Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân trung ương - chi nhánh thái bình (Trang 50 - 53)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG – CHI NHÁNH THÁI BÌNH

2.3.2.2.Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng

2.3.2.2.1. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng

Đầu tư tín dụng cịn chậm mở rộng, số lượng khách hàng mới có tăng nhưng khơng nhiều chưa tương xứng với tổng số hộ và doanh nghiệp trên địa bàn, công tác huy động vốn còn thấp chưa thực sự tự lực được nguồn vốn cịn cần sự điều hồ vốn của cấp trên.

Cơ cấu nguồn vốn đã có chuyển dịch nhưng vẫn cịn rất chậm. Tiền gửi của các tổ chức vẫn còn rất ít trong khi tiền gửi của các Quỹ cơ sở còn khá cao, điều này gây ra sự hạn chế trong khả năng độc lập của Chi nhánh.

Hiệu suất sử dụng vốn quá cao, chi nhánh đang cho vay tương đối nhiều so với khả năng của mình. Điều này dễ gây ra rủi ro thanh khoản.

Chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư vẫn còn hạn chế do hoạt động thu thập thơng tin cịn yếu và khơng đa dạng, thông tin về ngành quá thiếu thốn ngay cả nguồn thông tin thu thập từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN cũng rất sơ sài do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên tín dụng tại Chi nhánh Thái Bình cịn thiếu thốn, trình độ chun mơn khơng cao, kinh nghiệm trong cơng tác tín dụng chưa nhiều do vậy trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng cũng còn nhiều thiếu sót, hạn chế.

Việc kiểm tra, phân tích hoạt động các QTD cơ sở, khách hàng sau khi cho vay vốn phải được tiến hành thường xuyên. Nhưng thực tế tại Chi nhánh Thái Bình cơng việc này chưa được tiến hành thường xuyên. Chi nhánh mới chỉ kiểm tra được một số lượng rất nhỏ các QTD cơ sở cũng như khách hàng. Số lần cán bộ tín dụng

Nguyễn Thành Cơng LTĐH8- NHB

đến kiểm tra thực tế tại cơ sở cịn chưa nhiều. Có những dự án thời gian dài, tài sản thế chấp bị giảm giá nhưng Chi nhánh vẫn không tổ chức đánh giá lại. Đồng thời việc kiểm tra của lãnh đạo đối với nhân viên cấp dưới cũng chưa thường xuyên.

Vốn có kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, đây là một nguồn vốn không ổn định, do đó mà việc cấp tín dụng trung, dài hạn cịn hạn chế.

Chi nhánh chưa thực sự mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực, dịch vụ mới, cũng vì nguồn kênh thơng tin khách hàng không đạt chất lượng nên Chi nhánh khơng dám mạo hiểm. Do đó hoạt động dịch vụ của Chi nhánh được đánh giá là chưa phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơng nghệ thơng tin của chi nhánh cịn nhiều hạn chế, thiếu thốn dẫn tới khả năng cạnh tranh trên địa bàn cịn yếu kém.

Có thể thấy những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của Chi nhánh. Vì vậy trong dài hạn để có thể phát triển bền vững thì QTDTW Chi nhánh Thái Bình cần khắc phục kịp thời những yếu điểm trên. Để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của tồn Chi nhánh nói chung.

2.3.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng của chi nhánh

Nguyên nhân bên trong

Một số hoạt động của Chi nhánh còn chưa đúng chế độ, nhiều hồ sơ cho vay, thế chấp, cầm cố tài sản chưa đủ chứng từ pháp lý. Về mặt chủ quan cán bộ tín dụng cịn nể nang mang tính chất thân quen, gia đình, cịn q tin tưởng vào tài sản thế chấp nên coi nhẹ việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố trước khi cho vay.

Như đã phân tích ở trên thì chất lượng kênh thơng tin về khách hàng là chưa cao, đặc biệt là các khách hàng mới đã gây ra khó khăn cho Chi nhánh trong việc ra quyết định cấp tín dụng bao nhiêu là an tồn. Các khách hàng truyền thống thì Chi nhánh có phần lơ là, chủ quan mà quyết định cấp tín dụng khi thơng tin chưa đầy đủ, chưa đủ điều kiện xét duyệt món vay. Như vậy trong điều kiện khơng nắm được

đầy đủ thơng tin chính xác về khách hàng thì rủi ro là điều khó tránh khỏi. Dẫn đến chất lượng tín dụng cũng khơng được đảm bảo.

Dịch vụ của Chi nhánh chưa đa dạng, phong phú, chưa có những sản phẩm dịch vụ riêng biệt để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngồi ra hoạt động Marketing cịn nhiều hạn chế, khơng có nhiều biện pháp tun truyền các dịch vụ của Quỹ tín dụng khiến cho người dân chưa biết được các dịch vụ cũng như tiện ích của nó mang lại.

Chi nhánh chưa có hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã có sự kết hợp với các ngân hàng khác nhưng chưa đạt hiệu quả cao, chưa có sự trao đổi thơng tin khách hàng giữa các TCTD với nhau một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, sự phối hợp về cơng nghệ cịn hạn chế, mang tính manh mún, mạnh ai nấy làm.

Nguyên nhân bên ngoai

Môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới liên tục có nhiều biến động, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp và cả các TCTD như những biến động của tỷ giá, giá xăng dầu,… Mặt khác, môi trường tự nhiên như dịch bệnh, các cơn bão vừa qua… đã gây thất thoát lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này.

Xu thế mở cửa và hội nhập với các nền kinh tế khu vực và trên thế giới ngày càng gia tăng đã trở thành một thách thức lớn đối với cả hệ thống ngân hàng nói chung và của QTDTW Việt Nam nói riêng. Chi nhánh Thái Bình sẽ phải chú trọng hơn nữa trong việc giữ vững được các khách hàng tốt, các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác như quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư…

Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Hệ thống pháp luật ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực nhưng so với yêu cầu của một Nhà nước trong nền kinh tế thị trường vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ đơi khi cịn chồng chéo, mâu thuẫn nhau, gây khó khăn trong q trình vay vốn và phát mại tài sản

Nguyễn Thành Công LTĐH8- NHB

Nhà nước đang từng bước điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phù hợp với sự phát triển của đất nước và phù hợp với xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp cũng ln có những biện pháp để chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất cho phù hợp với chính sách vĩ mơ của Nhà nước. Nhưng đơi khi vẫn không theo kịp được những thay đổi của cơ chế, chính sách nên đã gặp khơng ít khó khăn và kinh doanh thua lỗ hoặc khơng đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn. Do đó, khả năng để mở rộng tín dụng của chi nhánh cũng bị giảm sút.

Các pháp nhân kinh doanh tại Việt Nam được điều tiết bởi các luật khác nhau cho từng loại hình doanh nghiệp. Do vậy, đã tạo ra những khác biệt về chính sách cho từng loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu khác nhau, từ đó khơng thể hiện sự bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng nhân dân trung ương - chi nhánh thái bình (Trang 50 - 53)