Quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2025

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Hà Nam (Trang 110 - 134)

TT Đơn vị hành chính Địa điểm (đến cấp xã) Diện tích (ha) Ghi chú Tồn tỉnh 947,9 1 TP.Phủ Lý 23,8

Liêm Tiết 23,8 Đã được phê duyệt

2 H.Duy Tiên 58,0

Mộc Nam 16,0 Bổ sung QH

Đọi Sơn, Châu Sơn, Tiên Phong 42,0 Bổ sung QH

3 H.Thanh Liêm 330,0

Liêm Cần 50,0 Bổ sung QH

Liêm Phong 50,0 Bổ sung QH

Thanh Hương 50,0 Bổ sung QH

Thanh Nguyên 150,0 Bổ sung QH

Liêm Thuận 30,0 Bổ sung QH

4 H.Bình Lục 177,7 An Mỹ 25,5 Đã được phê duyệt Đồng Du 96,2 Đã được phê duyệt Tràng An 56,0 Bổ sung QH 5 H.Lý Nhân 358,4

Nhân Khang 118,4 Đã được phê

duyệt

Nhân Bình 127,5 Đã được phê

duyệt

Xuân Khê 112,5 Đã được phê

duyệt

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất trong khu NNCNC đạt bình quân trên 2,5 tỷ đồng/ha, đến năm 2035 đạt trên 3,5 tỷ đồng/ha; thực hiện có hiệu quả cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa quy mơ tập trung nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn trong nước và quốc tế…

Trên cơ sở các vùng sản xuất tập trung, lựa chọn một số vùng có thể trở thành vùng NNCNC; Nhân rộng các mơ hình NNCNC thành các vùng NNCNC: Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hạt nhân, vùng điểm, khuyến khích các hộ nơng dân tham gia sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Thành lập tổ hợp tác, HTX có quy mơ diện tích từ 3 ha trở lên, mỗi xã có 10 ha trở lên sản xuất nơng nghiệp sạch làm vệ tinh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

Quy mơ diện tích vùng sản xuất nơng nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020 khoảng 1.000 ha, đến năm 2025 nhân rộng ra khoảng 2.000 ha và định hướng đến năm 2035 với tổng diện tích khoảng 3.000 ha. Định hướng phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng CNC tại 2 huyện Bình Lục và Lý Nhân để sản xuất rau, củ, quả sạch và lúa chất lượng cao.

4.3. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Hà Nam

4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

- Hồn thiện đồng bộ hệ thống chính sách tạo hành lang pháp lý phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC;

- Tiếp tục thực thi chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh, tham gia triển lãm hội chợ trong nước, ngoài nước;

- Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp và đóng vai trị chủ thể trong mối liên kết sản xuất sản phẩm

nông sản theo chuỗi, đáp ứng tiêu chuẩn quy chuẩn; đào tạo lực lượng nông dân chuyên nghiệp, đủ điều kiện quản lý những trang trại quy mơ lớn, có thể áp dụng CNC;

- Ban hành các tiêu chí đánh giá NNCNC, hiệu quả của sản phẩm ở phạm vi địa phương;

- Xây dựng chương trình phát triển NNCNC mang tính chiến lược dài hạn gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nước ngoài và các tập đoàn lớn trong nước;

- Chú trọng ban hành và thực hiện những chính sách về đầu tư phát triển CNC để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của cản phẩm.

4.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển NNCNC và đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp

4.3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển NNCNC

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các cấp, các ngành, xác định phát triển NNCNC là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển nông nghiệp tỉnh thời gian tới, giúp ổn định đời sống và sản xuất, nâng cao thu nhập, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển cao, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao và bền vững.

Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Trung tâm khuến nông , và các cơ quan, mặt trận, đoàn thể trong tỉnh, UBND các tỉnh Hà Nam và các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tuyên truyền đến nhân dân việc phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đài truyền hình tỉnh có trách nhiệm xây dựng chuyên trang, chuyên mục về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nội dung Đề án này một cách

phù hợp thông qua lồng ghép với nội dung tuyên truyền các chương trình xây dựng nơng thơn mới, chương trình phát triển nơng nghiệp, nông dân, nông thôn.

4.3.2.2. Đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp.

- Đổi mới cơ chế chính sách nơng nghiệp, tiếp tục thực hiện chuyển đổi hợp tác xã kiểu mới theo luật, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Củng cố hoàn thiện HTX kiểu mới.

- Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mơ phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn.

- Triển khai, hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ vốn kinh doanh, đất đai để khuyến khích phát triển HTX theo quy định của chính phủ.

- Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng phát triển trang trại, gia trại sản xuất quy mô lớn.

- Xây dựng, nhân rộng mơ hình "Liên kết 4 nhà" trong sản xuất nơng nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ cao sản xuất nông sản sạch.

- Phát huy hiệu quả của mô hình sản xuất đa canh trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó chuyển đổi những vùng lúa trũng kém hiệu quả sang sản xuất đa canh, vùng đất màu, đất lúa khó khăn về nước tưới sang trồng cây ăn quả... gắn với ứng dụng kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác quản lý nhà nước của các đơn vị, ban ngành liên quan, có quy hoạch đề án cụ thể đối với từng địa phương để quản lý, phát triển sản xuất đúng hướng.

- Nhân rộng các mơ hình liên kết kinh tế hợp tác giữa hợp tác xã, kinh tế trang trại gắn với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Đổi mới nội dung, cơng trình, phương pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chuyển giao phương thức sản xuất mới cho lao động nông nghiệp nhằm thay đổi phương thức sản xuất theo hướng cơng nghiệp hố.

4.3.3. Nhóm giải pháp về đất đai

- Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để mở rộng diện tích của các khu NNCNC trên địa bàn tỉnh hiện nay.

- Có quy hoạch cụ thể các khu chức năng tại khu NNCNC, trong đó chú trọng đến việc mở rộng diện tích khu nghiên cứu, ứng dung, chuyển giao công nghệ.

- Xây dựng mới các quy họach NNCNC trong địa bàn tỉnh: Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn; Quy hoạch phát triển các sản phẩm NNCNC chủ lực của tỉnh; Quy hoạch cơ sở bảo quản chế biến nông sản tỉnh; Quy hoạch đê điều; Đề án tích tụ ruộng đất cho một hộ hoặc nhóm hộ thực hiện đến năm 2025, định hướng năm 2035… Các quy hoạch mới cần tập trung quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, trong đó, vai trị của các địa phương trong việc đề xuất, lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực dựa trên lợi thế từng vùng là rất cần thiết.

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã và đang được thực hiện: Trên cơ sở các vùng sản xuất tập trung, lựa chọn một số vùng có thể trở thành vùng NNCNC; Nhân rộng các mơ hình NNCNC thành các vùng NNCNC: Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hạt nhân, vùng điểm, khuyến khích các hộ nơng dân tham gia sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị gia tăng trong nơng nghiệp. Thành lập tổ hợp tác, HTX có quy mơ diện tích từ 3 ha trở lên, mỗi xã có 10 ha trở lên sản xuất nông nghiệp sạch làm vệ tinh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

- Định hướng phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng CNC tại 2 huyện Bình Lục và Lý Nhân để sản xuất rau, củ, quả sạch và lúa chất lượng cao năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

4.3.4. Nhóm giải pháp về vốn

4.3.4.1. Huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Khó khăn lớn nhất cho hoạt động đầu tư phát triển NNCNC là vốn đầu tư. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và triển khai cơ chế tín dụng cho đầu tư và phát triển NNCNC.

Để khuyến khích vay vốn để đầu tư phát triển NNCNC, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể về lãi suất, quy mô vốn vay và thời gian cho vay với từng lĩnh vực, dự án.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên thanh tra, giám sát việc cho vay ưu đãi NNCNC trong các khâu của quy trình thẩm định, xét duyêt, thẩm định, phân bổ vốn đầu tư để đảm bảo vốn vay ưu đãi đến đúng đối tượng, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng cho đầu tư phát triển NNCNC trên địa bàn tỉnh.

Ngân hàng có thể cùng hợp tác với doanh nghiệp và hộ gia đình như một đối tác đầu tư, cùng tham gia xây dựng dự án, giúp tháo gỡ kịp thời những khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển NNCNC, đồng thời đảm bảo được khả năng mang lại hiệu quả của Ngân hàng.

Tiếp tục rà sốt, đơn giản hóa thủ tục vay vốn đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư phát triển NNCNC.

4.3.4.2. Huy động nguồn vốn đầu tư của nhân dân, doanh nghiệp và vốn khác * Vốn doanh nghiệp:

Kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rau củ quả, lúa chất lượng cao, lợn, bò sữa, bò thịt…

Cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng trang trại, khu chăn nuôi tập trung, mở rộng quy mô

sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

* Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình:

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng hóa.

Xây dựng chính sách tín dụng nơng nghiệp nơng thơn phù hợp; thu hút các doanh nghiệp lớn trong và ngồi nước đầu tư phát triển NNCNC thơng qua các chính sách ưu đãi cũng như cải thiện mơi trường đầu tư.

4.3.5. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực

4.3.5.1. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ

- Khoa học công nghệ được coi là yêu tố then chốt trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, cần phải có những giải pháp phù hợp để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại (công nghệ sinh học, cơng nghệ tưới, cơ giới hóa…) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp theo quy trình ứng dụng CNC phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng với hiệu quả cao và bền vững.

- Tăng cường sự trợ giúp của các cơ quan khoa học, đặc biệt là các cơng trình, đề tài về ứng dụng giống mới, công nghệ mới trong nông nghiệp, đồng thời tranh thủ tối đa sự trợ giúp của các cơ quan nghiên cứu của tỉnh.

- Xây dựng các mơ hình sản xuất thử, khảo nghiệm trong nông nghiệp. Các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực sản xuất như sau:

* Đối với trồng trọt

Nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp. Ứng dụng quy trình cơ giới hóa đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo trồng chăm sóc, thu hoạch, chế biến); ứng dụng cơng nghệ cao vào trồng trọt và phát triển các vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao.

Tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng và phát triển sản xuất giống. Tăng diện tích sử dụng các loại giống mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, bố trí linh hoạt nhóm giống có năng suất cao và nhớm giống chất lượng cao phù hợp với yêu cầu sản xuất và nhu cầu thị trường nhằm nâng cao giá trị gia tăng.

Đẩy mạnh công tác du nhập, khảo nghiệm các giống mới có năng suất, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn để có cơ sở bổ sung, thay thế các giống đang sản xuất phù hợp với thâm canh tăng vụ.

* Đối với chăn nuôi

Tăng cường công tác giống vật nuôi; tổ chức triển khai các quy định pháp quy về quản lý giống vật nuôi phù hợp với điều kiện chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Đối với giống gia cầm có năng suất cao, ni cơng nghiệp, hướng chính là nhập từ các nguồn cung cấp nước ngồi, các doanh nghiệp sản xuất lớn có uy tín trong nước. Quản lý tốt thức ăn chăn nuôi để tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi sạch, an tồn (đảm bảo tốt đầu ra của nơng sản). Khuyến khích tận dụng sản phẩm của trồng trọt tại địa phương làm thức ăn chăn nuôi.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình thực hành chăn nuôi tốt, chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm và chăn nuôi theo công nghệ cao để sản xuất ra sản phẩm sạch, an tồn. Các cơng nghệ cao, tiên tiến đang được người chăn nuôi nhiều địa phương ứng dụng rộng rãi như chăn ni khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ, sản xuất thức ăn, thuốc

thú y chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại… đã giảm được cơng lao động, giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn, giảm giá thành so với phương thức chăn ni truyền thống.

* Đối với thủy sản

Hồn thiện cơng nghệ ni các đối tượng hiện có tiếp nhận thêm một số giống lồi mới có giá trị kinh tế. Thực hiện công nghệ nuôi mới, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn thân thiện với môi trường; sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước, sử dụng hóa chất thuốc thú y theo quy định, xử lý nước thải theo quy trình sinh học kết hợp với hóa học, lý học; kiểm soát chặt chẽ nguồn nước cấp vào và xả thải; quan trắc môi trường và kiểm soát dịch bệnh từ khâu sản xuất giống thủy sản, nuôi thương phẩm áp dụng bảo quản sau thu hoạch, sơ chế nguyên liệu, đầu tư thiết bị vận chuyển thủy sản tươi sống.

4.3.5.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Muốn phát triển NNCNC, vốn là yếu tố cần thiết và quan trọng. Thế nhưng, hoạt động ấy có hiệu quả hay khơng lại phụ thuộc vào nguồn nhân lực chất lượng. Máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng cần sự điều chỉnh và tác động của con người. Chính vì vậy, để đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn, bên cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội và mơi trường thì nguồn nhân lực chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tiến trình.

- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để phát triển NNCNC phải được tiến hành toàn diện về quy mô, cơ cấu hợp lý, hiệu quả để hình thành đội ngũ cán bộ KH-CN và đội ngũ người lao động nơng nghiệp có kiến thức cả về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất, năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.

- Coi trọng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi mà

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Hà Nam (Trang 110 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)