Nâng cao vị thế, vai trò của cơquan THADS trong công tác thihành án

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 43)

3.2.1 Nâng cao vị thế của Chấp hành viên trong quá trình thi hành án phạt tiền

Để các cơ quan THADS nói chung và các Chấp hành viên nói riêng được thể hiện hết vai trò là người thi hành các Bản án, Quyết định của Tịa án thì cần trao quyền lực mạnh hơn và bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn cho các Chấp hành viên để kịp thời xử lý những hành vi chây ỳ, chống đối thi hành án như: Quyền ra quyết định bắt người, khám xét địa điểm, phương tiện liên quan đến thi hành án.

Bên cạnh đó, phải quy định cụ thể hơn các biện pháp hỗ trợ THADS như các chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm THADS, trên thực tế thi hành án phạt tiền hiện nay các Chấp hành viên chưa thể gây áp lực mạnh cho người phải thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án chây ỳ, chống đối các Chấp hành viên chỉ có nhờ sự giúp đỡ của Cơ quan Cơng an để giải quyết tình hình vì bản thân Chấp hành viên cũng khơng có quyền khác để trấn áp, xử lý tình trạng chống đối của người phải thi hành án.

3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền về pháp luật THADS

Việc người dân chưa hiểu rõ về vai trị và cơng tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng đơi khi sẽ gây rất nhiều khó khăn trong cơng thi hành án. Do đó, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật về thi hành án là một việc đáng được quan tâm và triển khai trên thực tế bằng nhiều cách như:

- Phổ biến và tuyên truyền bằng miệng:

Hình thức tuyên truyền này chủ yếu được thực hiện bởi các Chấp hành viên, cách phổ biến này có nhiều ưu điểm thể hiện ở tính linh hoạt, có thể dễ dàng tiến hành ở bất cứ đâu, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh và số lượng người nghe. Người tuyên truyền sẽ thuận lợi trong việc giải thích, phân tíchcũng như làm sáng tỏ các nội dung cần tuyên truyền và hai bên có thể đối đáp trực tiếp với nhau để đáp ứng yêu cầu của nhau. Qua đó, cần nâng cao khả năng thuyết trình và thuyết phục của các Chấp hành viên và các cán bộ, công chức làm công tác THADS để việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục về pháp luật thi hành án được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

- Phổ biến, tuyên truyên thông qua loa truyền thanh, báo chí:

Để thực hiện được cơng tác này địi sự hỏi phối hợp giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan báo chí, Đài phát thanh tại địa phương nhằm tun truyền thơng qua các hình thức như loa phát thanh. Bên cạnh đó, khuyến khích và động viên các cán bộ, cơng chức làm công tác THADS viết các bài tham luận, chia sẻ về kiến thức pháp luật thi hành án phạt tiền và đăng lên trang thông tin của Cục THADS.

- Phổ biến, tuyên truyền thơng qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thi hành án

những nội dung pháp luật vào cuộc sống là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Thơng qua đó, sẽ tác động trực tiếp đến ý thức pháp lực của người thi, ngoài ra sẽ là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức về pháp luật và phổ biến, giáo dục cho cả người tổ chức cuộc thi và người theo dõi.

3.3 Việc áp dụng hình phạt tiền của Tịa án nhân dân

Như đã đề cập thì hình phạt tiền sẽ đánh trực tiếp vào kinh tế của người bị áp dụng. Cho nên khi áp dụng hình phạt tiền đối với một cá nhân hay pháp nhân cần phải cân nhắc về khả năng tài chính và điều kiện kinh tế của người thực hiện tội phạm.

Đối với cá nhân thực hiện tội phạm khả năng tài chính của cá nhân chính là các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người phạm tội, các giấy tờ chứng minh quyền tài sản của họ mà chứng minh được với các cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng về khả năng thi hành án được nếu bị áp dụng hình phạt tiền. Việc chứng minh khả năng tài chính của cá nhân thực hiện hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan trong q trình thực hiện chính sách quản lý tài sản của công dân của Nhà nước ta.

Đối với pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm thì việc chứng minh khả năng tài chính dễ dàng hơn nhiều so với chủ thể thực hiện tội phạm là cá nhân. Thơng qua tồn bộ hóa đơn chứng từ đầu vào đầu ra, sổ sách kế toán, tài sản của doanh nghiệp, dư nợ chưa thu hồi được... các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chứng mình được điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội.[10]

Ngoài ra, một trong những yếu tố các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải lưu tâm trong quá trình áp dụng hình phạt tiền đó chính là “yếu tố biến động giá cả thị trường”, đây có thể nói là một căn cứ linh hoạt để những người tiến hành tố tụng có thể vận dụng linh hoạt, hợp tình, hợp lý đối với việc ấn định mức hình phạt tiền cụ thể đối với những người phạm tội. Hiện nay, việc áp dụng hình phạt tiền chủ yếu dựa theo quy định của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhưng chưa suy tính đến khả năng có thể thi hành án sau này của người bị áp dụng.

Trên thực tiễn thi hành án phạt tiền tại Quận 2 có nhiều trường hợp khơng thể thi hành án do người phải thi hành án khơng có khả năng thi hành án. Do đó, khi áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung, Tịa án cũng cần xem xét đến khả năng thi hành án của người phạm tội để tránh tình trạng tồn đọng, tăng số lượng các trường hợp khơng có điều kiện thi hành án lên cao gây khó khăn cho cơ quan Thi hành án. Chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung khi có tài liệu chứng minh người phạm tội có khả năng tài chính, đảm bảo thi hành án được.

Vì vậy, để giúp các cơ quan thi hành án có thể thi hành hình phạt tiền dễ dàng hơn thì cần có sự điều chỉnh về việc áp dụng hình phạt tiền củaBLHS hiện hành. Nên điều

phải thi hành án. Việc phạt số tiền quá khả năng của người thi hành án chỉ làm công tác thi hành án phạt tiền tồn động nhiều hơn trên thực tế. Tịa án nhân dân có thể căn cứ vào ngày lương hoặc hoàn cảnh thực tế của đương sự mà đưa ra số tiền phạt hợp lý. Để làm được việc này địi hỏi trong q trình điều tra phải được thực hiện một cách chặt chẽ, Cơ quan điều tra phải tiến hành xác minh nhân thân, khả năng tài chính của đương sự sau đó cung cấp kết quả xác minh cho Tịa án. Dựa vào đó Tịa án nhân dân sẽ đưa ra được một mức phạt hợp lý cho người phải thi hành án cũng như việc thi hành án phạt tiền sau này của cơ quan THADS.

3.4 Công tác phối hợp giữa Thi hành án dân sự với các cơ quan ban ngành

Qua những phân tích bên trên, ta có thể thấy cơ quan THADS ln phải phối hợp với rất nhiều cơ quan ban ngành khác. Điển hình như việc xác minh điều kiện thi hành án, để có được một kết quả xác minh chính xác và tốt nhất, địi hỏi Chấp hành viên phải phối hợp rất nhịp nhàng với các cơ quan khác. Vì cơng tác THADS là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền về tài sản và nhân thân của các bên đương sự, nên cơ quan THADS không thể nào chỉ tự dựa vào bản thân của mình được mà cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban, ngành liên quan trong THADS là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác THADS cũng như thi hành án phạt tiền.

Quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan THADS phải tiến hành nhiều khâu, nhiều thủ tục địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức có liên quan, để nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án phạt tiền. Tuy nhiên, chỉ một trong các khâu trong công tác phối hợp thực hiện chưa đạt yêu cầu, sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ q trình thi hành án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết thi hành án. Vì vậy Chấp hành viên, cơ quan thi hành án cầnsự cần phối hợp cao hơn nữa với các cơ quan hữu quan, các tổ chức đoàn thể trong toàn bộ hệ thống chính trị để cơng tác THADS đem lại hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong THADS, phối hợp có hiệu quả khơng chỉ cho phép cơ quan THADS, Chấp hành viên giải quyết tốt cơng việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình, mà cịn có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, phức tạp vượt ngồi khả năng và thẩm quyền của mình, những vấn đề đột xuất, cấp bách, những trọng tâm, ưu tiên đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực bên ngồi mới có thể giải quyết được một cách có hiệu quả. [7]

Hoạt động của cơ quan THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng phần nào tác động đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thấy được hết trách nhiệm của mình hoặc có nhận biết trách nhiệm nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời các yêu cầu của Chấp hành viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan THADS, dẫn đến một thực tế không thể phủ nhận được là lượng hồ sơ THADS cịn tồn đọng nhiều. Bên cạnh đó, cơng tác phối hợp đã được pháp luật quy định nhưng vẫn chưa được cụ thể và chặt chẽ trong q trình thực hiện có lúc,

có vụ việc vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải quyết việc thi hành án của Chấp hành viên, cơ quan THADS. Khi tổ chức thi hành một Bản án, một Quyết định của Tòa án là cả một quá trình. Cơ quan THADS khơng thể tự mình thực hiện tất cả các cơng việc mà phải cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Liên quan đến quyền sử dụng đất thì cần sự phối hợp với cơ quan quản lý tài nguyên và mối trường, cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; liên quan đến xét miễn, giảm thi hành án thì cần sự phối hợp với Tịa án, Viện Kiểm sát; liên quan đến xử lý tài sản sung công, tiêu hủy vật chứng thì cần sự phối hợp với cơ quan tài chính, cơng an.

Tuy nhiên, thực tiễn cơng tác thi hành án phạt tiền cho thấy, không phải lúc nào và ở đâu, sự phối hợp cũng phát huy tác dụng tích cực, mà có lúc sựphối hợp có cả tác dụng tiêu cực cản trở quá trình thi hành án hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nếu sự phối hợp vượt quá nhu cầu cần thiết, đến mức bị lạm dụng thì sự phối hợp lúc đó sẽ trở nên phản tác dụng, làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành án và trong quản lý THADS, dẫn đến việc hạn chế sự phát triển và hoàn thiện các năng lực quản lý của cơ quan THADS, đó chính là việc đùn đẩy trách nhiệm phối hợp được quy chế hóa một cách quá mức, quá nhấn mạnh nhu cầu phối hợp mà khơng tính đến việc phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể, thì khi đó phối hợp có thể bị lạm dụng, tạo ra sự áp đặt đối với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp.

Tóm lại, để có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành với cơ quan THADS một cách nghiêm túc, chặt chẻ, kịp thời, chính xác và chỉnh chu nhất thì cần ban hành những Quy chế phối hợp quy định, phân định rõ ràng nhất quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan trong việc phối hợp với cơ quan THADS nhằm tránh sự đùn đẩy, chồng chéo gây mất nhiều thời gian và công sức của Chấp hành viên khi cần sự phối hợp giữa các cơ quan. Các ngành liên quan cần tiếp tục quán triệt, thực hiện đầy đủ các nội dung quy chế liên ngành đã ban hành, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành để phối hợp, tổ chức thực hiện tốt, đạt hiệu quả các nội dung quy chế đã đề ra. Cần đẩy nhanh công tác xây dựng thể chế, nhất là các nội dung liên quan đến THADS để đảm bảo thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao tính khả thi của các Bản án, Quyết định. Cần quy định chặt chẽ và có chế tài cụ thể để thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan với Cơ quan THADS.

Bên cạnh đó, mỗi Chấp hành viên cũng cần phải chú trọng việc nâng cao chun mơn, nghiệp vụ, có ký năng xử lý trong những tình huống bất ngờ tránh tình trạng ỷ lại vào các cơ quan ban ngành. Ngoài ra, Chấp hành viên phải biết sử dụng nghệ thuật giao tiếp để thiết lập và duy trì các mối quan hệđi đúng hướng nhằm đạt kết quả cao nhất, phải ln có thái độ giao tiếp hòa nhã, vui vẻ, cởi mở và sẵn sàng hợp tác, còn phải chân thành và tự tin. Mỗi cá nhân phải xây dựng cho mình đức tính tự tin. Chỉ có tự tin thì mới chủ động và mạnh

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

THADS là ngành ra đời sau so với các ngành khác trong hệ thống tư pháp nước ta như Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, vì thế khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm trong việc thực hiện công tác thi hành án. Thông qua Chương 3 tác giả đã nêu lên một số giải pháp đề khắc phục những khó khăn cũng như những hạn chế đang tồn tại trong cơng tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác thi hành án tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện trơn tru các cơng việc đó cần sự quan tâm của các quan ban ngành trong việc phối hợp một cách nhiệt tình và kịp thời với cơ quan THADS. Ngoài ra phải kế đến những cơ quan như Chính phủ, Quốc hội, Bộ tư pháp trong việc hồn thiện các quy định, thể chế về THADS, nâng cao trình độ chun mơn của các cán bộ, cơng chức. Bên cạnh đó, phải ưu tiên hồn thiện LTHADS, thường xuyên xem xét thực tiễn THADS để có hướng sửa đổi và điều chình luật cũng như ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cho công tác THADS.

KẾT LUẬN

THADS là một hoạt động của Nhà nước đang được xã hội hóa, mang tính chất hành chính - tư pháp, là một trong những phương pháp để thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời cũng là biện pháp để đảm bảo nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp chế đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các phán quyết nhân danh cơng lý mà Tịa án và các cơ quan có thẩm quyền đã tun. Thơng qua hoạt động thi hành án, những bản án, quyết định của Tòa án và của cơ quan có thẩm quyền được thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và tổ chức được bảo vệ, công bằng xã hội được bảo đảm.

Phán quyết của Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước sẽ chỉ là quyết định trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế. Hoạt động thi hành án kém hiệu quả sẽ làm vơ hiệu hóa tồn bộ hoạt động của các cơ quan tố tụng ở giai đoạn trước, gây tổn hại đến trật tự, kỷ cương làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, thi hành án nói chung, THADS nói riêng có vai trị rất lớn trong việc góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[11]

Trong những năm qua cơng tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng tại Quận 2 đã đạt được nhiều thành tựu, khẳng định được vai trị và vị trí của mình, khơng ngừng nâng cao chất lượng trong cơng tác thi hành đảm bảo cho công tác thi hành án kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn cịn có những khó khăn, vướng mắt trong cơng tác thi

Một phần của tài liệu Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w