ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU.
3.1. Dự báo thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Liên minh Châu Âu.
Trong thời gian tới, xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang thị trường EU được dự báo vẫn sẽ tiếp tục có những dấu hiệu khả quan nhờ các chính sách trong hiệp định. EVFTA có tác động tích cực đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác phát triển thị trường xuất khẩu.
2020 2021 2022 2023 2024 2025
KNXK tăng thêm
(triệu USD) 157 342 527 711 875 1041
Bảng 3.1. Dự báo kim ngạch xuất khẩu đi EUgiai đoạn 2020 — 2025 Nguồn: Tổng hợp từ Trademap
Theo báo cáo của Báo Đầu tư - Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nếu ngành dệt may phát triển bền vững, bài bản, tận dụng được các cơ hội từ EVFTA mang lại, kim ngạch xuất khẩu có thể lập kỷ lục mới, cán mốc 50 tỷ USD trong tương lai không xa.
Cùng với các phân tích từ các chương trước, trong ngắn hạn Hiệp định EVFTA khó tạo ra một cú hích mạnh mẽ cho ngành dệt may Việt Nam như thời kỳ gia nhập WTO hay ký BTA với Mỹ. Tuy vậy, EVFTA kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích dài hạn cho ngành dệt may Việt Nam trong việc gia tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường EU.
3.2. Chiến lược phát triển đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Liên minhChâu Âu Châu Âu
Để tận dụng được những cơ hội từ hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU nhà nước cùng với các địa phương, doanh nghiệp cần hoạch định rõ chiến lược, giải pháp phát triển, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang EU.
3.2.1. Doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp cần tiếp tục tăng cường nghiên cứu thị trường. Vì EU là một trong những thị trường khó tính với rất nhiều yêu cầu khắt khe đối với các mặt hàng nhập khẩu.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần nghiên cứu cả về thị hiếu của người tiêu dùng bản địa, tập quán thói quen, văn hóa kinh doanh, ...của các nước trong khu vực EU. Như đặc trưng của thị trường dệt may khu vực Bắc Âu là sự thay đổi theo mùa, khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến xu hướng thời trang. Mặc dù thời tiết rất lạnh vào mùa đông và thường kéo dài nhưng người dân Bắc Âu vẫn ưa thích hoạt động ngồi trời. Do đó, họ cần nhiều quần áo mặc ấm, cũng như quần áo cho hoạt động thể thao, vui chơi giải
trí ngồi trời. Đây là lí do mà các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược sản
xuất phù
hợp, hiệu quả cao. Bên cạnh đó, bởi vì đặc điểm của thị trường EU là gồm 27 nước
thành viên với những hệ thống pháp luật, đạo luật bảo vệ người tiêu dùng, bảo
vệ môi
trường khác nhau. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ những vấn đề này nếu khơng nó sẽ
trở thành rào cản lớn đối với hoạt động xuất khẩu của mình.
Thứ hai, các doanh nghiệp dệt may cần phải hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng thơng qua việc thiết lập các mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin như: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, các đại sứ quán Việt Nam trong khu vực EU và các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam,...
Thứ ba, cần xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để có thể tận dụng được những ưu đãi về thuế suất khi EVFTA có hiệu lực. Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc và thị trường thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu do thiếu công nghiệp phụ trợ. Đây cũng là một trong điểm yếu lớn nhất làm giảm sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam so với các doanh nghiệp quốc tế như: Trung Quốc, Ản Độ, Pakistan, ...
Thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần đảm bảo chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng đúng hạn để tạo uy tín cho doanh nghiệp cũng như tạo lòng tin cho khách hàng, giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài. Nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp dệt may cần tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ 4.0 vào sản xuất. Về công nghệ sợi, ứng dụng các thiết bị tự động hóa, tự động đổ sợi. Về công nghệ dệt vải, cần ứng dụng công nghệ sản xuất vải giảm trọng, vải từ sợi biến tính dễ thấm hút mồ hôi, chống khuẩn, chống tia UV, ... Đặc biệt đối với công nghệ may, doanh nghiệp sản xuất cần áp dụng phương thức sản xuất Lean, 5S, TQM, ... tiết kiệm diện tích mặt bằng, nguyên liệu, tối ưu hóa vận hành. Không những vậy, các doanh nghiệp cần tiếp tục áp dụng, thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Thứ năm, cần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là một việc cấp thiết bởi nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp cần có những giải pháp tận dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất như là thúc đẩy lĩnh vực thiết kế phát triển, tăng cường vai trò quản lý của người điều hành doanh nghiệp, đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên, tạo niềm đam mê, yêu thích khi làm việc và cần chú trọng tới công tác tuyển nhân sự. Đặc biệt xây dựng mơ hình doanh nghiệp dệt may loại vừa trong nhà trường, các cơ sở đào tạo nhân lực dệt may. Đây là mơ hình đào tạo gắn với sản xuất có nhiều ưu điểm đối với ngành nghề sử dụng nhiều kỹ thuật như ngành công nghiệp may.
Thứ sáu, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng nâng tầm thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam bằng việc tăng cường các nguồn lực có trình độ cao, áp dụng công nghệ cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu.
Cuối cùng, đẩy mạnh bán hàng, xúc tiến thương mại cũng là việc mà các doanh nghiệp cần thực hiện. Các doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động marketing, quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter, ... hay các tạp chí cả trong nước và trên thế giới. Thay đổi lớn trong thương mại, chuỗi cung ứng, công cụ marketing đối với các sản phẩm xuất khẩu dệt may thông qua các trang thương mại trực tuyến tại thị trường xuất khẩu dệt may như Amazon, Alibaba, Walmart, Lazada... Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể đẩy mạnh tham gia các hội chợ, triển lãm trưng bày sản phẩm nhằm thu hút khách hàng.
3.2.2. Nhà nước:
Những giải pháp và chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng không thể thực hiện và thành cơng nếu khơng có sự góp sức của các cơ quan nhà nước.
Một là, nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang EU.
Hai là, nhà nước cần tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế về các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các nước EU; hỗ trợ các thiết bị công nghệ hiện đại trong khâu kiểm tra chất lượng các nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí lưu kho, giúp giao hàng cho các doanh nghiệp nhanh chóng, đúng thời hạn.
Ba là, hỗ trợ về vốn, lãi suất tín dụng; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại hay phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may cũng là những giải pháp mà nhà nước cần nghĩ tới để tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam sang EU ngày một lớn mạnh hơn.
Bốn là, Chính phủ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như thành lập các Khoa dệt may tại các trường Đại học lớn trong cả nước.
Năm là, Bộ tài chính cần nghiên cứu để các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước sản xuất xuất hàng xuất khẩu không hải nộp thuế VAT nhằm thúc đẩy, khuyến khích sử dụng vải trong nước và hạn chế nhập khẩu vải từ nước ngoài. Ngồi ra, chính phủ cần xem xét điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tập trung đào tạo nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo việc làm cho lao động ở các vùng nông thôn, miền núi.
KẾT LUẬN
Luận án “Tác động của Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và EU đến xuất khẩu dệt may Việt Nam” đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu thông qua việc phân tích, đánh giá và trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.