3.2.1 .Thành tựu trong giai đoạn từ năm 1996-2000
3.2.4. Thành tựu trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015
Những kết quả, thành tựu đạt được trong năm 2020 nói riêng và 5 năm qua nói chung có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nhưng quan trọng nhất là có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xử lý kịp thời, có hiệu quả nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.
Dấu ấn lãnh đạo kinh tế của Đảng trong nhiệm kỳ này được thể hiện rõ nét thông qua các cương lĩnh, chiến lược và văn kiện chính thức Đại hội Đảng tồn quốc khóa XII, cũng như một loạt quyết sách quan trọng khác được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành.
Qua đó nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và chủ động hội nhập quốc tế.
Tại những Hội nghị này, người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đều đưa ra những định hướng, và đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quyết tâm phát triển kinh tế cũng được thể hiện qua một loạt các văn bản được Đảng ta ban hành. Ngay trong Nghị quyết của Đại hội XIII đã đặt mục tiêu tổng quát là phải đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, từ đó nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Nghị quyết số 10 tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân – Nghị quyết có thể coi là đột phá trong tư duy, giúp kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, hiệu quả, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
- Nghị quyết số 11 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hồn thiện và định hình rõ nét hơn đường lối phát triển này.
- Nghị quyết số 23 về định hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
- Nghị quyết số 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.
- Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Những nghị quyết này thể hiện sự đột phá về tư duy và tầm nhìn, góp phần khơng nhỏ vào tháo gỡ khó khăn, nút thắt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia và huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Trong các ưu tiên của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được đặt lên là hàng đầu.
Với chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế, thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh cho khởi nghiệp sáng tạo, Chính phủ, và người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác định: Đây là nhiệm vụ trọng tâm để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, hồn thiện các loại thị trường.
Qua đó, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; hình thành hệ thống thể chế có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới và tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, lành mạnh.
Trong 5 năm qua, nhiều "điểm nghẽn" về thể chế đã được Chính phủ phát hiện, xử lý. Nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh được tháo gỡ. Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Trong nhiệm kỳ, cùng với việc Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, Chính phủ đã phát động thành cơng 3 đợt sóng cải cách hành chính lớn. Năm 2016, xố bỏ hàng ngàn giấy phép con.
Năm 2018, cắt giảm, đơn giản hoá hơn 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành. Nhờ những nỗ lực lớn mà chúng ta đã đạt được những kết quả rất nổi bật. Việt Nam tăng 20 bậc về môi trường kinh doanh, tăng 10 bậc về năng lực cạnh tranh theo các bảng xếp hạng toàn cầu.