Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ kiểm sát viên hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI. (Trang 44 - 48)

nhiệm đầy đủ các chức danh lãnh đạo phòng, lãnh đạo Viện phụ trách phòng, các cán bộ, kiểm sát viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm sát án hình sự.

3.2.6 Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ kiểm sát viên hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao

nhiệm vụ chính trị được giao

Để thực hiện tốt chủ trương cải cách tư pháp, việc cải thiện tốt hơn về cơ sở vật chất, chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp nghề nghiệp đối với cán bộ nói chung và với riêng cán bộ, KSV ngày càng được cải thiện. Đến thời điểm này hầu hết các VKS cấp huyện của tỉnh Đồng Nai đều có trụ sở mới, tất cả các đơn vị đều được trang bị truyền hình trực tuyến, hệ thống máy tính, máy photocoppy, camera, máy ảnh, máy ghi âm đầy đủ, 50% các huyện được trang bị ô tô công.

Mặc dù với sự quan tâm của cấp ủy Đảng địa phương, nhưng so với yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, cũng như đảm bảo với yêu cầu tố tụng được thực hiện theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay, cần có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và hồn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, KSV theo các hướng sau:

- Đầu tư thêm các thiết bị công nghệ, phương tiện kỹ thuật cao như máy tính xách tay, camera, máy ảnh, máy ghi âm để phục vụ cho việc KSV tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, kiểm sát việc hỏi cung bị can, kiểm sát phiên tòa và nhiều hoạt động nghiệp

vụ khác. Tuy nhiên số lượng trang cấp cịn ít, cần cấp cho mỗi KSV một bộ thì khơng chỉ thuận lợi

cho cơng tác của mỗi KSV mà còn gắn được trách nhiệm cá nhân trong việc bảo quản, sử dụng các trang thiết bị đó.

-Đẩy mạnh Đề án về Cơng nghệ thơng tin, theo dõi, quản lý án bằng phần mềm công nghệ, xây dựng kho dữ liệu về các đối tượng phạm tội trong cả nước tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động quản lý, tra cứu của toàn ngành.

- Nghiên cứu, xem xét việc cấp đủ xe ô tô cho VKS cấp huyện để phục vụ tốt hơn cho công tác, đồng thời để vị thế của VKS cấp huyện ngang tầm trong quan hệ với các cơ quan khác.

- Xem xét nâng cao đời sống vật chất, tiền lương, phụ cấp và các chế độ phúc lợi cho đội ngũ cán bộ, KSV nhằm từng bước khắc phục sự bất cập về đời sống của cán bộ ngành kiểm sát với các thành phần xã hội khác trong điều kiện cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay

- Để tăng cường hiệu quả giám sát của các Cơ quan dân cử cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Tăng cường chất lượng đối với hoạt động của HĐND các cấp theo hướng đại biểu hoạt động chuyên trách; nâng cao chất lượng đại biểu, theo đó những đại biểu theo cơ cấu cũng phải đạt tiêu chuẩn về trình độ học vấn và trình độ chun mơn nghiệp vụ nhất định mới được ứng cử làm đại biểu dân cử.

+ Để nhân dân thực hiện được vai trị giám sát, cần mở rộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân để họ nắm vững quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm cơng dân, từ đó mới có thể tham gia tích cực, có hiệu quả vào cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm cũng như kiểm tra, giám sát ADPL trong giải quyết án hình sự của VKSND và các CQTP khác.

+ Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối vói hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND nói riêng.

Tiểu kết chương 3

Từ những thực trạng hoạt động THQCT các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai, tác giả đã đưa ra các nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động này và đề xuất các giải pháp cơ bản, phù hợp với tình hình hiện nay. Trong đó, vấn đề giải pháp nâng cao nghiệp vụ trong THQCT đối với tội giết người có ý nghĩa hết sức quan trọng cũng được tác giả. Đây cũng là giải pháp có thể được thực hiện ngay và có thể đảm bảo tính hiệu quả trong cơng tác trước tình hình cịn khó khăn về nhân lực, về phương tiện, cơng nghệ hay khó khăn đặc thù khi giải quyết các vụ án giết người.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, trước tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn luôn ở mức cao so với các địa phương khác trên cả nước. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án đã có nhiều cố gắng trong cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Hàng năm, Ban nội chính Tỉnh ủy cùng các ngành tố tụng tỉnh Đồng Nai ln có chỉ đạo, kế hoạch, giải pháp để kéo giảm loại án xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người, cụ thể là loại tội phạm giết người. Bên cạnh cơng tác phịng ngừa tội phạm xảy ra trên địa bàn, ngành kiểm sát Đồng Nai cũng luôn tăng cường sự hiệu quả trong thực tiễn thực hành quyền công tố, đảm bảo xử lý người phạm tội kịp thời, đúng người đúng tội, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu, phân tích khái niệm, đặc điểm, thực trạng, quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hành quyền công tố các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của cơng tác này, góp phần vào nhiệm vụ chung là đấu tranh, trấn áp tội phạm, ngăn ngừa, răn đe, trừng trị kẻ phạm tội. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tiếp thu có chọn lọc những kiến thức về tổ chức thực hành quyền cơng tố, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người ở tỉnh Đồng Nai trong những năm gần đây. Đưa ra được những vấn đề lý luận, thực tiễn áp dụng trong hoạt động thực hành quyền công đối với tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian 5 năm vừa qua. Hoạt động thực hành quyền công tố chỉ rõ được những nội dung cơ bản của như: phê chuẩn các quyết định về áp dụng biện pháp ngăn chặn; xem xét tính có căn cứ các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can các vụ án giết người; việc truy tố của VKS theo qua cáo trạng và các hoạt động của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử và sau phiên tòa, thực hiện quyền năng kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát.... Trên cơ sở làm sáng tỏ vấn những vấn đề về lý luận, luận văn đã phân tích đánh giá diễn biến,tình hình tội phạm giết người, thực trạng của hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người, tìm ra những nguyên nhân của kết quả đạt được cũng như nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, qua đó để đề xuất các biện pháp bảo đảm hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án giết người của VKSND.

Mặc dù luận văn chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn, đưa ra các quan điểm giải pháp, nhằm năng cao hiệu quả của hoạt động THQCT đối với tội giết người và còn nhiều hạn chế về cách thức nghiên cứu tổng thể, so sánh tăng giảm, nguyên nhân điều kiện phát sinh tội phạm, so sánh giữa tỉnh Đồng Nai với các địa phương khác. Những nội dung nghiên cứu của luận văn có thể góp phần nâng cao hiệu quả, vai trị VKSND trong hoạt động thực hành quyền cơng tố đối với các vụ án giết người, cũng có thể dùng cho các Kiểm sát viên, phục vụ công tác nghiên cứu hồn thiện kỹ năng kiểm sát của mình. Kết quả nghiên cứu là quá trình phấn đấu, nỗ lực của bản thân tác giả; sự giúp đỡ và tinh thần trách nhiệm của các thầy cơ, các đồng nghiệp, các đồng chí trong ngành tố tụng tỉnh Đồng Nai và các luận điểm, cơ sở lý luận của các học giả, các giáo sư, tiến sỹ có những bài viết lien quan đến luận văn mà tác giả tham khảo, học hỏi. Tuy

nhiên, do điều kiện nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ và khả năng của tác giả nên còn một số thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục nghiên cứu đề tài này trong quá trình nghiên cứu khoa học và thực tiễn công tác.

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI. (Trang 44 - 48)