Khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM và LIÊN MINH CHÂU âu đến XUẤT KHẨU NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Hình b. Trình độ học vấn của lao động tồn ngành Dệt may năm 2019

Nguồn: Tạp chíKH&CN Cơng Thương, số 39-10/2019

Từ bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83% điều này đồng nghĩa việc đa số lao động thiếu những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết cho những công việc trong quá trình sản xuất các sản phẩm may dệt đòi hỏi kỹ năng cao của cách mạng công nghiệp 4.0 như khả năng vận hành máy kỹ thuật số phức tạp do đó lao động phổ thơng chưa qua đào tạo khó có thể đảm nhận được.

Hình c. Thống kê trình độ học vấn nguồn nhân lực dệt may Việt Nam theo từng nhóm ngành

Nguồn: Tạp chíKH&CN Cơng Thương, số 39-10/2019

Từ hình 2.7 cho thấy sự phân bố về trình độ theo từng nhóm ngành có sự chênh lệch, trong đó trình độ lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 81%. Nhóm ngành may mặc dù có giá trị xuất khẩu cao nhất trong toàn bộ các ngành nhưng tỷ lệ phổ thông chưa qua đào tạo lại chiếm đa số. Đây sẽ là rào cản lớn cho mục đích chuyển đổi hình thức gia cơng sang hình thức có lợi nhuận cao hơn như tự thiết kế và gia công sản phẩm xây dựng thương hiệu.

Nhân lực cho chuyên ngành thiết kế thời, thiết kế mẫu sản phẩm, quản lý sản xuất, ... những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm dệt may chưa

được chú trọng. Thiết kế là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị

nhưng chỉ

chiếm 5% nhu cầu đào tạo, tuyển sinh các trường đại học có ngành đào tạo về dệt may.

Ngành dệt may Việt Nam bị mất cân đối trong cơ cấu trình độ lao động, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao đẳng, đào tạo chiếm quá lớn (chiếm 4/5 lực lượng lao động), thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng, có kinh nghiệm về quản lý, kỹ thuật, marketing, bán hàng, kỹ năng thiết kế và phát triển sản phẩm. Trình độ lao động thấp có nguy cơ dẫn đến khả năng tiếp nhận công nghệ sẽ bị hạn chế. Hơn nữa, việc thiếu cơ sở hạ tầng, công tác nghiên cứu và phát triển còn kém, lao động ít được tiếp xúc với công nghệ dẫn đến kỹ năng bị hạn chế. Đây là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ vào sản xuất để đáp ứng các cam kết của Hiệp định EVFTA.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH THƯƠNG mại tự DO VIỆT NAM và LIÊN MINH CHÂU âu đến XUẤT KHẨU NGÀNH dệt MAY VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w