Trang trại ni bị cơng nghệ 5 sao ở Thanh Hóa

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ TĂNG TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 34 - 48)

(Ảnh: VnExpress)

"Lần đầu tiên ở Việt Nam có một hệ thống robot vun, đẩy thức ăn tự động, nhờ đó, đàn bị ln bảo đảm có ăn thức ăn tươi, mới, đầy đủ dinh dưỡng bất cứ thời điểm nào trong ngày", lãnh đạo Vinamilk cho hay.

Công việc vắt sữa tại trang trại được thực hiện trên hệ thống tự động hoàn tồn khép kín, sữa tươi được chọn lọc và vận chuyển trên đường ống chuyên dụng với nhiệt độ được làm lạnh đến 2-4 độ C. Tổng thời gian từ khi vắt sữa, bảo quản về đến nhà máy chế biến sản xuất đều không quá 24h, đảm bảo chất lượng thơm ngon cho nguồn sữa tươi nguyên liệu, không chất bảo quản.

Doanh nghiệp này cho hay, toàn bộ chất thải được thu gom, xử lý qua nhiều công đoạn, vận chuyển đến các khu vực an tồn và khơng ảnh hưởng đến mơi trường. Phần lớn chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn được tái sử dụng cho các hoạt động của trang trại, giảm tiêu thụ năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác.

Vinamilk hiện có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với tồn bộ bị giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ và New Zealand. Tổng đàn bò cung

tới hơn 120.000 con, với sản lượng khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Từ năm 1997 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đã đạt khoảng 2 tỷ USD (tương đương khoảng 45.520 tỷ đồng). Đến nay, Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đo co nhưng quôc gia yêu câu rât cao vê chât lương trong san phâm dinh dương như Nhât,p̣ Canada, Mỹ, Uc, Thái Lan...tư nhưng nha may san xuât sưa đat tiêu chuân quôc tê.

Mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn”

Mơ hình “Cánh đồng mẫu lớn” là mơ hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng GAP, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao, được xây dựng theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hầu hết các tỉnh thành Nam bộ từ tháng 3 năm 2011. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất ở những cánh đồng mẫu lớn đã khẳng định những ưu thế vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20 đến 25% so với những diện tích sản xuất nhỏ lẻ.

Tại huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hố, việc tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng cánh đồng mẫu lớn được xem là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 36 cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao tại 13 xã. Qua đánh giá của UBND huyện, cùng một loại giống, được áp dụng phương pháp “4 cùng”: Cùng giống, cùng thời vụ, cùng biện pháp chăm sóc, cùng được liên kết tiêu thụ trên cơ sở liền vùng, liền thửa, nên quá trình tổ chức sản xuất thuận lợi, giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Năng suất lúa bình quân đạt khoảng 63,3 tạ/ha/năm, cao hơn năng suất bình quân chung của huyện là 1,5 tạ/ha/năm. Bên cạnh đó, do được doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, nên hiệu quả kinh tế đạt cao hơn từ 18 - 25 triệu đồng/ha/năm so với diện tích khơng tập trung. Kết quả này tạo tiền đề để người dân thay đổi tư duy, tổ chức sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác.

Tại Việt Nam, những thành tựu từ ứng dụng nơng nghiệp cơng nghệ cao vào trong sản xuất đã đóng góp rất lớn tạo những bước đột phá mới về chủng loại, số lượng và chất lượng nơng sản. Những mơ hình thành cơng và có tiềm năng thành cơng đang được tích cực nhân rộng và cải tiến khơng chỉ góp phần tăng chất lượng sản phẩm nơng nghiệp, mà cịn giúp đưa sản phẩm của nước ta đến thị trường thế giới.

2.4.2 Hạn chế

Có thể khẳng định, trong thời gian qua, Nhà nước đã thực hiện tốt vai trò trong việc tạo lập điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng, việc xác định trọng tâm, lộ

trình thực hiện cụ thể, trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh cũng như điều kiện thực tế và định hướng các nguồn lực để thực còn gặp lúng túng, hạn chế, chưa đáp ứng được nhiều kỳ vọng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

Một là, q trình tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp diễn ra cịn chậm. Quy mơ diện

tích bình qn một mảnh ruộng vẫn thấp, chưa đủ lớn để ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại trong nông nghiệp. Trong thời gian gần đây, đóng góp của đất đai vào tăng trưởng nơng nghiệp dường như đã tới hạn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng nơng nghiệp bình qn trên 01 hecta đất của Việt Nam đang giảm dần và thấp hơn các nước trong khu vực. Ruộng đất phân tán, manh mún là cản trở chính cho việc nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trong q trình tái cơ cấu nơng nghiệp. Điều này là do thủ tục hành chính liên quan đến chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất nơng nghiệp cịn phức tạp, nội dung nhiều văn bản pháp luật còn chồng chéo, lạc hậu, mâu thuẫn với nhau. Bên cạnh đó, việc thu hồi, đền bù, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp tại các địa phương cịn có những sai phạm, gây tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Hai là, tiếp cận vốn và tín dụng ưu đãi đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh nông

nghiệp cơng nghệ cao vẫn gặp khó khăn. Thực tế triển khai trong thời gian qua cho thấy, chi phí đầu tư ban đầu cho các mơ hình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao địi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Mặc dù các quy định về tiếp cận vốn ưu đãi cho các dự án nông nghiệp cơng nghệ cao đã thơng thống và ưu đãi hơn, song trên thực tế, người đi vay cần đáp ứng được nhiều thủ tục theo yêu cầu của các ngân hàng. Sự ràng buộc chặt chẽ trong điều kiện vay xuất hiện nghịch lý: Người vay (doanh nghiệp, nông dân vay tiền phát triển nông nghiệp công nghệ cao) nếu không vay được ngân hàng sẽ khó có đủ năng lực tài chính để hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi liên kết, từ đó có thể ký hợp đồng ổn định đầu ra cho sản phẩm. Trong khi đó, các ngân hàng lại đặt điều kiện chỉ cho vay khi đã có chuỗi liên kết và đã có đầu ra ổn định. Nghịch lý đó tạo ra “nút thắt”, hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của các chủ thể kinh doanh nơng nghiệp công nghệ cao.

Ba là, quy mô và chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao vừa

thiếu, vừa yếu. Hiện nay, nguồn nhân lực có khả năng sử dụng, vận hành thành thạo, làm chủ được các công nghệ cao trong nơng nghiệp rất khan hiếm, có khoảng 46% nguồn nhân lực trong nông nghiệp hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nơng nghiệp nói chung, doanh nghiệp trong nơng nghiệp nói riêng. Điều này cho thấy, hiệu quả một số chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho nơng nghiệp cịn thấp. Tình trạng đào tạo “cung” chưa khớp với “cầu” còn phổ biến, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề trong nông nghiệp cho lao động nơng thơn với q trình cơ cấu lại ngành và xây dựng nơng thơn mới. Nhiều chương trình đào

với nhu cầu của nông dân hiện nay, chưa quan tâm đến chất lượng và nhu cầu chất lượng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và nhu cầu học nghề của người lao động.

Bốn là, cơ chế quản lý khoa học - cơng nghệ cịn mang nặng tính bao cấp, chưa phát

huy được tính tự chủ, sáng tạo của các cơ sở nghiên cứu. Cơ chế phân bổ đề tài nghiên cứu khoa học ở một số nơi vẫn mang nặng tính bao cấp, xin - cho, phân bổ theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, dẫn đến hiện tượng “cai”, “thầu” các đề tài nghiên cứu, thủ tục xét duyệt kinh phí đề tài cịn phức tạp. Một số hoạt động nghiên cứu còn xa rời thực tiễn, chưa bám sát yêu cầu hoặc chưa giải quyết kịp thời yêu cầu thực tiễn đặt ra. Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học có hiệu quả ứng dụng thực tiễn không cao. Nhà nước trao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học về nơng nghiệp quyền tự chủ về tài chính nhưng cần được tự chủ về nhân sự, tổ chức bộ máy. Bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa được thực hiện nghiêm minh.

Năm là, kết cấu hạ tầng cho nơng nghiệp cơng nghệ cao cịn thiếu và lạc hậu, đặc biệt

là kết cấu hạ tầng vận chuyển, khó bảo quản, cơng nghệ chế biến nông sản. Sự yếu kém về kết cấu hạ tầng bảo quản và chế biến nơng sản đã làm tăng chi phí, giảm giá trị của nơng sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhà nước cũng đã ban hành cơ chế huy động vốn đầu tư của tư nhân vào xây dựng kết cấu hạ tầng trong nền kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng theo hình thức đối tác công - tư. Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp chưa thu hút được các nhà đầu tư tư nhân do tỷ suất sinh lợi của các dự án kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp thấp, thời gian thu hồi vốn dài.

Sáu là, q trình thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến việc thực thi

pháp luật về thực hiện quy hoạch, về hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ, về sản xuất sản phẩm an tồn, chất lượng. Do đó, chưa tạo được mơi trường cạnh tranh thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao; chưa có cơ chế cụ thể để liên kết bền vững giữa người nông dân (thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã) và doanh nghiệp trên cơ sở vùng sản xuất với thị trường tiêu thụ, sản xuất theo chuỗi giá trị để từ đó phát triển và nhân rộng các mơ hình có hiệu quả.

Hiện nay, một trong những khó khăn lớn đối với nơng nghiệp là người nơng dân rất khó thu thập và phân tích thơng tin về thị trường nơng sản thế giới, trong khi thông tin thị trường thế giới nhiều, đa dạng và thường xuyên biến động. Nhà nước đã có cơ chế hình thành các trung tâm, các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ cung ứng, phân tích thơng tin về thị trường, song hiện nay giá dịch vụ đó khá cao, chất lượng các dịch vụ khơng ổn định,… làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin thị trường của nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường thế giới gay gắt, đầu mối nhập khẩu nơng sản ở nước ngồi bị thao túng bởi các chuỗi phân phối lớn, không dễ tiếp cận,… trong khi năng lực sản xuất nông sản công nghệ cao ở Việt Nam còn nhỏ bé và chưa ổn định.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển nền nơng nghiệp nói chung và nền nơng nghiệp cơng nghệ cao nói riêng

3.1.1 Mục tiêu

Để nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển hiệu quả hơn trong giai đoạn tới, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu đến 2030 là: Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học cơng nghệ và đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống của nông dân. Xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.

Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3,0%/năm; tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6% - 8%/năm. Lĩnh vực nơng nghiệp có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 doanh nghiệp có quy mơ lớn và 6.000 đến 8.000 doanh nghiệp quy mô vừa.

3.1.2 Định hướng

Quy hoạch sử dụng đất: Khai hoang mở thêm đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy

sản đến năm 2020 khoảng 1.1 triệu ha; bao gồm cho trồng lúa 37 ngàn ha, cây hàng năm 60 ngàn ha, cây lâu năm 100 ngàn ha, trồng rừng 930 ngàn ha.

Định hướng cho ngành trồng trọt:

Lúa: Bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3.812 triệu ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 3,2 triệu hà; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng 41 - 43 triệu tấn năm 2020 và 44 triệu tấn năm 2030, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Ngơ: Mở rộng diện tích ngơ bằng tăng diện tích vụ Đơng ở đồng bằng sơng Hồng, tăng diện tích trên đất một vụ lúa ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Ổn định diện tích từ sau năm 2020 khoảng 1,44 triệu ha, tập trung ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ; thâm canh ngô để đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

Sắn: Ổn định diện tích sắn 450 ngàn ha vào năm 2020, sản lượng khoảng 11 triệu tấn để làm nguyên liệu thức ăn chăn ni và nhiên liệu sinh học; sử dụng đất có độ dốc dưới 150, tầng dày trên 35cm chủ yếu ở trung du miền núi phía

Bắc, duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để sản xuất.

Rau các loại: Diện tích đất quy hoạch khoảng 400 ngàn ha, đưa hệ số sử dụng đất lên 2,5 - 3 lần, tăng diện tích rau vụ Đơng và tăng vụ trên đất khác, đảm bảo diện tích gieo trồng đạt 1,2 triệu ha, với sản lượng khoảng 20 triệu tấn, trong đó trung du miền núi phía Bắc 170 ngàn ha, đồng bằng sông Hồng 270 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 120 ngàn ha, Nam Trung Bộ 80 ngàn ha, Tây Nguyên 110 ngàn ha, Đông Nam Bộ 120 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 330 ngàn ha. Sản xuất rau hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng cơng nghệ cao, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ.

Định hướng ngành chăn nuôi

Lợn: Tập trung phát triển đàn lợn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước. Phát triển nuôi lợn chất lượng cao ở một số vùng có lợi thế như đồng bằng sơng Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Đơng Nam Bộ theo hướng sản xuất công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng đàn lợn vào năm 2020 đạt 34 triệu con, sản lượng thịt hơi khoảng 4,8 - 4,9 triệu tấn. Trâu, bò: Phát triển đàn trâu chủ yếu để lấy thịt, số lượng trâu năm 2020 đạt khoảng 3 triệu con, các vùng chăn ni chính là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và duyên hải Bắc Trung Bộ. Phát triển đàn bị thịt có năng suất cao, thịt ngon, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đưa đàn bò năm 2020 đạt khoảng 12 triệu con, với sản lượng thịt hơi khoảng 650 ngàn tấn. Mở rộng vùng chăn ni bị sữa ở ven các đơ thị có điều kiện và một số địa bàn có lợi thế, nâng quy mơ đàn bị sữa năm 2020 lên 500 ngàn con.

Gia cầm: Phát triển gia cầm theo hướng chăn ni tập trung có quy mơ phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; chủ động kiểm soát dịch bệnh hướng tới khống chế được dịch cúm gia cầm. Đàn gia cầm năm 2020 đạt khoảng 360 - 400 triệu con; sản lượng thịt hơi 2 - 2,5 triệu tấn và 14 tỷ quả trứng.

Lâm nghiệp: Bố trí diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 khoảng 16,2 - 16,5 triệu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA kỳ TĂNG TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 34 - 48)