Thành tựu và hạn chế khi thực hiện nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ TĂNG TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 30)

2.4.1 Thành tựu

ỞỞ̉ nước ta, các cơ quan nghiên cứu đã hồn thiện nhiều quy trình, tiến bộ kỹ thuật, cơng nhận hàng chục giống rau, hoa mới, thích hợp cho vụ sớm và trái vụ. Các nghiên cứu về giá thể sản xuất rau, hoa giống theo quy mô công nghiệp không dùng đất, sử dụng bạt che phủ đất và tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cũng đã được thử nghiệm bước đầu cho kết quả tốt. Ngồi ra cịn nhiều nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực giống, bảo vệ thực vật, phân bón, thuỷ lợi, chăn ni bước đầu đã có những kết quả ứng dụng trong sản xuất. Nhiều công nghệ cao (công nghệ

NNCNC của Nhà nước, của các doanh nghiệp trong và ngồi nước đã hình thành và phát triển tại Việt Nam, có thể kể đến như:

Mơ hình ni tơm trong nhà kính:

Là đơn vị tiên phong đưa cơng nghệ cao vào trong ni trồng tơm trong nhà kính, Cơng ty CP Việt Úc chi nhánh tại Bạc Liêu đã đầu tư hơn 180 tỷ đồng cho diện tích 50ha ni tơm. Năm 2017, mơ hình ni tơm trong nhà kính của Cơng ty đạt sản lượng 50 – 70 tấn/ha/vụ tương đương khoảng 300 tấn/ha/năm. Như vậy, so với hình thức ni trồng tơm truyền thống thì mơ hình ni tơm trong nhà kính đã nâng sản lượng lên gấp hơn 10 lần và trở thành một trong những mơ hình ứng dụng nơng nghiệp cơng nghệ cao ở Việt Nam thành cơng nhất hiện nay.

Hình 6: Mơ hình ni tơm trong nhà kính tại Bạc Liêu

(Ảnh: Trung tâm khoa học và Cơng nghệ Bình Phước) Trên thực tế có khá nhiều cách thức

nuôi tôm khác nhau từ nuôi quản canh (3-6 con/m2) hay bán thâm canh (70-100 con/m2). Tuy nhiên mơ hình ni tơm trong nhà kính được gọi là mơ hình siêu thâm canh cho khả năng nuôi tôm với mật độ cao nhất từ 300 đến 500 con/m2.

Theo đó, mơ hình ni tơm siêu thâm canh này sẽ được ứng dụng các công nghệ cao: công nghệ nhà màng Israel, công nghệ vi sinh, cơng nghệ lọc nước (Đức-Mỹ). Chi phí đầu tư cho mơ hình này ngốn khoảng 7 tỷ đồng/ha cao gấp 10 lần so với các hình thức quản canh và bán thâm canh. Tuy nhiên, sản lượng tôm lại lớn hơn 10 lần so với hình thức ni tơm cũ mà giá tơm lại được đảm bảo hơn, ít rủi ro hơn.

Tập đồn TH là một trong số ông lớn tiên phong áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Ngay từ mới thành lập, doanh nghiệp này định hướng xây dựng chuỗi cung ứng hồn chỉnh và lấy cơng nghệ cao làm "chìa khóa vàng" để chinh phục nền nông nghiệp sạch.

Năm 2009, trang trại ni bị và nhà máy chế biến sữa đầu tiên của TH có mặt tại Nghĩa Đàn, Nghệ An. Đây là hệ thống chuỗi sản xuất khép kín từ trang trại đến ly sữa tươi sạch, cung cấp cho người tiêu dùng. Tập đoàn đã đầu tư vùng nguyên liệu riêng rộng 37.000 hecta, đảm bảo cung cấp cho đàn bò nguồn thức ăn đạt chuẩn.

Theo tập đồn, quy trình chăm sóc, kiểm tra sức khỏe và vắt sữa đàn bò 45.000 con được chọn lọc về cả gen, giống để có nguồn sữa đạt tiêu chuẩn. Khâu cuối cùng là hệ thống phân phối rộng khắp với những chuỗi cửa hàng TH True Mart.

Hình 7: Hệ thống rau trong nhà màng của Tập đồn TH

(Ảnh: VnExpress)

Năm 2013, chuỗi cung ứng khép kín này tiếp tục được TH áp dụng khi phát triển mơ hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, với thương hiệu FVF. Trong trang trại rộng 300 ha ở Nghệ An và 200 ha ở Đà Lạt, tập đoàn chủ động từ giống, quy trình canh tác tới chuỗi cửa hàng phân phối tại Nghệ An và các thành phố lớn.

Mơ hình sản xuất rau theo hướng 5 khơng gồm khơng phân bón hóa học, chất kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất diệt cỏ, biến đổi gen và có vùng đệm cho sản xuất. Trang trại tận dụng chất thải trồng trọt và phân động vật làm phân bón, kết hợp canh tác cơ giới để tăng hiệu quả, kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh.

Tháng 12/2015, 37 sản phẩm rau củ từ trang trại FVF được nhận chứng chỉ về canh tác hữu cơ của Mỹ là USDA-NOP và của EU là EC 834/2007 do tổ chức Control Union cấp. Theo đại diện TH, việc áp dụng cơng nghệ cao góp phần tối ưu hiệu quả sản xuất ở quy mô lớn. Năng suất bình quân nhiều loại rau củ quả trong nhà kính (5.000 m2/nhà) đạt mức 25 - 30

tấn/nhà/vụ (khoảng 50 - 60 tấn/ha/vụ, tùy loại củ quả) tăng 3 -5 lần, lợi nhuận tăng hơn 3 lần. Doanh thu từ sản xuất rau sạch công nghệ cao tại FVF hiện nay đạt trên 45 tỷ đồng/năm.

Mơ hình trồng nấm ứng dụng công nghệ cao

Hưởng ứng phong trào nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, ông Tăng Đức ở Đức Trọng – Lâm Đồng đã phát triển trại nấm mỡ để giờ đây có doanh thu triệu đơ, chất lượng được vinh danh số 1 thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Hình 8: Mơ hình trồng nấm ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng

(Ảnh: Trung tâm khoa học và Cơng nghệ Bình Phước) Tổng cộng chi phí cho dây chuyền sản

xuất nấm mỡ của ơng Đức tốn khoảng 1 triệu USD nhưng những máy móc hiện đại mà ơng đưa vào dây chuyền đều nâng mức sản lượng mỗi tháng lên gấp 10 lần. Mỗi tháng dây chuyền của ơng Đức có thể xuất ra 15 tấn nấm mỡ mà vẫn đảm bảo được chất lượng.

Theo GĐ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng: trại nấm mỡ của ơng Đức là một trong những mơ hình ứng dụng nơng nghiệp công nghệ cao hiện đại tiên tiến nhất ở Việt Nam. Sản phẩm từ mơ hình đạt tiêu chuẩn VietGAP đồng thời có thể xuất khẩu qua nhiều nước lớn chính là tín hiệu đáng mừng. Mơ hình này chắc chắn sẽ rất tiềm năng vào những năm tới đây.

Ni bị cơng nghệ 5 sao ở Thanh Hóa

Tháng 4/2021, Vinamilk khánh thành trang trại bò sữa số 1 thuộc tổ hợp 3.000 tỷ đồng ni bị sữa cơng nghệ cao tại huyện n Định, Thanh Hóa.

Nơng trại của Vinamilk đáp ứng thành công 4 triết lý trong ngành cơng nghiệp ni bị sữa, gồm: bò ăn ngon ngủ tốt và sản xuất nhiều sữa; sản xuất nhiều lứa kế tiếp; bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng xung quanh trang trại.

Theo đại diện cơng ty, với hệ thống CowScout, mỗi chú bị sẽ được đeo một chiếc vịng theo dõi có mã số riêng để đánh giá tình hình sức khỏe trong 10 ngày. Tương tự, các chú bê con ngoài sử dụng máy uống sữa tự động, mỗi con được gắn một chiếc thẻ hoặc vịng cổ có mã ID ghi chép thói quen ăn uống, lưu trữ dữ liệu và ngay lập tức báo cáo nếu có điều bất thường.

Hình 9: Trang trại ni bị cơng nghệ 5 sao ở Thanh Hóa

(Ảnh: VnExpress)

"Lần đầu tiên ở Việt Nam có một hệ thống robot vun, đẩy thức ăn tự động, nhờ đó, đàn bị ln bảo đảm có ăn thức ăn tươi, mới, đầy đủ dinh dưỡng bất cứ thời điểm nào trong ngày", lãnh đạo Vinamilk cho hay.

Công việc vắt sữa tại trang trại được thực hiện trên hệ thống tự động hồn tồn khép kín, sữa tươi được chọn lọc và vận chuyển trên đường ống chuyên dụng với nhiệt độ được làm lạnh đến 2-4 độ C. Tổng thời gian từ khi vắt sữa, bảo quản về đến nhà máy chế biến sản xuất đều không quá 24h, đảm bảo chất lượng thơm ngon cho nguồn sữa tươi nguyên liệu, không chất bảo quản.

Doanh nghiệp này cho hay, toàn bộ chất thải được thu gom, xử lý qua nhiều công đoạn, vận chuyển đến các khu vực an tồn và khơng ảnh hưởng đến mơi trường. Phần lớn chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn được tái sử dụng cho các hoạt động của trang trại, giảm tiêu thụ năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác.

Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với tồn bộ bị giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ và New Zealand. Tổng đàn bò cung

tới hơn 120.000 con, với sản lượng khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Từ năm 1997 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đã đạt khoảng 2 tỷ USD (tương đương khoảng 45.520 tỷ đồng). Đến nay, Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đo co nhưng quôc gia yêu câu rât cao vê chât lương trong san phâm dinh dương như Nhât,p̣ Canada, Mỹ, Uc, Thái Lan...tư nhưng nha may san xt sưa đat tiêu chn qc tê.

Mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn”

Mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn” là mơ hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng GAP, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao, được xây dựng theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hầu hết các tỉnh thành Nam bộ từ tháng 3 năm 2011. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất ở những cánh đồng mẫu lớn đã khẳng định những ưu thế vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20 đến 25% so với những diện tích sản xuất nhỏ lẻ.

Tại huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hố, việc tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng cánh đồng mẫu lớn được xem là bước đột phá trong sản xuất nơng nghiệp. Đến nay, tồn huyện đã xây dựng được 36 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao tại 13 xã. Qua đánh giá của UBND huyện, cùng một loại giống, được áp dụng phương pháp “4 cùng”: Cùng giống, cùng thời vụ, cùng biện pháp chăm sóc, cùng được liên kết tiêu thụ trên cơ sở liền vùng, liền thửa, nên quá trình tổ chức sản xuất thuận lợi, giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Năng suất lúa bình quân đạt khoảng 63,3 tạ/ha/năm, cao hơn năng suất bình quân chung của huyện là 1,5 tạ/ha/năm. Bên cạnh đó, do được doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nên hiệu quả kinh tế đạt cao hơn từ 18 - 25 triệu đồng/ha/năm so với diện tích khơng tập trung. Kết quả này tạo tiền đề để người dân thay đổi tư duy, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác.

Tại Việt Nam, những thành tựu từ ứng dụng nông nghiệp cơng nghệ cao vào trong sản xuất đã đóng góp rất lớn tạo những bước đột phá mới về chủng loại, số lượng và chất lượng nơng sản. Những mơ hình thành cơng và có tiềm năng thành cơng đang được tích cực nhân rộng và cải tiến khơng chỉ góp phần tăng chất lượng sản phẩm nơng nghiệp, mà cịn giúp đưa sản phẩm của nước ta đến thị trường thế giới.

2.4.2 Hạn chế

Có thể khẳng định, trong thời gian qua, Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò trong việc tạo lập điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, việc xác định trọng tâm, lộ

trình thực hiện cụ thể, trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh cũng như điều kiện thực tế và định hướng các nguồn lực để thực còn gặp lúng túng, hạn chế, chưa đáp ứng được nhiều kỳ vọng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

Một là, q trình tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp diễn ra cịn chậm. Quy mơ diện

tích bình qn một mảnh ruộng vẫn thấp, chưa đủ lớn để ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại trong nơng nghiệp. Trong thời gian gần đây, đóng góp của đất đai vào tăng trưởng nông nghiệp dường như đã tới hạn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng nơng nghiệp bình qn trên 01 hecta đất của Việt Nam đang giảm dần và thấp hơn các nước trong khu vực. Ruộng đất phân tán, manh mún là cản trở chính cho việc nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trong q trình tái cơ cấu nơng nghiệp. Điều này là do thủ tục hành chính liên quan đến chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất nơng nghiệp cịn phức tạp, nội dung nhiều văn bản pháp luật còn chồng chéo, lạc hậu, mâu thuẫn với nhau. Bên cạnh đó, việc thu hồi, đền bù, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp tại các địa phương cịn có những sai phạm, gây tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Hai là, tiếp cận vốn và tín dụng ưu đãi đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh nơng

nghiệp cơng nghệ cao vẫn gặp khó khăn. Thực tế triển khai trong thời gian qua cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu cho các mơ hình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao địi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Mặc dù các quy định về tiếp cận vốn ưu đãi cho các dự án nông nghiệp cơng nghệ cao đã thơng thống và ưu đãi hơn, song trên thực tế, người đi vay cần đáp ứng được nhiều thủ tục theo yêu cầu của các ngân hàng. Sự ràng buộc chặt chẽ trong điều kiện vay xuất hiện nghịch lý: Người vay (doanh nghiệp, nông dân vay tiền phát triển nông nghiệp công nghệ cao) nếu không vay được ngân hàng sẽ khó có đủ năng lực tài chính để hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi liên kết, từ đó có thể ký hợp đồng ổn định đầu ra cho sản phẩm. Trong khi đó, các ngân hàng lại đặt điều kiện chỉ cho vay khi đã có chuỗi liên kết và đã có đầu ra ổn định. Nghịch lý đó tạo ra “nút thắt”, hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của các chủ thể kinh doanh nơng nghiệp cơng nghệ cao.

Ba là, quy mô và chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao vừa

thiếu, vừa yếu. Hiện nay, nguồn nhân lực có khả năng sử dụng, vận hành thành thạo, làm chủ được các công nghệ cao trong nơng nghiệp rất khan hiếm, có khoảng 46% nguồn nhân lực trong nông nghiệp hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nơng nghiệp nói chung, doanh nghiệp trong nơng nghiệp nói riêng. Điều này cho thấy, hiệu quả một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho nơng nghiệp cịn thấp. Tình trạng đào tạo “cung” chưa khớp với “cầu” còn phổ biến, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề trong nông nghiệp cho lao động nơng thơn với q trình cơ cấu lại ngành và xây dựng nơng thơn mới. Nhiều chương trình đào

với nhu cầu của nông dân hiện nay, chưa quan tâm đến chất lượng và nhu cầu chất lượng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và nhu cầu học nghề của người lao động.

Bốn là, cơ chế quản lý khoa học - cơng nghệ cịn mang nặng tính bao cấp, chưa phát

huy được tính tự chủ, sáng tạo của các cơ sở nghiên cứu. Cơ chế phân bổ đề tài nghiên cứu khoa học ở một số nơi vẫn mang nặng tính bao cấp, xin - cho, phân bổ theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, dẫn đến hiện tượng “cai”, “thầu” các đề tài nghiên cứu, thủ tục xét duyệt kinh phí đề tài cịn phức tạp. Một số hoạt động nghiên cứu còn xa rời thực tiễn, chưa bám sát yêu cầu hoặc chưa giải quyết kịp thời yêu cầu thực tiễn đặt ra. Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học có hiệu quả ứng dụng thực tiễn không cao. Nhà nước trao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học về nơng nghiệp quyền tự chủ về tài chính nhưng cần được tự chủ về nhân sự, tổ chức bộ máy. Bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa được thực hiện nghiêm minh.

Năm là, kết cấu hạ tầng cho nơng nghiệp cơng nghệ cao cịn thiếu và lạc hậu, đặc biệt

là kết cấu hạ tầng vận chuyển, khó bảo quản, cơng nghệ chế biến nơng sản. Sự yếu kém về kết cấu hạ tầng bảo quản và chế biến nơng sản đã làm tăng chi phí, giảm giá trị của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhà nước cũng đã ban hành cơ chế huy động vốn đầu tư của tư

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ TĂNG TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 30)