qua phân tích TCDN
STT Diễn biến tình hình Dấu hiệu qua tỷ số tài chính 1 Khả năng thanh tốn sụt giảm, có dấu
hiệu căng thẳng về mặt tài chính
- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán thấp và sụt giảm
- Sụt giảm và mất cân đối trong dòng tiền kinh doanh
2 Hàng bán chậm, tồn kho lớn ảnh hưởng tới khả năng quay vòng vốn
- Vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh
3 Nợ vay quá lớn - Hệ số nợ ở mức cao và đang gia tăng
- Chi phí tài chính gia tăng - Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao
4 Chi phí đầu vào gia tăng, sụt giảm lợi nhuận
- Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần tăng
Phương pháp thứ hai được doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong nhận diện rủi ro tài chính theo khảo sát là phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia với số doanh nghiệp từng sử dụng chiếm 58,3%, tuy nhiên số doanh nghiệp sử dụng thường xuyên không cao chỉ khoảng 25%.
Với phương pháp sử dụng ý kiến chuyên gia việc nhận diện rủi ro tài chính dựa trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia. Phân tích SWOT được các nhà quản trị sử dụng phổ biến đưa ra báo cáo đánh giá phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp trong thời gian qua và đánh giá trong thời gian tới với doanh nghiệp. Về cơ bản đây cũng có thể được coi là một hình thức nhận diện rủi ro khi sử dụng nền tảng là những đánh giá tình hình của bản thân doanh nghiệp, thu thập những thơng tin bên ngoài, đánh giá những cơ hội và thách thức tác động đến hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới Một phương pháp có tính chính xác cao tuy nhiên trên thực tế khảo sát rất ít doanh nghiệp xây dựng trong mẫu chọn sử dụng đó là phương pháp sử dụng các mơ hình dự báo rủi ro tài chính chỉ có 8,3% số doanh nghiệp sử dụng thường xuyên. Với số doanh nghiệp sử dụng thường xuyên này cũng chưa đưa ra được mơ hình cụ thể sử dụng.
Những biến động các chỉ tiêu qua các năm được chuyên gia tư vấn, nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng như một cơ sở nhận định những rủi ro tài chính cụ thể với doanh nghiệp.
3.2.2. Thực trạng đo lƣờng và đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng
Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp chỉ sử dụng các phương pháp định tính như sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp, sử dụng ý kiến chuyên gia để nhận diện rủi ro tài chính với doanh nghiệp, kết hợp với việc rất ít doanh nghiệp sử dụng các mơ hình định lượng trong việc đo lường rủi ro tài chính do vậy đánh giá về rủi ro tài chính của doanh nghiệp phần lớn cũng dựa trên kinh nghiệm của nhà quản trị và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận định rằng họ tồn tại rủi ro tài chính gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng thương mại, rủi ro thanh khoản và rủi ro đòn bẩy tài chính.
3.2.3. Thực trạng xử lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng dựng
Hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu chọn đều nhận định mức độ sử dụng địn bẩy tài chính ở cao tuy nhiên vẫn đưa ra nhận định đảm bảo khả năng thanh tốn, khơng có rủi ro địn bẩy tài chính trọng yếu. Chính vì vậy, phương pháp doanh nghiệp đưa ra để xử lý rủi ro địn bẩy tài chính dựa chính trên việc doanh nghiệp chủ động điều chỉnh mức độ sử dụng đòn bẩy.
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát biện pháp doanh nghiệp áp dụng xử lý rủi ro địn bẩy tài chính Các biện pháp xử lý Mức độ áp dụng Không sử dụng Đã từng sử dụng Thường xuyên sử dụng Điều chỉnh mức độ sử dụng địn bẩy tài chính 41,7% 25% 33,3%
Có 58,3% doanh nghiệp được hỏi sử dụng biện pháp chủ động điều chính mức độ sử dụng đòn bẩy để giảm thiểu rủi ro đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, cũng có tới 41,7% số doanh nghiệp không sử dụng biện pháp này. Các doanh nghiệp cũng không đưa ra biện pháp khác cụ thể để xử lý rủi ro địn bẩy tài chính.
Như vậy, với rủi ro địn bẩy tài chính các doanh nghiệp phần lớn lựa chọn chiến lược giảm nhẹ rủi ro thông qua giảm mức độ sử dụng của địn bẩy qua đó giảm mức độ tác động khi rủi ro xảy đến.
+ Giải pháp xử lý rủi ro lãi suất
Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng trong mẫu chọn đều nhận diện chịu sự tác động của rủi ro khi lãi suất thay đổi, với mỗi doanh nghiệp có mức độ sử dụng nợ vay khác nhau cũng như phương thức vay nợ khác nhau do vậy chịu sự tác động của biến cố rủi ro lãi suất khác nhau. Biện pháp xử lý các doanh nghiệp đưa ra chủ yếu như sau:
- Linh hoạt lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp sao cho chi phí huy động là thấp nhất.
- Chủ động cơ cấu lại nguồn vốn khi có sự biến động của lãi suất thị trường. Như vậy, các giải pháp đưa ra còn khá trừu tượng, việc điều hành triển khai các giải pháp này phụ thuộc vào biến động lãi suất trên thị trường (tức khi đó biến cố rủi ro đã xảy ra).
Chiến lược xử lý rủi ro chủ yếu sử dụng là chấp nhận và giảm nhẹ rủi ro. Một phần do các doanh nghiệp xây dựng này phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng, việc thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn là bài tốn mang tính dài hạn, do vậy chấp nhận rủi ro trên cơ sở nhận định tác động của rủi ro lãi suất không trọng yếu.
+ Giải pháp xử lý rủi ro tỷ giá
Biến động của biến cố rủi ro tỷ giá là một nhân tố các nhà quản trị của các doanh nghiệp xây dựng trong mẫu chọn ít quan tâm nhất bởi các nguyên nhân đã chỉ ra như: ảnh hưởng không trọng yếu tới hoạt động của doanh nghiệp, thiếu các công cụ phái sinh giúp doanh nghiệp xử lý rủi ro tỷ giá, chi phí xử lý rủi ro lớn hơn giá trị tác động khi biến cố rủi ro xảy đến. Chính bởi các nguyên nhân này, hoạt động xử lý rủi ro tỷ giá chưa được triển khai ở hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu chọn.
+ Giải pháp xử lý rủi ro thanh khoản
Nhiều doanh nghiệp đánh giá rủi ro thanh khoản ở doanh nghiệp mình ở mức cao, chênh lệch thanh khoản thuần lớn, tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa đưa ra được giải pháp để xử lý rủi ro thanh khoản. Thống kê cho thấy chỉ 4/47 doanh nghiệp đưa ra được giải pháp cụ thể khắc phục chênh lệch thanh khoản thuần, cải thiện tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, xử lý rủi ro thanh khoản. 43/ 47 doanh nghiệp còn lại điều hành xử lý rủi ro thanh khoản thơng qua việc xử lý tác nghiệp dịng tiền hoạt động kinh doanh hàng năm.
Bảng 3.11. Tổng hợp những giải pháp hạn chế chênh lệch thanh khoản thuần các doanh nghiệp trong mẫu chọn
Biện pháp cải thiện tính thanh khoản của doanh nghiệp Số
lượng Tỷ lệ Đẩy mạnh thu hồi cơng nợ, quyết tốn các cơng trình, chủ động
liên hệ các khoản vay 3 6.4%
Sử dụng các công cụ như trái phiếu chuyển đổi 1 2.1% Phụ thuộc vào khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh 43 91.5%
Nguồn: Tổng hợp từ Thuyết minh BCTC của các doanh nghiệp trong ngành
Số lượng các doanh nghiệp sử dụng các cơng cụ tài chính để xử lý rủi ro thanh khoản (như sử dụng trái phiếu chuyển đổi chủ động tạo dòng tiền) rất thấp chỉ 2,1%. Phần lớn bị động dựa trên khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh quyết tốn các cơng trình.
Qua đó, chiến lược chính doanh nghiệp sử dụng là chấp nhận rủi ro và giảm nhẹ rủi ro. Các biện pháp sử dụng chủ yếu hạn chế những tác động không mong muốn của rủi ro thanh khoản trên cơ sở vẫn triển khai tín dụng thương mại. Các biện pháp mạnh như tránh né rủi ro (ngừng triển khai, chuyển sang lĩnh vực khác, dự án khác ...), chuyển giao rủi ro (mua bảo hiểm đối với các hợp đồng ký kết) về cơ bản chưa được các doanh nghiệp áp dụng.
+ Giải pháp xử lý rủi ro về giá
Hoạt động quản trị được các doanh nghiệp triển khai trong thời gian qua để hạn chế rủi ro về giá được chia thành hai mảng: mảng biến động giá cổ phiếu đối với hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp và mảng biến động giá đầu vào đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Với mảng biến động giá cổ phiếu, hoạt động quản trị doanh nghiệp đưa ra chủ
yếu là kiểm soát hoạt động đầu tư này theo hai hướng:
Nhóm cổ phiếu đầu tư nắm giữ dài hạn như đầu tư vào công ty con, cơng ty
liên kết, chứng khốn đầu tư dài hạn khác. Với nhóm này biến động giá trong ngắn hạn của các cổ phiếu này không phải là mục tiêu nhà quản trị quan tâm, hơn thế nữa lợi ích mà doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư này không phải đến từ sự tăng trưởng giá cổ phiếu mà là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư, cũng như những lợi ích đi kèm như mở rộng thị phần, tiết giảm chi phí, chủ động trong kinh doanh đối với doanh nghiệp đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp khơng tính đến yếu tố biến động giá trong trường hợp này.
Nhóm cổ phiếu đầu tư tài chính ngắn hạn, biến động giá cổ phiếu trực tiếp tác
động tới kết quả của hoạt động đầu tư, tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp thiêu bộ phận nhận định thị
trường, nhận định đầu tư do vậy phần lớn giải pháp xử lý đưa ra là xây dựng hạn mức đầu tư nhằm giới hạn thiệt hại cho doanh nghiệp. Đi kèm với đó, mỗi quyết định đầu tư đều cần có sự phê duyệt của Ban lãnh đạo công ty.
Với mảng biến động giá nguyên vật liệu đầu vào, giải pháp chủ yêu các doanh
nghiệp đưa gia nhằm xử lý biến động giá nguyên vật liệu đầu vào gồm:
- Lựa chọn kỹ nhà cùng cấp đảm bảo lượng cung hàng ổn định, chi phí thấp nhất. Do nguyên liệu đầu vào cho hoạt động xây dựng khá phổ biến, doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi các nhà cung cấp sao cho có chi phí thấp nhất.
- Đặt hàng nhà cung cấp với số lượng lớn để hưởng ưu đãi về giá.
Các giải pháp xử lý rủi ro về giá (cả về giá cổ phiếu và giá nguyên vật liệu đầu vào) các doanh nghiệp đưa ra sau những biến động của thị trường, chưa có những nhận định, những giải pháp chủ động phịng ngừa. Chiến lược chính cho rủi ro biến động giá vẫn là giảm nhẹ rủi ro thông qua áp dụng các biện pháp lựa chọn kỹ nhà cung cấp, lựa chọn kỹ cổ phiếu đầu tư.
+ Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng đến từ cả đối tượng chủ thể bên ngoài (khách hàng) và bên trong ( các khoản phải thu nội bộ). Do vậy, các doanh nghiệp chủ động đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, cũng như hạn chế tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động của doanh nghiệp:
- Thẩm định kỹ khách hàng: Trước khi chấp thuận cấp tín dụng thương mại (hay bán chịu) cho khách hàng, doanh nghiệp đặc biệt cân nhắc, xem xét, đánh giá từng khách hàng. Đánh giá về tiềm lực tài chính, uy tín thanh tốn, lịch sử thanh tốn ... để từ đó lựa chọn được những khách hàng có uy tín, có tiềm lực tài chính tốt và doanh nghiệp cấp tín dụng ở quy mơ phù hợp.
- Thường xuyên đốc thúc thu hồi công nợ: Sau khi bán chịu, phát sinh công nợ phải thu, đối với doanh nghiệp hoạt động đốc thúc thu hồi công nợ được tiến hành để đảm bảo thu đúng thời hạn, đảm bảo đủ số tiền cần thu hồi.
- Chủ động trích lập dự phịng đối với những khoản phải thu khó địi: Trong trường hợp phát sinh cơng nợ phải thu khó địi, doanh nghiệp chủ động với những
tổn thất tài chính có thể phát sinh, do vậy một giải pháp được doanh nghiệp đưa ra là trích lập dự phịng để chủ động ứng phó với cú sốc khi biến cố xảy ra.
Rủi ro tín dụng là rủi ro được đánh giá xảy ra với tần suất cao ở các doanh nghiệp do vậy các chiến lược đưa ra khá phong phú vừa giảm nhẹ rủi ro thơng qua các biện pháp tác nghiệp (trích lập dự phịng, đốc thúc thu hồi công nợ ...), vừa chuyển giao rủi ro (bán nợ) dù chưa được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Đánh giá chung về thực trạng xử lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành
Hoạt động xử lý rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong ngành về cơ bản còn khá bị động, điều hành xử lý rủi ro tài chính chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. Việc tài trợ chi phí cho các cơng cụ phái sinh, các hợp đồng bảo hiểm để hạn chế rủi ro, tổn thất với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Điều này được thể hiện rõ trong kết quả khảo sát dưới đây: Các biện pháp mà