THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Tài liệu Dạy văn bản Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khối 11 (Trang 46 - 50)

1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường phổ thông nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học tác phẩm văn học kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức HS Khối 11 thơng qua đó mà phát triển năng lực và phẩm chất cho HS ở trường THPT.

2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Dùng một tác phẩm văn học cụ thể để dạy học sinh giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức và thấy được mối quan hệ giữa kiến thức văn học với cuộc sống, với tư tưởng đạo đức và từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; đồng thời giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với tập thể, gia đình, bản thân cho HS THPT.

3. Đối tượng thực nghiệm

Tôi chọn tiến hành thực nghiệm sư phạm lớp 11A1, 11A4 trường THPT nơi tôi công tác và tôi trực tiếp giảng dạy. Đặc điểm của lớp:

- Lớp 11A1:+ Có sĩ số 40 HS gồm 22 nữ và 18 nam.

+ Kết quả khảo sát môn Văn đầu năm: Khá – giỏi: 21 em; Trung bình: 19 em.

- Lớp 11A4: + Có sĩ số 39 HS gồm 18 nữ và 21 nam.

+ Kết quả khảo sát môn Văn đầu năm: Khá – giỏi 19 em; Trung bình 20 em.

4. Tiến hành thực nghiệm

4.1. Chuẩn bị cho TNSP

- Xây dựng tiến trình dạy học theo hướng phát triển năng lực, chú trọng đến bộ câu hỏi định hướng và các tình huống thảo luận dẫn dắt vấn đề.

- Xây dựng các biểu mẫu, phân cơng nhiệm vụ, phiếu thăm dị, tiêu chí đánh giá sản phẩm cũng như các năng lực, kĩ năng…

- Chuẩn bị bài kiểm tra.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất để các em báo cáo sản phẩm.

4.2. Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành theo các phương pháp sau:

- Tiến hành TN theo các kế hoạch bài dạy đã xây dựng, áp dụng với lớp 11A1,11A4 trường THPT tôi đang công tác.

- Tổ chức cho HS các tiết, buổi sinh hoạt ngoại khóa sau tiết học. Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ đã được giao ( Để kiểm tra việc nhận thức, sự tiến bộ về tư tưởng đạo đức mỗi HS sẽ làm 3 bài văn nghị luận xã hội về vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học). Lập bảng thống kê kết quả phân loại học tập. Tổng kết, đánh giá chung cho quá trình thực hiện.

5. Kết quả thực nghiệm

TT LỚP SĨ SỐ KẾT QUẢ

Giỏi Khá Trung bình Yếu

1 11A1 40/40 10 20 10 0

2 11A4 39/39 9 19 11 0

Nhìn vào kết quả học tập của HS sau khi thực hiện đề tài, so sánh với kết quả phân loại đầu năm của lớp 11A1, 11A4 nhận thấy:

Số học sinh đạt điểm trung bình giảm xuống, học sinh đạt điểm khá – giỏi tăng lên, chất lượng có tăng lên rõ rệt. Và các em khơng chỉ có điểm số tăng lên mà ý thức của bản thân trong mỗi hành động thường ngày cũng có sự thay đổi nhiều.

Trong quá trình thực nghiệm, việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao được HS tiếp thu rất sơi nổi, hứng thú chủ động nghiên cứu, tìm tịi tìm kiếm lĩnh hội kiến thức mới. Các kiến thức liên hệ thực tiễn đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tịi, sáng tạo của học sinh, gắn việc "học đi đôi với hành". Khi tiến hành thực nghiệm, HS rất tích cực tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất. HS khơng chỉ phát triển kĩ năng tự học, mà cịn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, internet, qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhờ cùng nhau thảo luận, cùng nhau làm việc mà giúp HS phát triển được các NL như NL giao tiếp, giải quyết tình huống, ý thức với tập thể và ý thức với cuộc sống của bản thân. HS được trình bày báo cáo, trao đổi trực tiếp với nhau, tạo thuận lợi để phát triển năng lực giao tiếp, từ đó giúp HS cảm thấy tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, u thích bộ mơn, từ đó góp phần làm tăng độ bền kiến thức cho HS.

PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN I. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI

1. Tính khoa học

Nội dung của đề tài được trình bày khoa học, các luận điểm rõ ràng chính xác, cách lập luận thuyết phục. Hệ thống lí thuyết đúng đắn.

2. Tính mới

Đề tài có những điểm mới sau:

- Sau khi nghiên cứu về lý luận và tiến hành thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy học tác phẩm văn học gắn với giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh THPT, với một tiết học cụ thể là “Dạy văn bản Xuất dương lưu biệt kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh khối 11”: Phát triển khả năng tư duy, khả năng tìm tịi sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn, từ những nội dung văn học hướng đến những phẩm chất, tư tưởng đạo đức cho học sinh. Đã tạo môi trường thuận lợi cho HS rèn luyện và phát triển toàn diện bởi ngoài tiết học HS còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, chủ đề liên quan đến bài học. Bên cạnh đó, qua bài học giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình trước đám đơng, kĩ năng tạo lập văn bản, hướng đến hoàn thiện các kĩ năng Đọc –Viết – Nói – Nghe. Các em nhận thức được những kiến thức Ngữ văn gần gũi với cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, giúp các em ngày càng hoàn thiện nhân cách.

- Thiết kế, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ để kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức HS theo phương pháp đổi mới, hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã tạo cho học sinh nhu cầu nhận thức, ham muốn tìm hiểu, tự lực tham gia các hoạt động học tập, có điều kiện tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình. Giáo viên với vai trị là người tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn, qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học.

3. Tính thực tiễn

Đề tài có thể vận dụng để dạy và học các tác phẩm văn học trong chương trình THPT. Mỗi tác phẩm văn học đều hướng đến giá trị Chân, Thiện, Mĩ, vì vậy dạy học Ngữ văn kết hợp giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh là phù hợp, đúng đắn. Đồng thời nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Sau khi áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, học sinh khơng chỉ có kiến thức văn học, hứng thú với bài học, tác động đến tư tưởng tình cảm, các em có ý thức hơn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong mọi việc tốt hơn. Từ lời nói, cách ứng xử, hành động của các em, đặc biệt là những em cịn chưa ngoan nay đã có sự chuyển biến tích cực.

4.1. Đối với giáo viên

Việc dạy học Ngữ văn khơng chỉ giúp học sinh có những kiến thức đúng đắn về văn học, hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn phải tạo cho học sinh những kỹ năng mềm, phải giáo dục tư tưởng đạo đức , để mỗi học sinh ngày càng hoàn thiện nhân cách, sống có ý nghĩa, trở thành những con người có ích cho xã hội.

4.2. Đối với học sinh

Thơng qua việc nắm vững kiến thức văn bản văn học, những tư tưởng đạo đức mà văn bản mang lại, cần không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức qua những hành động, việc làm cụ thể trong đời sống hằng ngày.

Một phần của tài liệu Tài liệu Dạy văn bản Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khối 11 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)