Quy định về tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp trong Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35 - 48)

Bộ luật hình sự 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015) ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo mơi trường xã hội an tồn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm có 3 phần, 26 chương, 426 điều. So với Bộ luật Hình sự năm 1999 thì Bộ luật này bãi bỏ 03 điều; giữ nguyên 30 điều; sửa đổi, bổ sung 396 điều, với nhiều nội dung được sửa đổi lớn. Bộ luật Hình sự năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ trương cải cách tư pháp của Đảng theo tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền

32

công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Bộ luật Hình sự năm 2015 tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả trong tình hình mới, góp phần khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp hình sự trước đây, tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): “Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chun nghiệp,

cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” và bổ sung thêm tình tiết này đối

với pháp nhân thương mại, cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 3 “Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chun nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại 35 điều luật cụ thể trong phần thứ hai Phần các Tội phạm, cụ thể các Điều: 150, 151, 152, 153,154, 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175, 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 198, 203, 214, 215, 248, 285, 290, 291, 321, 322, 323, 324, 328, 348, 350, 365.

Bên cạnh đó, tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp được tiếp tục quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm b khoản 1 Điều 52 trong Phần thứ nhất của Bộ luật hình sự năm 2015.

1.2.2.1. Tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp là tình tiết định khung hình phạt

Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015, tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại 35 điều luật cụ thể : Điều 150 Tội mua bán người; Điều 151 Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Điều 152 Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi; Điều 153 Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; Điều 154 Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người; Điều 168 Tội cướp tài sản; Điều 169 Tội bắt cóc

33

nhằm chiếm đoạt tài sản; Điều 170 Tội cưỡng đoạt tài sản; Điều 171 Tội cướp giật tài sản; Điều 173 Tội trộm cắp tài sản; Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 175 Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Điều 188 Tội buôn lậu; Điều 190 Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; Điều 191 Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; Điều 192 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 193 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm; Điều 194 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phịng bệnh; Điều 195 Tội sản xuất, bn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; Điều 198 Tội vi phạm về cung ứng điện; Điều 203 Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; Điều 214 Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Điều 215 Tội gian lận bảo hiểm y tế; Điều 248 Tội sản xuất trái phép chất ma tuý; Điều 285 Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Điều 290 Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Điều 291 Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cơng khai hố trái phép thơng tin về tài khoản ngân hàng; Điều 321 Tội đánh bạc; Điều 322 Tội tổ chức đánh bạc; Điều 323 Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; Điều 324 Tội rửa tiền; Điều 328 Tội môi giới mại dâm; Điều 348 Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại việt Nam trái phép; Điều 350 Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; Điều 365 Tội mơi giới hối lộ.

Các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt là những tình tiết mà nhà làm luật dự định nếu có thì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội nguy hiểm hơn nhiều và Toà án phải áp dụng ở khung hình phạt quy định trách nhiệm hình sự cao hơn mà điều luật quy định có tình tiết đó đối với người phạm tội. Ví dụ: Một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn

34

để vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới là thuộc trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự chứ không phải ở khoản 1 Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999. Tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn” trong trường hợp phạm tội cụ thể này đã là dấu hiệu định khung hình phạt, nên khi quyết định hình phạt Tồ án khơng được áp dụng tình tiết này là tình tiết tăng nặng đối với bị cáo nữa.

Các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt thực chất cũng là dấu hiệu cấu thành tội phạm, nhưng nó là dấu hiệu của cấu thành khác loại (cấu thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ). Về cấu thành tội phạm, khoa học luật hình sự chia ra làm ba loại: cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ.

Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành khơng có các tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, về cơ bản đã bao hàm đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm (chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan) mang những dấu hiệu đặc trưng, có thể xảy ra ở mọi trường hợp phạm tội của một loại lỗi, đã thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội. Cấu thành tội phạm cơ bản chứa đựng yếu tố định tội nhằm xác định tội phạm và có thể phân biệt được giữa tội này với tội khác..

Ví dụ: Đối với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm Điều 193 Bộ luật hình sự năm 2015 thì cấu thành tội phạm cơ bản đối với tội này là Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là

lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Cấu thành tăng nặng là cấu thành nếu có một hoặc một số tình tiết khác ngồi những tình tiết đã được quy định trong cấu thành cơ bản và những tình tiết này làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp bình thường khơng có tình tiết này, cấu thành tăng nặng bao giờ cũng có khung hình phạt nặng hơn so với cấu thành cơ bản.

35

Ví dụ: Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự (tội trộm cắp tài sản) là cấu thành cơ bản có khung hình phạt cải tạo giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm và là tội phạm ít nghiêm trọng. Nhưng nếu người phạm tội lại “phạm tội có tính chất chun nghiệp” thì hành vi trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự là cấu thành tăng nặng, có khung hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm và là tội phạm nghiêm trọng.

Cấu thành tội phạm giảm nhẹ: Là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội cơ bản thơng thường, cịn có thêm những yếu tố khác khiến cho tội phạm giảm tính nguy hiểm cho xã hội một cách đáng kể.

Ví dụ: Khoản 2 Điều 108 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội phản bội Tổ quốc mà phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, thay vì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo Nghị quyết số 41/217/QH14 ngày 20-6-2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số 12/2017/QH14 và hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức các cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 tại Điều 3. Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành … “

2.Giao Tòa án nhân dân tối cao thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các quy định về “gây hậu quả nghiêm trọng”,“gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”, “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn”; khi cần thiết, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các điều, khoản, điểm khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

36

3. Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức rà sốt các văn bản có liên quan để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015”

Thực hiện nhiệm vụ của mình và để cụ thể hố các quy định của Bộ luật hình sự, Tồ án nhân dân tối cao đã ban hành một số Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các điều trong Bộ luật hình nói chung và các điều luật có liên quan đến tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp nói riêng, cụ thể:

Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP ngày 24/5/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về áp dụng điều 324 của bộ luật hình sự về tội Rửa tiền, tại khoản 3 Điều 5 quy định:

“Có tính chất chun nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập” .

Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật hình sự, tại khoản 1 Điều 3 Về một số tình tiết định khung hình phạt, quy định :

“Có tính chất chun nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 các điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế từ 05 lần trở

37

lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập”.

So sánh với hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2006 với Nghị quyết số 03/2019 và Nghị quyết số 05/2019, ta thấy điểm giống nhau là người phạm tội phải cùng thực hiện một tội phạm 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích); điểm khác nhau là Nghị quyết số 01/2006 thì người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính cịn theo Nghị quyết số 03/2019 và Nghị quyết số 05/2019 thì chỉ cần người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập là đủ căn cứ để áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp.

Nghị quyết số 01/2006 đã hết hiệu lực thi hành (theo khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản), tuy nhiên việc hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2019 thì chỉ hướng dẫn về tội “Rửa tiền” quy định tại Điều 324 Bộ luật hình sự 2015 và Nghị quyết số 05/2019 thì chỉ hướng dẫn về Điều 214 tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật hình sự 2015; cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn về tình tiết “phạm tội có tính chất chun nghiệp” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 và một số điều luật khác trong Phần các tội phạm.

Theo chúng tơi, tuy cơ quan có thẩm quyền chưa hướng dẫn đầy đủ việc áp dụng pháp luật đối với tất cả các tội có tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp là tình tiết định khung; nhưng hồn tồn có thể vận dụng tinh thần của Nghị quyết 03/2019 và Nghị quyết 05/2019 trong áp dụng các tội khác.

38

1.2.2.2. Tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Tuỳ thuộc vào mỗi tội phạm và chính sách hình sự của Nhà nước trong

việc xử lý từng loại tội phạm, đa số các tội quy định trong Bộ luật hình sự có cấu thành tăng nặng, chỉ có một số tội có cấu thành giảm nhẹ (chủ yếu các tội xâm phạm an ninh quốc gia).

Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đã là yếu tố định tội định khung hình phạt thì khơng được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng khi quyết định hình phạt nữa. So với Bộ luật hình sự năm 1985, thì Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về nguyên tắc này rõ ràng hơn. Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định: "những tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì khơng được coi là tình tiết tăng nặng" nhưng lại khơng quy định ngun tắc này đối với các tình tiết giảm nhẹ, cho nên thực tiễn xét xử đã hiểu và áp dụng khơng thống nhất, có Tồ án vẫn coi là tình tiết giảm nhẹ khi tình tiết đó đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt (giảm nhẹ hai lần). Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 đã dùng hai thuật ngữ khác nhau để quy định về cùng

Một phần của tài liệu Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)