Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGH IN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, bên cạnh đ , kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu được tiến hành theo 3 bước.

Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện theo sơ đồ sau:

H nh 2.1. u tr nh n hiên cứu củ luận văn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Giai đoạn 2

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội

Phân tích dữ liệu và đưa ra các khía cạnh về quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Đánh giá thực trạng quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-

Chi nhánh Bắc Hà Nội

Nghiên cứu lý thuyết Tiến hành điều tra, thu thập tài liệu

Nghiên cứu quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

- Chi nhánh Bắc Hà Nội

Kết luận

Giai đoạn1

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý thuyết

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, các cơng trình nghiên cứu trước đ để nh m tìm hiểu các lý thuyết về quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại và thiết kế bảng câu hỏi điều tra. Nghiên cứu dựa trên nguồn thông tin thứ cấp là bước quan trọng của quá trình nghiên cứu bởi khi tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu trước đ của các tác giả trong và ngoài nước c liên quan đến luận văn, tác giả sẽ c cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu c liên quan đến đề tài của mình làm cơ sở cho việc đưa ra quy trình nghiên cứu chính xác cũng như các câu hỏi điều tra khảo sát. Cũng từ việc tổng hợp những thành tựu nghiên cứu này để tìm ra những lỗ hổng nghiên cứu nh m định hướng cho đề tài nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở đ , tác giả c thể đưa ra được những định hướng nghiên cứu mới hơn.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu cụ thể tại Ngân hàng

Nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cơ sở điều tra các tài liệu sơ cấp và thứ cấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội, để từ đ nhìn nhận các khía cạnh của quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, cũng như đánh giá được thực trạng quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Giai đoạn 3: Đề xuất các giải pháp hồn thiện quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng các khía cạnh quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng và dựa trên những mục tiêu trong thời gian tới của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội, tác giả đề xuất các biện pháp nh m hoàn thiện quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội trong thời gian tới.

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu.

Quá trình thực hiện luận văn được bắt đầu từ những kiến thức tiếp thu từ lớp học của người viết, kết hợp với việc quan sát, thu thập tài liệu, các số liệu cụ thể, tác giả có thể tổng hợp và trình bày lại những nhận định triển khai các hoạt động một cách rõ ràng và có tổ chức. Tác giả tiến hành thu thập số liệu, tài liệu theo hai phương pháp chính như sau:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu hay phương pháp nghiên cứu tại bàn là phương pháp được sử dụng nh m mục đích tổng hợp các thơng tin, số liệu từ các dữ liệu thứ cấp, phục vụ cho cơng trình nghiên cứu.

Trong luận văn của mình, tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau đây:

Tổng hợp và phân tích các bài viết, các báo cáo từ Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí khoa học, Tạp chí Phát triển kinh tế, các bài viết của các chuyên gia trên website của Bộ Tài Chính, Kiểm tốn Việt Nam, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,... về quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng và định hướng phát triển của ngành ngân hàng.

Tìm hiểu hệ thống các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Quy chế... của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ban hành và đang c hiệu lực thi hành, các Quy chế, Quy định, Chỉ thị và Hướng dẫn thực hiện của BIDV ban hành và đang c hiệu lực thi hành.

Thu thập thơng tin, số liệu về hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội: Thông qua các Báo cáo chi tiết của chi nhánh định kỳ và Báo cáo tổng kết, Báo cáo thường niên của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội, các bài viết của Viên nghiên cứu của BIDV.

Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo và kế thừa, ứng dụng một cách hợp lý các báo cáo khoa học, luận án, luận văn của các nghiên cứu trước.

2.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Với phương pháp điều tra bảng hỏi, tác giả tập trung điều tra đánh giá quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội theo hai đối tượng:

Thứ nhất, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các lãnh đạo bộ phận của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để đánh giá và nhìn nhận một số vấn đề về quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội, đặc biệt đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng khía cạnh của quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội. Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục 1.

Nội dung của bảng hỏi đối các lãnh đạo bộ phận của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao gồm các câu hỏi định tính để tìm hiểu về vai trị của quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, cách thức đánh giá thực trạng quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng để từ đ định hướng các các chính sách quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang áp dụng, cũng như những đánh giá và chiến lược phát triển Ngân hàng trong giai đoạn tới, để từ đ tác giả có những định hướng hồn thiện quản trị trí thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Thứ hai, tác giả tiến hành điều tra các cán bộ đang công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội thông qua bảng câu hỏi định lượng để từ đ , đánh giá thực trạng các khía cạnh của quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội. Số phiếu phát ra là 120 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 115 phiếu điều tra. Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục 2.

2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu.

Tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, mơ tả trong q trình nghiên cứu của mình.

Phương pháp phân tích: Tác giả phân chia cái tồn thể của đối tượng nghiên cứu của đề tài thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra những tính chất, thuộc tính của từng yếu tố, từ đ giúp người đọc hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được các chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Theo đ , tác giả đã b c tách đối tượng nghiên cứu của luận văn thành những yếu tố cơ bản nhất (tín dụng, tín dụng ngân hàng, quản lý, quản lý họa động tín dụng, thực trạng hoạt động, giái pháp hoàn thiện...).. B ng cách phân tích các yếu tố này, tác giả có thể hiểu rõ về bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp: Được tác giả sử dụng trong bước tiếp theo của phân tích. Mặc dù phương pháp này ngược với q trình phân tích nhưng lại hỗ trợ cho q trình phân tích, nó tổng hợp để tìm ra cái chung, cái khái quát nhất. Khi tìm hiểu được rõ hoạt động của chi nhánh, các ưu điểm khuyết điểm của hệ thống tín dụng sẽ tìm ra được giải pháp hồn thiện quản lý hoạt động tín dụng của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh: Giúp mô tả, so sánh số liệu, biểu diễn số liệu thành các bảng số liệu tóm tắt. Các số liệu thu thập được ở dạng rời rạc, vì vậy cần phải có những điều chỉnh, biến đổi để đạt được con số cụ thể theo yêu cầu. Sau khi tổng hợp được số liệu theo ngành nghề kinh doanh, theo thời hạn, tác giả sẽ tiến hành so sánh số liệu theo phân loại, giữa các mức thời hạn để thấy được vấn đề tồn tại trong quản lý hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Hà Nội, để rút ra các kết luận và đề ra những giải pháp nh m hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng của chi nhánh.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội:

Ngày 31 10 1963, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV được thành lập với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Sau một thời gian hoạt động, đến năm 1981 n được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thu hút, quản lý, là đại lý thanh tốn, kiểm sốt các cơng trình mà có vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Những nguồn vốn này phục vụ chủ yếu cho đầu tư xây dựng cơ bản cơng trình sử dụng nguồn vốn NSNN.

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam tiếp tục được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đến ngày 15/10/2002, Chi nhánh thành lập từ việc tách khỏi chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch 1 để trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được đặt tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2124 QĐ-TTG về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/04/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã c Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 01/05/2012, Hội đồng Quản trị Ngân hàng BIDV đã ban hành Quyết định số 30 QĐ-HĐQT về việc

thành lập chi nhánh, sở giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi mơ hình hoạt động và Chi nhánh được chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Song song với sự phát triển đất nước, trải qua nhiều lần đổi tên cũng như được bổ sung về chức năng nhiệm vụ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Chi nhánh Bắc Hà Nội là một trong những chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, nó đ ng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Chi nhánh Bắc Hà Nội có trụ sở đặt tại 137A- Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên- Thành phố Hà Nội với tên đầy đủ tiếng Việt là: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội. Tên đầy đủ tiếng Anh là: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam- North Ha Noi Branch.

3.1.2. Mô h nh cơ cấu tổ chức

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng và với các tổ chức phi tài chính khác, cũng như nh m đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đòi hỏi mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh đều phải khơng ngừng hồn thiện mình. Do đ , từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, Chi nhánh Bắc Hà Nội đã khơng ngừng phát triển và hồn thiện về hệ thống và cơ cấu tổ chức của mình. Hiện nay mơ hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội được phân bổ như sau:

Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh được chia thành 05 khối:

Khối quản lý kh ch hàn : Là bộ phận trực tiếp hoạt động kinh doanh,

đầu mối tiếp nhận nhu cầu tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, huy động vốn,... từ khách hàng. Khối quản lý khách hàng tại chi nhánh gồm: 03 phòng Khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân.

Khối quản lý rủi ro: Gồm Phòng quản lý rủi ro với chức năng nhiệm

vụ kiểm soát các rủi ro hoạt động tại chi nhánh về tất cả các mảng hoạt động như: tín dụng, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, kho quỹ, giao dịch, và kiểm tra giám sát nội bộ....

Khối t c n hiệp ồm c c phòn b n:

Phịng quản trị tín dụng: Chức năng kiểm sốt hồ sơ, chứng từ trước khi giải ngân, tác nghiệp tạo lập khoản vay, tài sản bảo đảm trên phân hệ SIBS, lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Phòng Giao dịch khách hàng: Phụ trách tác nghiệp phục vụ nhu cầu thanh toán, ngân quỹ, huy động vốn từ khách hàng.

Khối quản lý nội bộ: gồm các Phòng Kế hoạch tài chính, Tổ chức

hành chính phụ trách các cơng việc theo chức năng nhiệm vụ được phân giao.

Khối trực thuộc: Gồm 04 Phòng giao dịch: Long Biên, Hoàng Mai,

Ngọc Lâm, Ngọc Thụy. Các Phịng ban này được bố trí tại các Phường trên địa bàn Quận Long Biên, Hoàng Mai để phục vụ nhu cầu tiền gửi, thanh tốn của khách hàng và nhu cầu tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh về cơ bản gồm các lĩnh vực như sau:

 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư, thực hiện thu hộ ngân

sách Nhà nước.

 Nghiệp vụ tín dụng: Cung cấp các sản phẩm tín dụng cho vay, mở

L C, chiết khấu, bảo lãnh phục vụ đầu tư phát triển, tài trợ trung dài hạn theo các dự án, tài trợ ngắn hạn các thành phần kinh tế.

 Thực hiện các hoạt động thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.  Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và một số nghiệp vụ khác

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức củ N ân hàn TMCP Đầu tư và Ph t tri n Việt N m – Chi nh nh ắc Hà Nội

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

3.1.3.1. Tình hình hoạt động chung của BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội:

Trong ba năm 2016 – 2018, tập thể CBCNV Chi nhánh ln nỗ lực hồn thành kế hoạch kinh doanh do HSC giao, các chỉ tiêu quy mô, cơ cấu, chất lượng đạt sát định hướng tại Đề án tái cơ cấu Chi nhánh.

Kết quả cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 46)