Đánh giá hoạt động tín dụng của Chi nhánh Sóc Trăng qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh sóc trăng (Trang 61 - 64)

Chương 1 : GIỚI THIỆU

4.1. Hoạt động tín dụng của NHĐT&PT Chi nhánh Sóc Trăng

4.1.3. Đánh giá hoạt động tín dụng của Chi nhánh Sóc Trăng qua các chỉ tiêu

tiêu tài chính:

Bảng 7: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh 3 năm qua (2005 – 2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

1. Tổng tài sản Tr.đ 391006 346932 699334

2. Vốn huy động Tr.đ 240.991 324.495 259.735

3. Doanh số cho vay Tr.đ 264.474 317.018 840.258

4. Doanh số thu nợ Tr.đ 233.624 320.948 477.535 5. Tổng dư nợ Tr.đ 317.816 313.886 676.609 6. Dư nợ bình quân Tr.đ 302.391 315.851 495.248 7. Hệ số thu nợ % 88,34 101,24 56,83 8. Dư nợ / Tổng tài sản % 81,28 90,47 96,75 9. Dư nợ / Vốn huy động lần 1,32 0,97 2,60 10. Vịng Quay vốn tín dụng vịng 0,77 1,02 0,96 11. Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động lần 1,32 0,97 2,60

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn )

4.1.3.1 Hệ số thu nợ:

Kết quả từ bảng trên cho thấy hệ số thu nợ của ngân hàng qua ba năm không ổn định. Năm 2005, hệ số thu nợ của ngân hàng là 88,34%, nghĩa là trong 1 đồng vốn cho vay thì Chi nhánh thu về được khoảng 0,88 đồng. Qua năm 2006, hệ số thu nợ tăng lên đến 101,24%. Đây là kết quả rất khả quan của Chi nhánh đã đạt

được. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì hệ số thu nợ giảm đi rất nhiều so với cùng kì

năm trước, chỉ cịn 56,83%, ngun nhân như đã nói ở trên là do doanh số cho vay

thì lớn nhưng thu nợ lại không được nhiều.

Tuy vậy, chúng ta cũng không thể dựa vào hệ số thu nợ để đáng giá hoạt

động tín dụng của ngân hàng là tốt hay không tốt. Hệ số này chỉ phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng trong tổng doanh số cho vay hàng năm mà thôi. Để đánh giá Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

phải thu. Để hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hơn thì bên cạnh việc gia tăng doanh số cho vay ngân hàng cũng phải tăng cường công tác thu nợ, như vậy đồng vốn của ngân hàng mới đảm bảo được an toàn.

4.1.3.2. Dư nợ trên tổng tài sản:

Từ bảng phân tích trên ta thấy tỷ số này khá cao và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể là, năm 2005 là 81,28% qua năm 2006 là 90,47%,và năm 2007 tăng lên là 96,75%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của tài sản.

Kết quả từ bảng trên cho thấy, trong 100 đồng tài sản thì Chi nhánh có thể cho vay

trên 80 đồng. Như vậy, Chi nhánh đã sử dụng tương đối tốt tài sản của mình. Tuy

vậy, Chi nhánh cũng nên cố gắng hơn nữa trong thời gian tới để cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

4.1.3.3. Dư nợ trên vốn huy động:

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động của ngân

hàng. Tỉ lệ này cao hay thấp đều không tốt, tốt nhất là gần bằng 1. Từ bảng phân

tích ta thấy có sự tăng, giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 tỉ lệ này là 1,32 lần ,nghĩa là cứ trong 1.32 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006, tỉ lệ này giảm còn 0,97 lần gần bằng 1, nghĩa là cứ 0,97 đồng dư nợ thì có 1 đồng

vốn huy động tham gia, điều này chứng tỏ Chi nhánh đã có những biện pháp tích

cực để sử dụng triệt để vốn huy động của mình . Đến năm 2007, tỉ lệ này là 2,6 lần,

nghĩa là cứ 2,6 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, tăng vọt so với

cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng khá lớn trong khi nguồn vốn huy động của chi nhánh lại tăng không kịp để đáp ứng. Do đó, Chi nhánh nên có những hình thức thu hút vốn mới để thu hút tiền nhàn rỗi của dân cư.

4.1.3.4. Vịng quay vốn tín dụng:

Chỉ số này dùng để biết được tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân

hàng trong một kì nhất định, thơng thường là một năm. Chỉ số này càng lớn càng tốt vì nó chứng tỏ cơng tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt. Thông qua kết quả từ bảng 7 ta thấy, năm 2005 chỉ số này là 0,77 vòng, năm 2006 tăng lên là 1,02 vịng vì trong năm Chi nhánh đã thực hiện thu nợ khá tốt, đến năm 2007 giảm còn 0,96 vòng. Kết Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nâng cao hiệu quả hoạt động Chi nhánh cần làm tốt hơn nữa công tác thu nợ. Đối

với những khoản nợ ngắn hạn thì cố gắng đơn đốc thu trong kì, đối với những

khoản vay trung – dài hạn thì Chi nhánh nên tìm hiểu kĩ về mục đích vay vốn của khách hàng để tránh rủi ro phát sinh những khoản nợ khó địi, nợ q hạn.

4.1.3.5. Dư nợ ngắn hạn ( trung – dài hạn) trên tổng dư nợ:

Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời gian. Thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 8: Phân tích dư nợ ngắn hạn (trung – dài hạn) trên tổng dư nợ của Chi nhánh ba năm qua:

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

Tổng dư nợ Triệu đồng 317.816 313.886 676.609

Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 260.860 271.176 621.503

Dư nợ dài hạn Triệu đồng 57.006 42.710 55.106

Dư nợ ngắn hạn / tổng dư nợ % 82,07 86,39 91,86

Dư nợ dài hạn / Tổng dư nợ % 17,93 13,61 8,14

(Nguồn: Phịng Kế hoạch nguồn vốn)

Ta có thể thấy rõ, dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ có xu hướng tăng lên qua ba năm, năm 2005 là 82,07%, năm 2006 là 86,39%, năm 2007 là 91,86%. Trong khi đó thì dư nợ trung – dài hạn trên tổng dư nợ của Chi nhánh lại giảm qua các năm, năm 2005 là 17,93%%, năm 2006 là 13,61%, năm 2007 là 8,14%. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã chú trọng cho vay ngắn hạn nhiều hơn mặc dù lãi suất thấp hơn cho vay trung – dài hạn nhưng lại thu hồi vốn nhanh hơn, ít rủi ro hơn.. Tuy nhiên, vì dư nợ trung – dài hạn thấp nên khi có nhu cầu cho vay dài hạn thì ngân hàng sẽ phải lấy vốn ngắn hạn để cho vay, việc này có thể đem đến lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng lại không phù hợp với nguyên tắc hoạt động của ngân hàng vì nó mang nhiều rủi ro. Vì vậy, Chi nhánh cần có biện pháp điều hịa về thời hạn giữa các món vay cũng như trong lĩnh vực cho vay.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh sóc trăng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)