Qua những phân tích bên trên, ta có thể thấy cơ quan THADS luôn phải phối hợp với rất nhiều cơ quan ban ngành khác. Điển hình như việc xác minh điều kiện thi hành án, để có được một kết quả xác minh chính xác và tốt nhất, địi hỏi Chấp hành viên phải phối hợp rất nhịp nhàng với các cơ quan khác. Vì cơng tác THADS là hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền về tài sản và nhân thân của các bên đương sự, nên cơ quan THADS không thể nào chỉ tự dựa vào bản thân của mình được mà cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban, ngành liên quan trong THADS là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác THADS cũng như thi hành án phạt tiền.
Quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan THADS phải tiến hành nhiều khâu, nhiều thủ tục đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức có liên quan, để nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án phạt tiền. Tuy nhiên, chỉ một trong các khâu trong công tác phối hợp thực hiện chưa đạt yêu cầu, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thi hành án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết thi hành án. Vì vậy Chấp hành viên, cơ quan thi hành án cầnsự cần phối hợp cao hơn nữa với các cơ quan hữu quan, các tổ chức đồn thể trong tồn bộ hệ thống chính trị để cơng tác THADS đem lại hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong THADS, phối hợp có hiệu quả khơng chỉ cho phép cơ quan THADS, Chấp hành viên giải quyết tốt cơng việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình, mà cịn có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, phức tạp vượt ngồi khả năng và thẩm quyền của mình, những vấn đề đột xuất, cấp bách, những trọng tâm, ưu tiên đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực bên ngồi mới có thể giải quyết được một cách có hiệu quả. [7]
Hoạt động của cơ quan THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng phần nào tác động đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thấy được hết trách nhiệm của mình hoặc có nhận biết trách nhiệm nhưng khơng thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời các yêu cầu của Chấp hành viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan THADS, dẫn đến một thực tế không thể phủ nhận được là lượng hồ sơ THADS còn tồn đọng nhiều. Bên cạnh đó, cơng tác phối hợp đã được pháp luật quy định nhưng vẫn chưa được cụ thể và chặt chẽ trong q trình thực hiện có lúc,
có vụ việc vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải quyết việc thi hành án của Chấp hành viên, cơ quan THADS. Khi tổ chức thi hành một Bản án, một Quyết định của Tịa án là cả một q trình. Cơ quan THADS khơng thể tự mình thực hiện tất cả các cơng việc mà phải cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Liên quan đến quyền sử dụng đất thì cần sự phối hợp với cơ quan quản lý tài nguyên và mối trường, cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; liên quan đến xét miễn, giảm thi hành án thì cần sự phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát; liên quan đến xử lý tài sản sung cơng, tiêu hủy vật chứng thì cần sự phối hợp với cơ quan tài chính, cơng an.
Tuy nhiên, thực tiễn công tác thi hành án phạt tiền cho thấy, không phải lúc nào và ở đâu, sự phối hợp cũng phát huy tác dụng tích cực, mà có lúc sựphối hợp có cả tác dụng tiêu cực cản trở quá trình thi hành án hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nếu sự phối hợp vượt quá nhu cầu cần thiết, đến mức bị lạm dụng thì sự phối hợp lúc đó sẽ trở nên phản tác dụng, làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành án và trong quản lý THADS, dẫn đến việc hạn chế sự phát triển và hoàn thiện các năng lực quản lý của cơ quan THADS, đó chính là việc đùn đẩy trách nhiệm phối hợp được quy chế hóa một cách quá mức, quá nhấn mạnh nhu cầu phối hợp mà khơng tính đến việc phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể, thì khi đó phối hợp có thể bị lạm dụng, tạo ra sự áp đặt đối với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp.
Tóm lại, để có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành với cơ quan THADS một cách nghiêm túc, chặt chẻ, kịp thời, chính xác và chỉnh chu nhất thì cần ban hành những Quy chế phối hợp quy định, phân định rõ ràng nhất quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan trong việc phối hợp với cơ quan THADS nhằm tránh sự đùn đẩy, chồng chéo gây mất nhiều thời gian và công sức của Chấp hành viên khi cần sự phối hợp giữa các cơ quan. Các ngành liên quan cần tiếp tục quán triệt, thực hiện đầy đủ các nội dung quy chế liên ngành đã ban hành, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành để phối hợp, tổ chức thực hiện tốt, đạt hiệu quả các nội dung quy chế đã đề ra. Cần đẩy nhanh công tác xây dựng thể chế, nhất là các nội dung liên quan đến THADS để đảm bảo thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao tính khả thi của các Bản án, Quyết định. Cần quy định chặt chẽ và có chế tài cụ thể để thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan với Cơ quan THADS.
Bên cạnh đó, mỗi Chấp hành viên cũng cần phải chú trọng việc nâng cao chun mơn, nghiệp vụ, có ký năng xử lý trong những tình huống bất ngờ tránh tình trạng ỷ lại vào các cơ quan ban ngành. Ngoài ra, Chấp hành viên phải biết sử dụng nghệ thuật giao tiếp để thiết lập và duy trì các mối quan hệđi đúng hướng nhằm đạt kết quả cao nhất, phải ln có thái độ giao tiếp hịa nhã, vui vẻ, cởi mở và sẵn sàng hợp tác, còn phải chân thành và tự tin. Mỗi cá nhân phải xây dựng cho mình đức tính tự tin. Chỉ có tự tin thì mới chủ động và mạnh
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
THADS là ngành ra đời sau so với các ngành khác trong hệ thống tư pháp nước ta như Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, vì thế khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm trong việc thực hiện cơng tác thi hành án. Thông qua Chương 3 tác giả đã nêu lên một số giải pháp đề khắc phục những khó khăn cũng như những hạn chế đang tồn tại trong cơng tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng và đưa ra một số kiến nghị sửa đổi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác thi hành án tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Để thực hiện trơn tru các cơng việc đó cần sự quan tâm của các quan ban ngành trong việc phối hợp một cách nhiệt tình và kịp thời với cơ quan THADS. Ngồi ra phải kế đến những cơ quan như Chính phủ, Quốc hội, Bộ tư pháp trong việc hồn thiện các quy định, thể chế về THADS, nâng cao trình độ chun mơn của các cán bộ, cơng chức. Bên cạnh đó, phải ưu tiên hồn thiện LTHADS, thường xun xem xét thực tiễn THADS để có hướng sửa đổi và điều chình luật cũng như ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cho công tác THADS.
KẾT LUẬN
THADS là một hoạt động của Nhà nước đang được xã hội hóa, mang tính chất hành chính - tư pháp, là một trong những phương pháp để thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời cũng là biện pháp để đảm bảo nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp chế đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các phán quyết nhân danh cơng lý mà Tịa án và các cơ quan có thẩm quyền đã tuyên. Thông qua hoạt động thi hành án, những bản án, quyết định của Tịa án và của cơ quan có thẩm quyền được thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và tổ chức được bảo vệ, công bằng xã hội được bảo đảm.
Phán quyết của Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước sẽ chỉ là quyết định trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế. Hoạt động thi hành án kém hiệu quả sẽ làm vơ hiệu hóa tồn bộ hoạt động của các cơ quan tố tụng ở giai đoạn trước, gây tổn hại đến trật tự, kỷ cương làm giảm sút lịng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, thi hành án nói chung, THADS nói riêng có vai trị rất lớn trong việc góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[11]
Trong những năm qua cơng tác THADS nói chung và thi hành án phạt tiền nói riêng tại Quận 2 đã đạt được nhiều thành tựu, khẳng định được vai trị và vị trí của mình, khơng ngừng nâng cao chất lượng trong công tác thi hành đảm bảo cho công tác thi hành án kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn cịn có những khó khăn, vướng mắt trong công tác thi hành án phạt tiền, vẫn cịn tình trạng án tồn động nhiều năm chưa có hướng giải quyết.
Để nâng cao chất lượng trong công tác thi hành án tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu và bước đầu đưa ra một số quan điểm về thực hiện pháp luật THADS và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật THADS, từ đó góp phần đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước trong THADS có hiệu quả và thống nhất. Bên cạnh đó, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án phạt tiền từ thực tiễn Quận 2, đồng thời kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền như Chính phủ, Quốc hội, Bộ tư pháp xem xét sửa điều chỉnh một số điều trong LTHADS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Nguyên Anh (2019) “Nơi chính quyền đỏ mắt tìm dân”, <https://www.tienphong.vn/ban-doc/noi-chinh-quyen-do-mat-tim-dan- 1480102.tpo> , (28/10/2019)
2. Bản án số 57/2016/HSST ngày 21 tháng 07 năm 2016 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bản án số 14/2020/HS-ST ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
4. Bộ Tư Pháp – Bộ Công An (2012) Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT- BTP-BCA về Quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự, ban hành ngày
30/03/2012, Hà Nội
5. Bộ Tư Pháp – Bộ Công An – Bộ Tài Chính (2013) Thơng tư liên tịch số
07/2013/TTLT/BTP-BCA-BTC về Hướng dẫn trình tự, thủ tục, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người được thi hành án dân sự là phạm nhân, ban hành ngày 06/02/2013, Hà Nội
6. Chính phủ (2015) Nghị định 62/2015/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều luật thi hành án dân sự, ban hành ngày 18/7/2015, Hà Nội
7. Lê Thanh Giang (2019) “Một số ý kiến bàn về công tác phối hợp trong thi hành
án dân sự”,
<https://thads.moj.gov.vn/dongthap/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/vie w_detail.aspx?itemid=12>, (18/07/2019)
8. Hồng Thanh Hoa (2019) “Đổi mới thủ tục thơng báo trong thi hành án dân sự”, <https://baophapluat.vn/tu-phap/doi-moi-thu-tuc-thong-bao-trong- thi-hanh-an-dan-su- 463669.html>, (29/7/2019)
9. Phùng Thị Hải Ngọc (2015) Hình Phạt Tiền Trong Luật Hình Sự Việt Nam, Luận án thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10.Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2020) “Một số khó khăn vướng mắt về việc áp dụng hình
phạt tiền trong BLHS”, <
https://vienkiemsathaiphong.gov.vn/vks/132/3105/4272/16266/Kiem-sat-
vien-viet/Mot-so-kho-khan-vuong-mac-ve-viec-ap-dung-hinh-phat-tien-trong- BLHS.aspx>,
(14/04/2020)
11.Trần Mạnh Quân (2013) Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện
nay, Luận án thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
12.Quốc Hội (2014) Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, ban hành ngày 11/12/2014, Hà Nội.
13.Quốc hội (2017) Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, ban hành ngày 20/6/2017, Hà Nội.
14.Nguyễn Trọng Tài (2017) “Bất cập trong công tác xét miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 61 luật thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014)”,
<https://thads.moj.gov.vn/binhdinh/noidung/tintuc/Lists/HoatDongCuaCacCh iCuc/View_Detail.aspx?ItemID=40>, (14/06/2017).
15.Nguyễn Khoa Kiều Tâm (2019) “Những lưu ý khi kiểm sát việc chuyển giao Bản án, Quyết định của Tòa án cho Cơ quan thi hành án dân sự”,
<https://baovephapluat.vn/cai-cach-tu-phap/thuc-tien-kinh-nghiem/nhung- luu-y-khi- kiem-sat-viec-chuyen-giao-ban-an-quyet-dinh-cua-toa-an-cho-co- quan-thi-hanh-an-dan- su-68641.html>, (25/04/2019).
16.Hoàng Thị Thu Trang (2016) “Hoàn thiện quy định về xác minh điều kiện thi hành án dân sự”, < https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/hoan- thien-quy-dinh-phap-luat-ve-xac- minh-dieu-kien-thi-hanh-an-dan-su-6412/>, (2016).
17.Khanh Vũ (2009) “Phân biệt hình phạt chính và hình phạt bổ sung”,
<https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/co-gi-moi-hom-nay/phan-biet-hinh- phat-chinh- va-hinh-phat-bo-sung-196>, (23/03/2019)