Phần 2 : THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CUẢ ĐẤT
2.4.1 Thành phần hĩa học và dinh dưỡng trong đất
Pha rắn của đất được hình thành từ các chất vơ cơ, hữu cơ và hữu cơ - vơ cơ. Thành phần hĩa học của đất cĩ sự khác biệt rất rõ với thành phần hĩa học của mẫu chất hay đá hình thành đất.
Ðiểm đặc biệt nhất trong thành phần hĩa học của đất chính là sự tồn tại của các hợp chất hữu cơ cao phân tử đặc trưng của đất - các hợp chất mùn. Ðây là các hợp chất hữu cơ cao phân tử chỉ cĩ ở trong đất cĩ thành phần và cấu trúc rất phức tạp, khơng ổn định theo thời gian.
Trong hầu hết các loại đất thành phần vơ cơ chiếm tới 80 - 90% trọng lượng của đất, trừ trường hợp đất chứa nhiều xác thực vật như than bùn thì tỷ lệ này mới giảm xuống.
Trong thành phần hĩa học của đất người ta tìm thấy hầu hết các nguyên tố hĩa học cĩ trong bảng tuần hồn của Mendeleev. Quá trình nghiên cứu thành phần của các nguyên tố hĩa học riêng biệt trong đất bắt đầu từ cuối thế kỷ 18.
a) Thành phần hĩa học của đất
Hàm lượng tương đối của các nguyên tố hĩa học trong đất và trong vỏ trái đất khá khác nhau và dao động trong một khoảng khá rộng.
Bảng 5: Hàm lượng bình quân (%) của một số nguyên tố hĩa học trong đất và vỏ trái đất (Vinơgratdov, 1949)
Nguyên tố Vỏ trái đất Đất Nguyên tố Vỏ trái đất Đất
O 47,2 49,0 Mg 2,10 0,63 Si 27,6 33,0 C 0,10 2,00 Al 8,8 7,13 S 0,09 0,08 Fe 5,1 3,80 P 0,08 0,08 Ca 3,6 1,37 Cl 0,04 0,01 Na 2,64 0,63 Mn 0,09 0,08
55
Trong thạch quyển, tính theo phần trăm trọng lượng thì oxy chiếm 47,2%; silic - 27,6; nhơm - 8,8 %; sắt - 5,1 %; calci - 3,6 %, natri và kali - 2,6 % mỗi loại, manhê -
2,1%. Tám nguyên tố này chiếm trên 99% thạch quyển.
Trong vỏ trái đất cũng như trong đất cĩ 4 nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn nhất là O, Si, Fe, Al. Các chất vơ cơ của đất cĩ nguồn gốc từ đá nên hàm lượng các nguyên tố hĩa
học tương tự như trong thạch quyển và cĩ những nét chung nhưng đất khác thạch quyển ở chỗ: trong đất hàm lượng cacbon nhiều 20 lần, nitơ hơn 10 lần so với thạch quyển. Chúng được tích lũytrong đất do hoạt động sống của các sinh vật.
Thành phần hĩa học của các loại đất khác nhau cũng khác nhau, chúng phụ thuộc vào thành phần của đá mẹ và các quá trình hình thành đất. Vì chất vơ cơ của đất cĩ nguồn gốc từ đất nên thành phần hĩa học và thành phần khống vật của đất và của đá cĩ liên quan mật thiết với nhau. Ðất được hình thành từ các loại đá khác nhau thì cĩ thành phần hĩa học và thành phần khống vật khác nhau. Mối quan hệ này được biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn đầu của sự hình thành đất, về sau này thành phần hĩa học và
khống vật của đất cịn chịu ảnh hưởng của các quá trình hĩa học, lý học và sinh học diễn ra trong đất. Ví dụ: silic được tích lũy lại trong đất nhờ tính bền vững của thạch anh về mặt lý học và hĩa học; nhơm sắt được tích lũy trong đất nhờ q trình Feralit ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm; các nguyên tố kiềm và kiềm thổ nghèo đi trong đất và làm cho đất chua là do tính dễ hịa tan và bị rửa trơi của chúng.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật sử dụng một số nguyên tố cĩ nguồn gốc từ khơng khí và nước là C, H, O số cịn lại bao gồm N, P, Ca, Mg, S cùng với Fe, Mn, B, Zn, Mo... lấy từ đất nên những nguyên tố này được gọi là các chất dinh dưỡng trong đất. Ðây là cơ sở quan trọng của độ phì nhiêu.