Một số bài thu hoạch sau chuyến đi

Một phần của tài liệu Tài liệu Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm (Trang 38 - 40)

e) Giáo dục kỹ năng sống qua công tác tư vấn học đường

Trước sự phát triển với tốc độ nhanh, đầy biến động của nền kinh tế - xã hội trong bối cảnh thông tin bùng nổ, các phương tiện truyền thông phát triển đã đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của các em học sinh ngày càng nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng những yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách của các em, làm nảy sinh các vấn đề mà các phương pháp dạy học truyền thống, khn khổ, phạm vi chương trình giáo dục phổ thông trong nhà trường không thể giải quyết được. Nhất là ở độ tuổi 15 - 18, các em chưa phải là người lớn nhưng cũng khơng cịn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sai lệch nếu khơng được định hướng. Đa số các em cịn lệ thuộc vào cha mẹ. Tuy nhiệm vụ chính là học tập nhưng các em thường phải đối mặt với nhiều áp lực, từ nhiều phía như: Gia đình, nhà trường, xã hội… Riêng bản thân nhiều em còn phải đối mặt với sự lúng túng với những vấn đề mới náy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình u tuổi học trị, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai… Vì vậy việc thành lập ban tư vấn học đường trong các nhà trường là rất cần thiết. Thực hiện Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 Trường THPT Yên Thành 3 đã thành lập ban tư vấn học đường và nhấn mạnh mỗi giáo viên chủ nhiệm là một tư vấn viên của lớp mình với nhiệm vụ: tư vấn tâm lý hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; đồng thời phát hiện, tham vấn giúp đỡ học sinh có hướng giải quyết phù hợp,giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Ban tư vấn học đường có nhiệm vụ rất phong phú xoay quanh các vấn đề học đường cần giải đáp như: "Học để làm gì?"; "Bạn sẽ chọn nghề gì trong tương lai?"; "Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên"; "Làm thế nào để giải quyết xung đột trong lớp, trường?"... Với nội dung phong phú và đa dạng, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là "đất" để phát triển các kĩ năng sống cần có cho các em học sinh.

Ví dụ 1: Ngày hội hướng nghiệp Yên Thành 3 Open day 2020

Với mục đích giúp các em học sinh có cái nhìn sáng rõ, khái qt, khách quan và tỉnh táo về việc học tập của bản thân, từ đó định hướng đúng đắn về chọn ngành, chọn nghề cho tương lai. Khi hiểu biết về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp các em sẽ có những định hướng đúng đắn và lâu dài trong học tập.

Ngày hội hướng nghiệp được tổ chức vào tháng 2/2020 tại sân trường THPT Yên Thanh 3, với thành phần tham dự bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường, các chuyên viên tư vấn, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, các em cựu học sinh và toàn bộ học sinh của nhà trường.

Xuyên suốt ngày hội với sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp hàng đầu ở Hà Nội, các em rất hứng khởi, các em đã đưa ra các câu hỏi,câu

trả lời để giải quyết vấn đề "Học để làm gì?", "Các ngành nghề nào mà xã hội đang cần?", "Nghành nghề nào phù hợp với bản thân?"… với nhiều ý kiến trái chiều khác nhau từ khía cạnh học sinh các chuyên gia tư vấn đã phân tích đã lời cho các em hiểu một cách thấu đáo từ đó các em có cái nhìn, có định hướng đúng đắn cho tương lai sau nay. Qua ngày hội này đã rèn luyện rất tốt các kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tiếp nhận vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó trước các tình huống thực tiễn, kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng xử lý thơng tin, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tự nhận thức… cho các em học sinh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm (Trang 38 - 40)